Xe Navara Dark Sky Concept phục vụ các chuyến ngắm bầu trời đêm
Nissan tiết lộ, Navara Dark Sky Concept – phiên bản xe hơi nâng cấp từ chiếc Navara pick-up dành cho các nhà thiên văn học sử dụng để đi đến các vùng xa xôi, quan sát bầu trời đêm với hệ thống tiện nghi phục vụ đầy đủ.
Cụ thể, chiếc Navara Dark Sky Concept này được trang bị hệ thống Propilot bán tự động của Nissan. Hệ thống này giúp tăng cường cảnh báo điểm mù khi xe di chuyển trên mọi địa hình.
Ngoài ra, xe còn trang bị một hệ thống tự động Intelligent Towing Hitch Alignment, giúp kiểm soát độ thăng bằng xe, tăng tốc, kiểm soát phanh tức thời, duy trì độ an toàn cao cho xe và người lái khi di chuyển ở đường xa, địa hình hiểm trở.
Điểm ấn tượng là phía sau xe này còn kéo thêm một khoang 4 bánh, nó dùng để chứa và bảo vệ kính thiên văn, kính viễn vọng nhỏ, các thiết bị quan sát thiên văn, pin dự trữ phục vụ đầy đủ trong việc ngắm bầu trời đêm.
Navara Dark Sky Concept tích hợp động diesel 2.3 lít, công suất đạt 157 mã lực, mô men xoắn cực đại đạt 403 Nm. Bánh xe được trang bị lốp knobbly kích cỡ 20 inch.
Điểm thú vị nữa là hệ thống đèn xe này hoàn toàn mang màu đỏ tươi kỳ quái, nổi bật trong màn đêm.
Nhiều thông tin đồn đoán, Nissan sẽ sớm ra mắt Navara Dark Sky Concept trong thời gian tới.
Đăng Trình
Theo Auto car
Ngày này năm xưa: Vụ lừa đảo lớn nhất về sự sống trên mặt trăng
Năm 1835, một tờ báo khổ nhỏ ở New York đã thực hiện một cú lừa lớn chưa từng có, làm cho cả thế giới tin rằng đã tìm thấy sự sống trên mặt trăng.
Câu chuyện bắt đầu vào đầu hè khi Benjamin Day, người sáng lập New York Sun gặp gỡ Adams Locke, nhân vật tự nhận là một nhà báo lớn, từng theo học ở Đại học Cambridge. Locke lúc đó đang làm việc cho một tờ báo lá cải chuyên đưa tin về các sự kiện giật gân. Day tiếp cận với Locke và đề nghị viết bài cho báo. Locke đồng ý làm việc cho New York Sun, nhưng với điều kiện tên mình không xuất hiện vì anh ta còn làm việc ở nơi khác.
Ngày 25/8/1835, báo New York Sun đăng bài đầu tiên trong loạt 6 bài về việc đã tìm thấy sự sống trên mặt trăng. Loạt bài này có nhan đề: "Phát hiện về thiên văn học lớn nhất của Sir John Herschel tại Mũi Hảo vọng" - từ phụ trương của Tập san Khoa học Edinburg. Herschel là nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh và bài báo bắt đầu với những phát hiện của ông thông qua một siêu kính viễn vọng.
Andrew Grant là tác giả các bài viết được mệnh danh là "Vụ chơi khăm lớn nhất về mặt trăng", đăng trên New York Sun. Grant tự nhận là đồng nghiệp của Sir John Herschel. Grant viết, nhà thiên văn học Herschel đã tới Cape Town, Nam Phi vào tháng 1/1834 để thiết lập một đài quan sát cùng với kính viễn vọng siêu mạnh mới, có khả năng nghiên cứu cả các con côn trùng trên mặt trăng.
Theo Grant, nhà thiên văn Herschel đã tìm thấy bằng chứng về các dạng sự sống trên mặt trăng, gồm cả những con vật rất tuyệt vời như kỳ lân, hải ly 2 chân và con người đầy lông lá, có cánh, giống như con dơi. Bài báo trên New York Sun cũng đưa ra những mô tả sống động về các đặc điểm trên mặt trăng, gồm cả những miệng núi lửa lớn, các tinh thể thạch anh tím khổng lồ và những dòng sông, cây cối sum suê.
Đoạn mô tả về những con hải ly 2 chân, thông minh trên mặt trăng như sau: "Hải ly lớn bế con bé trên tay y như con người, và những túp lều mà nó dựng lên trông cao, đẹp hơn những cái lều của các bộ lạc của chúng ta". Về con người, bài báo của New York Sun trích mô tả của nhà thiên văn Herschel như sau: "Đó là sinh vật cao 1m2, có mái tóc màu đồng và cánh có màng". New York Sun cho hay, qua ống kính viễn vọng có một không hai của Herschel, sinh vật trên mặt trăng dĩ nhiên là rất thông minh, biết chuyện trò với nhau. Sinh vật này được Herschel gọi là người dơi.
Tiếp đó, các bài viết của New York Sun còn đề cập tới nhiều thông tin tràn ngập tưởng tượng như phát hiện được cây cối, đại dương và các bãi biển. Grant còn cho hay, đang đi cùng nhà thiên văn học John Herschel và loạt bài đăng trên New York Sun được liên kết với những thông tin mà ông Herschel trình lên Royal Society - Học viện độc lập về khoa học lâu đời nhất thế giới.
Câu chuyện đăng trên New York Sun lan nhanh, thậm chí một số báo và tạp chí uy tín khác cũng lấy lại. Sau loạt bài về phát hiện sự sống trên mặt trăng, doanh số bán của báo tăng vọt.
Ngày này năm xưa: Vụ lừa đảo lớn nhất về sự sống trên mặt trăng
Dù có nhiều nghi vấn, song phần đông công chúng đều tin rằng sự sống thật sự tồn tại trên mặt trăng. Những thông tin New York Sun đưa ra làm độc giả thích thú, song đó không phải là sự thật. Tuần báo khoa học Edinburgh đã dừng xuất bản từ nhiều năm trước đó và Grant là một nhân vật hư cấu. Trên thực tế, chính Locke là người đã viết các bài báo trên.
Ngày 16/9/1835, New York Sun thừa nhận bài báo chỉ là trò chơi khăm. Theo New York Sun, bài báo là nhằm mục đích trào phúng, chế giễu những phán đoán trước đó về cuộc sống ngoài trái đất. Báo New York Sun tiếp tục hoạt động tới năm 1950.
Hoài Linh
Theo vietnamnet.vn
Phát hiện tín hiệu radio bí ẩn nghi của người ngoài hành tinh Các nhà khoa học đã thu được tín hiệu radio bí ẩn từ sâu thẳm trong vũ trụ, nghi của người ngoài hành tinh. Người ngoài hành tinh có thể tồn tại trong vũ trụ chờ con người khám phá. Theo Daily Star, tín hiệu radio được phát đi trong vũ trụ trước khi được ghi nhận bởi kính viễn vọng vô tuyến...