Xe ôm Hà thành và những “luật ngầm” giành lãnh địa Kỳ 1
Có một quy luật bất thành văn là xe ôm tuyệt đối không xâm phạm “bờ cõi” của nhau, nếu xâm phạm chắc chắn sẽ dẫn đến đổ máu.
Người ta vẫn gọi nghề xe ôm là nghề “đánh bóng mặt đường”
Để tìm hiểu rõ những “quy luật ngầm” của thế giới hành nghề xe ôm, tôi mạnh dạn lấy xe máy, sắm thêm chiếc mũ bảo hiểm lân la bước vào nghề.
Đi trên chiếc xe Dream đời đầu cũ kỹ, lượn lờ vài vòng quanh bến xe, tôi quyết định chọn chỗ đứng gần một bác xe ôm trông đã có tuổi với mái tóc bạc và bộ râu quai nón mọc tua tủa. Tưởng rằng không ai để ý, nào ngờ lúc dựng được chân chống giữa của xe, vừa ngước lên, mấy cặp mắt của các xế ôm quanh đó đều hướng chằm chằm vào khiến tôi có cảm giác như mình là một sinh vật kỳ lạ vừa xuất hiện.
10 phút rồi nửa tiếng trôi qua, khách ra vào bến xe tấp nập, vì mới đến nên tôi chỉ đứng yên một chỗ để quan sát trong khi các xế ôm liên tục ra mời chào những vị khách đang xách hành lý từ trên xe bước xuống. Còn đang mải ngắm nghía thì bất ngờ có một khách nữ chạy tới “Anh ơi đi ra đường Lạc Long Quân bao nhiêu tiền”, “à…về đó 40.000 đồng”, tôi hơi ngượng nghịu đáp.
Để ra nhập đội quân xe ôm cần phải biết “luật” nếu không sẽ phải nhận những hậu quả đáng tiếc
Video đang HOT
Vị khách nữ chưa kịp trả giá thì tôi đã bị một cái tát như trời giáng vào mặt đến nẩy đom đóm mắt khiến tối ngã lăn quay xuống đường, cùng với đó là một giọng quát lớn: “Thằng ôn con này ở đâu tới, cút”. Nhìn lên là một gã chừng hơn 30 tuổi, đen thùi lùi đang long sòng sọc, hai mắt nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống. “Em xin lỗi… em mới đến, em không có ý giành khách…”, tôi nói để làm lành.
Gã thanh niên tiếp tục: “Mày ở đâu mò tới đây, không biến nhanh bố đấm cho vỡ mặt bây giờ”. Thấy sự việc như vậy, bác xe ôm già ở kế bên chạy tới đỡ tôi lên, nói với gã thanh niên: “Nó mới đến chưa hiểu luật, tha cho nó đi, để rồi tao bảo nó cho”. Gã thanh niên cũng lừ lừ bỏ đi và không quên để lại cho tôi một ánh mắt đầy đe nẹt. Vị khách nữ vì sợ hãi cũng chạy biến từ lúc nào không hay.
Qua trò chuyện, bác xe ôm đỡ tôi tên Tuyến, quê ở Nam Định lên Hà Nội hành nghề xe ôm đã hơn 10 năm, dù không phải dạng “trùm” ở khu vực bến xe này nhưng do đã có thâm niên trong nghề nên lời nói của bác cũng khiến nhiều tài xế xe ôm khác kính nể.
“Nhìn mày chắc vừa từ quê mò lên đây hả, muốn vào đây làm thì cũng phải chào hỏi, xin phép đàng hoàng chứ không bừa như thế được đâu”, bác Tuyến nói, tôi gật đầu nghe theo.
Ông xe ôm già bảo rằng, xe ôm cũng có luật riêng, mỗi xe ôm có “địa bàn” hoạt động riêng, có một quy luật bất thành văn đó là xe ôm tuyệt đối không xâm phạm “bờ cõi” của nhau, nếu xâm phạm chắc chắn sẽ dẫn đến đổ máu.
Đã đậu xe ở điểm nào chỉ được đón khách ở điểm đó. Ngay như ở bến xe Mỹ Đình có cổng trước cổng sau và khu vực trả khách ngoài, xe ôm dù có chèo kéo khách cũng không được đi quá giới hạn địa phận của mình, khi khách đã bước sang địa bàn khác thì phải tự biết đường quay về tìm đối tượng khác nếu không muốn bị “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
Nói rồi bác Tuyến kể, cách đây vài năm, cũng ở bến xe Mỹ Đình này, một hôm có một gã thanh niên tới hành nghề xe ôm, mặc dù bị nhắc nhở nhưng anh ta vẫn không thèm coi ai ra gì. Lúc đó có tay xe ôm làm tại địa bàn này tên Long tức giận đã lao vào đánh với ý định dằn mặt.
“Chúng nó như đều to con, như hai con trâu mộng lao vào vật nhau, đấm đá, bụi mù, náo loạn cả môt góc. Trong lúc cuồng cơn, thằng Long vớ được viên gạch đập thẳng vào đầu tay thanh niên mới đến, máu chảy đỏ lòe xuống mặt đường. Nghe đâu sau khi đưa vào bệnh viện, tay thanh niên bị đánh từ đó đã ngơ ngơ ngáo ngáo, còn thằng Long phải vướng vào vòng lao lý”, bác Tuyến kể.
Lão xe ôm cũng dặn tôi rằng, thực tế là chẳng ai muốn đánh đấm, va chạm làm gì, nhưng nếu không giữ luật, ai thích làm thì làm thì những người làm nghề xe ôm lấy đâu ra đất mà sống, vợ con ở nhà có mà chết đói.
Về “luật” mời khách, bác Tuyến dạy: “Mày mới đến thì phải đợi cho mấy bọn đàn anh nó mời chào trước, khách không đi rồi mày hãy ra, cấm có được loi choi chạy ra trước mà mang vạ vào thân. Đợi một thời gian nữa, khi mày quen thân với hết đám anh em rồi hẵng hay. Tao xin cho mày được một lần chứ không có lần thứ hai đâu”.
Và một điều quan trọng tôi phải làm như bất kỳ một “ma mới” nào khi bước chân vào hoạt động ở địa bàn này đó là phải mời anh em một “chầu” gọi là màn ra mắt. Do tôi mới vào nên bác Tuyến hứa sẽ bảo anh em “cam-pu-chia” để san sẻ chi phí…
Theo xahoi
Phân biệt, kỳ thị lao động Thanh-Nghệ-Tĩnh là vi phạm pháp luật
Trao đổi với PV, PGS.TS. Phùng Trung Tập, GV ĐH Luật Hà Nội cho biết: "Lao động không những là nghĩa vụ của công dân mà nó còn là quyền Hiến pháp quy định".
PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Chia sẻ về việc một số doanh nghiệp kỳ thị lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh, PGS.TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Những người đại diện cho doanh nghiệp hoặc ông chủ của các doanh nghiệp đó là những người không hiểu biết pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, họ có hành vi không những vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn xâm phạm đến quyền con người nói chung.
Trong Hiến pháp của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 58 qui định: "Lao động là quyền, nghĩa vụ và vinh dự hàng đầu của công dân. Công dân có quyền có việc làm. Người có sức lao động phải lao động theo qui định của pháp luật...".
"Những tuyên bố công khai của một số doanh nghiệp là không tuyển dụng lao động là người Thanh - Nghệ - Tĩnh là vi phạm pháp luật, vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật lao động và vi phạm các chính sách pháp luật lao động Việt Nam. Hành vi trái pháp luật, vô nhân đạo này cần phải bị đình chỉ ngay lập tức!
Theo tôi, những người không am hiểu pháp luật lao động Việt Nam thì không thể cho phép họ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có sử dụng lao động bắt buộc phải hiểu sâu sắc pháp luật lao động Việt Nam và các chính sách đối với người lao động. Điều kiện này cần phải được xem là một điều kiện bắt buộc đối với các ông chủ doanh nghiệp có sử dụng lao động làm thuê", PGS.TS. Phùng Trung Tập nhấn mạnh.
Cắt nghĩa về sự kỳ thị này, PGS.TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Một điều rất dễ hiểu là người lao động từ Thanh - Nghệ - Tĩnh có thể thường thể hiện quan điểm của mình và yêu cầu những quyền lợi chính đáng của người lao động hoặc biết được những lợi ích của mình đang bị xâm phạm để yêu cầu chủ sử dụng lao động giải quyết kịp thời cho nên ông chủ không mấy cảm tình với họ...
Những doanh nghiệp này muốn người lao động phải tuân theo mình một cách ngoan ngoãn, không chống đối cho dù ông chủ có thể có những sai sót trong kinh doanh, trong trả lương, trong việc ký hợp đồng lao động, trong việc bảo hiểm cho người lao động...
Việc các doanh nghiệp tuyên bố không tuyển lao động là người Thanh - Nghệ - Tĩnh là hoàn toàn cảm tính, không có cơ sở pháp luật và khoa học. Mặt khác, các doanh nghiệp đã có thông báo này đã "vơ đũa cả nắm", không thể căn cứ vào một số hiện tượng cụ thể mà suy ra toàn diện. Tuyên bố như vậy đã xúc phạm số đông người lao động".
"Trong giai đoạn hiện nay thường thường mọi người chỉ quan tâm đến lợi nhuận, mà quên yếu tố con người tạo ra sản phẩm cho xã hội. Hơn nữa, các ông chủ sử dụng lao động chỉ thích được người lao động phải tuân theo vô điều kiện mệnh lệnh của mình mà ít quan tâm đến hoàn cảnh của người lao động.
Tư duy như vậy là thiếu văn hoá, thiếu tính khách quan trong việc xem xét những trường hợp phổ biến và đặc thù. Họ không hiểu rằng giữa người sử dụng lao động và người lao động đều phải cộng tác với nhau, cùng tồn tại và phát triển", PGS. TS. Phùng Trung Tập chia sẻ thêm.
Theo xahoi
Những người ăn bám trên... xác chết tử tù Ba Son- "ông trùm" phu mộ trường bắn tự nhận mình là "kiếm sống" trên... tử tù, bởi thông thường, để chôn một tử tù, nhóm "phu" được trả công rất hậu hĩnh. Ba Son- "ông trùm" phu mộ ở trường bắn Ngày 1/11/2011, việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc được áp dụng, trường bắn này chính thức "khai tử"....