Huế hỗn loạn vì xe du lịch
Mặc dù tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có những quy định bến bãi, điểm đón – trả khách cho xe du lịch, nhưng tình trạng xe du lịch “tự chọn” điểm dừng, đón – trả khách vẫn diễn ra ngang nhiên.
“Ma trận” xe du lịch
Có thể điểm tên những hãng kinh doanh vận tải du lịch thường xuất hiện trên các tuyến đường trong TP.Huế như Camel, Hưng Thành, Hạnh Café, Sinh Café… Đây là các hãng xe có văn phòng hoặc chi nhánh đã hoạt động từ lâu tại TP.Huế. Ngoại trừ 3 – 5 xe của mỗi hãng đón – trả khách hằng ngày thì lượng xe vận tải du lịch không cố định cũng ào ào tuôn vào thành phố, từ xe du lịch chạy tuyến cố định, chạy hợp đồng đến loại 12 – 52 chỗ, xe giường nằm… Họ sẵn sàng dừng, đón – trả khách bất cứ nơi nào thấy tiện. Đặc biệt các hãng thường chọn điểm đỗ tại các tuyến đường gần nhà nghỉ, khách sạn vốn nhỏ, lượng người và phương tiện lưu thông đông.
Không quá khó để nhìn thấy cảnh tượng “ma trận giao thông” nếu đi qua các tuyến đường như Đội Cung, Bến Nghé, Chu Văn An, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Trần Cao Vân, Nguyễn Tri Phương… Đặc biệt tại đường Trương Định, con đường ngắn, hẹp lại được hãng xe vận tải du lịch Camel chọn làm nơi đón khách hằng ngày. Hàng hóa, hành lý tư trang bày bố ra bên đường, những chiếc xe giường nằm đậu choán hết 2/3 con đường khiến giao thông tại đường Trương Định thường tắc cục bộ.
Nhiều xe du lịch trong TP.Huế dừng, đón – trả khách bất cứ nơi nào thấy tiện – Ảnh: Gia Tân
Video đang HOT
Có quy định nhưng vẫn có “ luật ngầm”
Theo quy định của UBND TP.Huế, điểm đậu đỗ, đón – trả khách cho các phương tiện vận tải khách du lịch bằng ô tô (không có điểm đậu đỗ đón – trả khách đúng quy định) tại hai nơi là Bến xe phía bắc và Bến xe phía nam TP.Huế. Các lực lượng Công an tỉnh, Công an TP.Huế, Thanh tra Sở GTVT phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các phương tiện vận tải này.
Tuy nhiên, hằng ngày có hàng trăm lượt xe du lịch chạy đến các tuyến đường trung tâm nhỏ hẹp để trả, đón khách thoải mái. Giải thích tình trạng này, ông Lê Thế Bính, Chánh thanh tra giao thông, Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên – Huế, nói rằng Huế là thành phố du lịch, để tiện cho du khách và doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, các lực lượng chức trách “ngầm” thống nhất (không ban hành văn bản) với nhau là để cho xe vận tải du lịch được đi đến các khách sạn, nhà nghỉ, nhưng chỉ được phép đón – trả khách ngay trong bãi của khách sạn, nhà nghỉ. Xe nào dừng, đón – trả khách ngoài đường sẽ bị xử phạt. “Thực tế vẫn có một số xe vận tải du lịch vẫn dừng, đón – trả khách ngoài đường mà lực lượng của mình thì mỏng, lại làm nhiều việc khác nên chưa xử lý triệt để” – ông Bính nói.
Ngang nhiên hơn, dù UBND tỉnh quy định: xe du lịch chở khách tham quan đại nội Huế phải dừng, đón – trả khách tại bến xe Nguyễn Hoàng và để khách đi bộ vào đại nội Huế (khoảng 400 m), nhưng gần đây xuất hiện một điểm dừng mới hình thành ngay trước đại nội Huế (đường Cửa Ngăn giao với đường 23 tháng 8) với hàng chục lượt xe du lịch đón – trả khách và đứng chờ khách trước sự chứng kiến của công an phường, bảo vệ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế. Trong khi đó, theo ông Bính, công an phường cũng có thẩm quyền xử phạt tình trạng xe vận tải du lịch đậu đỗ không đúng nơi quy định.
Theo Thanh Niên
Gây nghiện ma túy để thu phục trẻ ăn xin
Lâu dần, những đứa trẻ ăn xin ngày một lớn và đã "nhờn" với bài tra tấn, đánh đập. Ngay lập tức, chủ các đường dây chăn dắt trẻ em lại nghĩ ra những "quái chiêu" cực độc để thu phục đám trẻ em "cái bang".
Cậu bé Huy "đen" (15 tuổi, quê Bình Định), một ăn mày tại Q.7 giọng chua chát cho biết: "Năm ngoái, do không chịu được cảnh sống đày đọa của bọn chủ chăn dắt nên em đã bỏ trốn. Tuy nhiên, em bỏ đi được hơn một tuần thì bị bọn chúng bắt lại. Sau màn đánh đập thừa sống thiếu chết, mấy người mặt mũi bặm trợn ép em hít một thứ bột màu trắng. Mãi sau này em mới biết đó là ma túy".
Một bé gái bị đánh đập khi không xin đủ "chỉ tiêu". Ảnh minh họa
Được biết, từ đó đến nay, Huy nung nấu ý định bỏ trốn nhưng ra đi được vài ngày cậu lại tự động mò về "lò" vì thèm thuốc. Bao nhiêu tiền đi xin được giao cả cho bọn chủ chăn dắt để nhận được một chút bột trắng trắng, mịn mịn.
Theo sự chỉ dẫn của Huy "đen", chúng tôi men theo bờ kênh Thị Nghè để tìm gặp Tín "bò" (13 tuổi, quê Hà Tĩnh). Tín là một tay ăn xin trùm sò ở khu vực Q.1. Mới gặp, chúng tôi sửng sốt vì khuôn mặt già đanh của cậu bé. Ngồi bệt xuống nền xi măng, Tín "bò" bảo chúng tôi muốn nói chuyện với cậu thì phải trả tiền.
Tuy nhiên, khi nghe PV hỏi chuyện thu phục đám trẻ ăn xin của các chủ đường dây chăn dắt trẻ em, Tín "bò" tỏ ra bức xúc: "Những chiêu ấy trong "giới" ai chẳng biết. Đường dây của ông Ba Mỹ chuyên thu phục những người ăn xin lớn tuổi bằng cách viết giấy vay nợ hàng trăm triệu đồng. Họ bắt mọi người đi ăn xin để trả nợ dần. Hay đường dây chăn dắt của bà Hồng ở Q.Tân Phú. Bà ấy thu phục bọn con gái bằng ma túy, thuốc phiện...Còn ông chủ của em thì uy hiếp bằng cách bắt nhốt anh em của bọn em".
Trong những ngày thu thập thông tin về tình trạng này, chúng tôi tình cờ quen H., (56 tuổi, ngụ Q.9). Đây là một đại ca từng chăn dắt 21 đứa trẻ ăn xin tại TP.HCM, nay đã giải nghệ. Trên bàn nhậu, H., kể hết những chiêu trò thu phục đám trẻ ăn xin của các đường dây chăn dắt trẻ em khi chúng tôi đề cập. H., cho biết: "Ngày trước để bọn chúng từ bỏ ý định bỏ trốn, tôi áp dụng kế hoạch "thép". Đứa nào cứng đầu lập tức bị đánh đến thân tàn ma dại. Đối với những đứa lớn tuổi, tôi chỉ đạo đàn em cho hít vài tép heroin rồi sau đó chỉ việc ngồi ở nhà sai bảo. Đối với các đường dây khác, họ sử dụng nhiều biện pháp như: Dọa giết chết, dùng dao cắt ngón tay..."
Theo NDT
Luật ngầm tàn nhẫn trong những "lò đào tạo" trẻ ăn xin Nhiều trùm chăn dắt đánh đập những đứa trẻ ăn xin đến tàn tật để người khác rủ lòng thương Từ trước đến nay, các đô thị lớn nói chung, trong đó có TP. HCM là nơi mà các đối tượng ăn xin thường tâp trung đông đảo. Trong đó, đứng đầu là lực lượng trẻ em đi ăn xin từ (4- 12...