Xe tăng Nga xuất hiện ở Donetsk, người dân Ukraine đóng gói hành lý khẩn cấp
Trong lúc xe tăng và các lực lượng quân sự Nga di chuyển rầm rập ở Donbass, người dân các vùng tiền tuyến của Ukraine đã đóng gói sẵn hành lý sẵn sàng sơ tán khẩn cấp.
Một phụ nữ đứng bên ngoài một tòa nhà ở thành phố Avdiivka, miền Đông Ukraine, ngày 21/2.
Chỉ còn lại ít căn hộ trong toà chung cư cao tầng lỗ chỗ đạn pháo của Anna Velichko là phù hợp để ở, sau nhiều năm chiến tranh ở Ukraine. Nơi này có thể bị huỷ hoại hơn nữa nếu chiến tranh xảy ra, với sự can thiệp của Nga.
Người phụ nữ 39 tuổi sống trên tầng 9. Từ căn hộ ọp ẹp trông ra chiến tuyến của cuộc xung đột ở Đông Âu, Velichko có thể thấy quang cảnh rõ ràng của Donetsk và những tay súng thường xuyên bắn vào thị trấn Avdiivka của cô.
“Hiện tại, họ đang nổ súng dữ dội như hồi năm 2015″, Velichko nhắc đến năm thứ hai của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, thời điểm có hàng chục người chết mỗi ngày.
Còn hiện tại, khi xung đột còn ở quy mô nhỏ, con số thương vong chính thức mới là một dân thường và hai binh sĩ Ukraine, được Kiev xác nhận đã thiệt mạng trong tuần qua.
Tôi muốn họ ngồi xuống và đồng ý kết thúc cuộc chiến này”, Velichko bày tỏ mong muốn khi lo ngại nguy cơ chiến tranh xảy ra đang tăng lên từng ngày, nếu không muốn nói là từng giờ.
Một phụ nữ đứng bên ngoài một tòa nhà ở thành phố Avdiivka, miền đông Ukraine, ngày 21/2.
Ngày 22/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Putin đã công nhận hai nước Cộng hoà tự xưng Donetsk và Luhansk ở Đông Ukraine là hai thực thể độc lập. Tiếp đó, Quốc hội Nga cùng ngày đã bỏ phiếu ủng hộ các thoả thuận làm nền tảng hợp tác chính trị và hỗ trợ quân sự của Nga cho hai khu vực đòi độc lập ở Donbass.
Câu hỏi quan trọng chưa được trả lời lúc này là liệu sự công nhận của Tổng thống Putin chỉ mở rộng đến các khu vực do lực lượng đòi độc lập đang nắm giữ hay các khu vực hành chính rộng hơn từ trước chiến tranh của Donetsk và Luhansk, bao gồm cả những vùng đất do Kiev kiểm soát.
Phe đòi độc lập hiện chỉ kiểm soát các phần phía đông của Donetsk và Luhansk, nơi họ đã lập ra “các nước cộng hòa nhân dân” vào năm 2014. Các dấu hiệu ban đầu từ Moskva cho thấy đây là khu vực mà Tổng thống Putin đã đề cập đến trong sắc lệnh công nhận của mình.
Video đang HOT
Nhưng nếu Điện Kremlin công nhận toàn bộ khu vực [Donetsk và Luhansk] là thực thể độc lập thì điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đụng độ trực tiếp giữa quân đội Nga và Ukraine dọc theo chiến tuyến hiện tại, bao gồm các thị trấn như Avdiivka.
Một quân nhân Ukraine gác trên chiến tuyến gần làng Travneve, vùng Donetsk của Ukraine ngày 21/2. Ảnh: AFP
Lúc này, cư dân địa phương đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.
Bà Tetyana Polishchuk, một người về hưu, đã trụ vững trong ngôi nhà của mình qua những tháng chiến tranh khốc liệt nhất. Nhưng bây giờ bà đã đóng gói sẵn túi sơ tán khẩn cấp, sẵn sàng rời đi bất cứ lúc nào.
“Họ đã bắt đầu nổ súng nhiều hơn”, người phụ nữ 67 tuổi nói. “Vì nguy cơ Nga xâm lược, tôi đã đóng gói đồ đạc của mình. Tôi đặt chúng ngay bên cửa, để sẵn sàng”.
Tuy nhiên, những người khác nói rằng quyết định công nhận chính thức của Tổng thống Putin với hai nước cộng hoà tự xưng chỉ đơn giản là xác nhận điều đã xảy ra trên thực tế.
Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 trong một động thái chưa bao giờ được phương Tây công nhận. Ngay sau đó, lực lượng đòi độc lập được Nga hậu thuẫn đã tuyên bố thành lập “nước cộng hoà nhân dân” tự xưng được gọi tắt là là LPR và DPR ở Luhansk và Donetsk.
Một xe tăng chạy dọc phố ở Donetsk sau khi Tổng thống Putin ra lệnh triển khai lực lượng Nga tới đông Ukraine. Ảnh: D.M
Yevgen Vasylenko, một công dân Ukraine 30 tuổi, cho biết anh lo lắng về cuộc giao tranh hơn là người nào đang kiểm soát chính thức các khu vực đã trượt khỏi tay chính phủ vào 8 năm trước.
“Tôi không muốn nhớ lại những gì đã xảy ra trong năm 2014, 2015 và 2016. Đó không phải là khoảng thời gian dễ chịu gì”, Vasylenko nói.
Một phụ nữ cao tuổi đứng trên con phố ở Avdiivka, miền Đông Ukraine, ngày 21/2/2022. Ảnh: AFP
Một cư dân khác là Yevgen Tsyganok cũng lo lắng hơn cho an toàn cá nhân của mình. “Có khi một quả đạn pháo lớn hoặc thứ gì đó tương tự bắn ra, và bạn cảm nhận được bằng cả cơ thể mình”, thanh niên 27 tuổi cho biết. “Nhưng chúng tôi không thể bỏ chạy khỏi đây vì bố mẹ tôi đang ở bên kia, ở Donetsk. Họ không thể đi đâu và tôi cảm thấy mình cũng không thể. Đây là đất đai của chúng tôi”, Tsyganok nói.
Căng thẳng ở Đông Ukraine đã leo thang trong những ngày gần đây khi từ ngày 17/2, hai bên xung đột gồm quân đội chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập đã vi phạm lệnh ngừng bắn, nổ súng về phía sau. Từ ngày 18/2, hàng nghìn thường dân ở khu vực Donbass, đông nam Ukraine, đã sơ tán sang vùng Rostov, miền nam Nga để tránh bạo lực leo thang.
Ngày 21/2 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận hai nước Cộng hoà Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine. Và chỉ vài giờ sau đó, Nga đã điều binh sĩ và triển khai các phương tiện quân sự đến khu vực Donbass, miền Đông Ukraine. Moskva gọi đây là lực lượng “gìn giữ hoà bình”.
Ngày 21/2 (giờ địa phương), Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại trước quyết định của Nga công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine. Người đứng đầu Liên hợp quốc cũng kêu gọi các bên tìm kiếm giải pháp hòa bình cho xung đột ở miền đông Ukraine, phù hợp với Thỏa thuận Minsk, theo tinh thần Nghị quyết số 2202 (năm 2015) của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Đạn pháo Ukraine dội sang Nga, Duma tuyên bố bảo vệ 'đồng bào' Donbass gặp nguy hiểm
Chủ tịch Hạ viện Nga tuyên bố Moskva sẽ bảo vệ "các đồng bào" ở Donbass nếu họ gặp nguy hiểm trong khi đạn pháo từ lực lượng Kiev đã nổ cả trên lãnh thổ Nga.
Nhân viên điều tra tại hiện trường đạn pháo Ukraine bắn sang vùng Rostov, Nga. Ảnh: Sputnik
Một quả đạn pháo có thể đã phát nổ trên địa phận huyện Tarasovsky, vùng Rostov của Nga, cách biên giới với Ukraine chừng một kilomet.
Đài Sputnik dẫn một nguồn tin từ lực lượng thực thi pháp luật nói: "Vụ nổ xảy ra lúc 4:00 sáng (ngày 19/2 giờ địa phương) cách một hộ gia đình ở làng Mityakinskaya 300 mét".
Người tin nói thêm rằng vụ nổ không gây thương tích và không có thiệt hại về vật chất. Các nhân viên thực thi pháp luật địa phương đang làm việc tại hiện trường vụ việc.
Hiện trường nghi đạn pháo rơi xuống ngôi làng ở Rostov, Nga. Ảnh: Sputnik
Mảnh vỡ nghi là vỏ đạn pháo bắn từ Ukraine sang Vùng Rostov, Nga. Ảnh: Sputnik
Cùng ngày 19/2, theo hãng tin TASS, Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin tuyên bố trên Telegram rằng Nga sẵn sàng bảo vệ thường dân tại các nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) nếu tính mạng của họ gặp nguy hiểm.
"Nga không muốn chiến tranh. Tổng thống Vladimir Putin của chúng tôi đã nhiều lần nói điều này trước đó và đang nói điều này những ngày gần đây", ông Volodin viết. "Nếu nguy hiểm xảy ra với cuộc sống của người Nga và đồng bào sống ở DPR và LPR, đất nước chúng tôi sẽ bảo vệ họ."
Trước đó, Thống đốc Vùng Rostov, Vasily Golubev đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đề nghị sự giúp đỡ của liên bang. Ông Vasily Golubev cho biết: "Trước xu hướng ngày càng tăng số lượng người sơ tán [từ Đông Ukraine] mới đến, chúng tôi cho rằng việc đưa ra tình trạng khẩn cấp là phù hợp".
Theo Hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti, những người đi qua các trạm kiểm soát để vào Nga được hỗ trợ về y tế và tâm lý. Tổng thống Vladimir Putin cũng ra lệnh hỗ trợ cho những người sơ tán từ Đông Ukraine đến Nga 10.000 ruble (khoảng 100 euro) mỗi người. Ông Putin đã điều quyền Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Nga đến khu vực.
Trước đó, tình hình trên đường ranh giới liên lạc giữa Ukraine với DPR và LPR đã xấu đi nhiều trong những ngày qua, với việc quân đội Ukraine mở cuộc tấn công nhằm vào các nước cộng hòa tự xưng, DPR và LPR đã tuyên bố sơ tán công dân sang vùng Rostov, Nga. Theo thỏa thuận với các cơ quan chức năng của Nga, địa điểm đón tiếp và ăn ở đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Ước tính có khoảng 25.000 cư dân của Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng và 6.600 người, trong đó có gần 2.500 trẻ em từ Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng đã vượt biên giới tới Nga tính đến sáng 19/2.
Hố đạn pháo rơi gần một trường học ở Vrubivka, Luhansk, miền Đông Ukraine ngày 17/2/2022.
Trong một diễn biến nổi bật khác, người đứng đầu DPR Denis Pushilin cho biết ông đã ký sắc lệnh tổng động viên tại nước cộng hòa này khi Ukraine tiến hành các cuộc pháo kích quy mô lớn vào Donbass bằng súng cối, súng phóng lựu và hệ thống tên lửa chống tăng.
Phát biểu với báo giới hôm 18/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc lại tầm quan trọng của việc Kiev phải ngồi lại đàm phán với lực lượng đòi độc lập ở Donbass, đồng thời nói thêm rằng Thỏa thuận Minsk là cách duy nhất để khôi phục hòa bình và giảm căng thẳng trong khu vực.
Căng thẳng ở Donbass leo thang sau nhiều tháng các quan chức và truyền thông phương Tây tuyên bố rằng Nga đang chuẩn bị "xâm lược" Ukraine. Moskva kiên quyết phủ nhận họ có bất kỳ kế hoạch tấn công Ukraine nào và ngay cả bản thân Kiev cũng cho rằng lực lượng Nga triển khai gần biên giới của họ không đủ để gây ra mối đe dọa đối với họ.
Tổng thư ký LHQ phản đối Nga công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở Ukraine Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã chỉ trích Nga công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine, coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Ukraine. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: Xinhua "Tổng thư ký Liên hợp quốc xem quyết định của Liên bang Nga là vi phạm thống nhất...