Xe máy sẽ được vào 4 km cao tốc TP HCM – Long Thành
Việc cho xe may chay vao đoạn cao tốc nội đô dài hơn 4 km – nối tư đường Vành đai 2 đến nút giao An Phú ( quận 2) – giup giai toa ùn ứ ở khu vưc nay.
Tại cuộc họp về giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP HCM sáng 13/12, trả lời Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng về việc có thể cho xe máy vào đoạn đường cao tốc từ Vành đai 2 đến nút giao An Phú nhằm giảm ùn tắc giao thông không, ông Mai Tuấn Anh – Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) – cho biết 4 km đoạn đoạn đường này trong thiết kế vẫn là cao tốc nội đô. Tuy nhiên, trước nhu cầu của TP HCM vẫn co thê cho xe máy vào được.
“Làm dải phân cách mềm để xe máy chạy sẽ không ảnh hưởng. Sắp tới VEC sẽ báo cáo với Bộ GTVT để bàn giao đoạn này cho thành phố có thể cho xe máy vào, giảm ùn tắc ở nút giao An Phú”, ông Anh nói và cho hay về lâu dài hai bên cao tốc sẽ có tuyến song hành, bắt đầu triển khai xây dựng, đây cũng là giải pháp phù hợp lâu dài.
Sắp tới xe máy sẽ được cho đi vào đoạn đường cao tốc nội đô dài hơn 4 km (thuộc cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây) để giảm ùn tắc. Ảnh: H.C
Tổng giám đốc VEC cũng cho rằng, điểm cần quan tâm nhất là nút giao An Phú đang là nút giao bằng, tập trung nên giờ cao điểm thương ùn tắc. Hướng bổ sung xây dựng tại đây một hầm chui để đảm bảo giao cắt tốt hơn.
Video đang HOT
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (Horea) đề nghị Bộ GTVT cho xe máy vào đoạn đường dẫn cao tốc TP HCM – Long Thành dài khoảng 4 km để sử dụng hết hạ tầng giao thông, giảm tải lưu lượng phương tiện lên các tuyến đường Vành Đai 2, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Duy Trinh.
Khi đó, làn dừng khẩn cấp rộng 3 m được chuyển đổi thành làn đường dành cho xe máy nhằm thuận lợi cho người tham gia giao thông và phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Đông thành phố.
Đề xuất này được Horea đưa ra do đường dẫn lên cao tốc, đoạn từ đại lộ Mai Chí Thọ (quận 2) đến đường Vành Đai 2 – Võ Chí Công đang có 4 làn ôtô, trong đó 2 làn dừng khẩn cấp chỉ cho ôtô lưu thông, đường khá thông thoáng.
Dài 55 km, có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015 giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu rất nhiều so với trước đây. Tốc độ cho phép cao nhất trên cao tốc là 120 km/h, thấp nhất là 80 km/h.
Hữu Nguyên
Theo VNE
TP HCM chi gần 900 tỷ làm đường song hành cao tốc Long Thành
Dự án nhằm giảm ùn tắc, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị dọc hai bên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
UBND TP HCM vừa duyệt báo cáo khả thi dự án xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây), theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) do một công ty tư nhân đề xuất.
Với tổng số vốn 869 tỷ đồng, dự án bao gồm hai đoạn đường song hành phía bên phải tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đoạn một có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là Vành Đai 2.
Dự án cũng xây mới 3 cầu trên tuyến gồm: Bà Dạt, Mương Kênh và Bà Hiện với tổng chiều dài hơn 500 m.
Đoạn đường dài gần 4 km sẽ được làm song song tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P
Đường song hành sẽ được xây dựng kết hợp với các nhánh đường chui dưới cầu Bà Dạt để tổ chức lại giao thông tại nút giao An Phú, gồm: Nhánh đường chui 1, 2 rộng 5 m được xây dọc hai bên đường song hành cao tốc. Trong đó, nhánh 1 cho chiều xuống, nhánh 2 cho chiều lên kết nối với đường Nguyễn Thị Định.
Nhánh 3 là đường chui hai chiều, đi dưới cầu bà Dạt, rộng 9,5m. Nhánh cuối cùng là đường chui hai chiều đi bên trái nhánh cầu bà Dạt, cách mép cầu khoảng 3 m, rộng 9,5m. Xây dựng đường song hành dọc theo nhánh 4 bên trái (phía nhà dân) rộng 7 m.
Các nút giao thông với đường Mai Chí Thọ, Đỗ Xuân Hợp, D11, đường nhánh nút giao vành đai 2 và một số đường ngang khu dân cư hai bên, nút giao bằng dạng ngã ba, ngã tư. Công trình cũng bao gồm việc xây dựng hai đường dân sinh dọc cầu Mương Kênh để kết nối hai đường số 2, 3 trong Khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc.
Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tuyến cao tốc giúp rút ngắn đường từ TP HCM về Vũng Tàu và Đồng Nai rất nhiều so với trước đây, song chỉ có ôtô được lưu thông nên việc đi lại của cư dân sống dọc 2 bên tuyến đường này đang gặp một số khó khăn.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Khởi công nút giao 840 tỷ đồng ở cửa ngõ phía Đông TP HCM Công trình nút giao Mỹ Thủy (quận 2) gồm cầu vượt 4 làn xe, hầm chui và các hạng mục khác sẽ giảm ùn tắc tại giao lộ đường vành đai 2 và Đồng Văn Cống. Nút giao Mỹ Thủy có lượng xe rất lớn, nhất là xe tải và container, nên thường xuyên bị ùn tắc. Ảnh: Hữu Công Sáng 3/6, Sở...