Xe đưa đón học sinh tại Úc qua lời kể của ông bố Việt: Quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề an toàn cho học sinh
Ông bố trẻ Phạm Anh Tuấn, 36 tuổi, sống tại thành phố Perth, có hai con học mẫu giáo và lớp 3 trường Como primary school chia sẻ về dịch vụ đưa đón học sinh tại Tây Úc.
Mấy hôm nay chăm chú theo dõi tin tức liên quan tới sự kiện đau buồn của học sinh lớp 1 trường Gateway ở quê nhà mà trong lòng thực sự xót xa. Trước giờ thực sự tôi cũng như gia đình vẫn suy nghĩ vô cùng đơn giản về việc cho con đi lại bằng xe buýt nhà trường tại Việt Nam và cả sau khi đã sang Tây Úc. Nhân sự việc này mới giật mình và dành thời gian tìm hiểu về những quy định về xe buýt đưa đón học sinh tại nơi đây.
Theo qui định của Cơ quan quản lý giao thông công cộng Tây Úc (Public Transport Authority of Western Australia), các phương tiện và tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là vấn đề an toàn cho học sinh.
Trước hết, xe buýt đưa đón học sinh được coi là xe chuyên dụng và có quy định cụ thể về các thiết kế đi kèm. Ví dụ, hệ thống gương phải bảo đảm tầm quan sát giúp người ngồi ghế lái có thể quan sát dễ dàng các cửa lên xuống và các mối đe dọa tiềm tàng cho học sinh trong lúc lên hoặc xuống xe.
Trên xe phải có hệ thống liên lạc chuyên dụng, kết nối trực tiếp với tổng đài của Cơ quan quản lý giao thông công cộng và phải luôn ở chế độ hoạt động khi có học sinh trên xe.
Các cửa ra vào phải mở được dễ dàng từ bên trong, ngoài hệ thống mở cửa thủy lực điều khiển bằng điện tử thì các chốt mở cơ cũng phải được lắp đặt và ghi chú rõ ràng. Cửa sổ thoát hiểm hai chiều (mở được từ trong lẫn ngoài) là bắt buộc với kích thước và thiết kế cụ thể, tài xế có trách nhiệm mở chốt cửa thoát hiểm trước khi học sinh lên xe và khóa sau khi học sinh đã rời hết khỏi xe.
Bên cạnh đó, tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh cũng bắt buộc phải trải qua những bài kiểm tra gắt gao bao gồm năng lực lái xe, năng lực làm việc với trẻ em, kỹ năng sơ cứu và nhiều yêu cầu khác của các cơ quan quản lý.
Xin được nói kỹ hơn về cụm từ “năng lực làm việc với trẻ em” ở đây tức là người lái xe tuyệt đối không có tiền sử say rượu, bia và các chất kích thích, đảm bảo trong sạch trên hệ thống thông tin nhân thân của Cảnh sát quốc gia (Các bạn đừng cười khẩy với chi tiết này vì “Hồ sơ lý lịch kiểu Úc” 100% số hóa và kể cả bạn đi xe đạp mà quên đội mũ bảo hiểm thì cũng được “lưu danh sử sách”).
Ngoài ra, còn có một quy định bắt buộc và rất liên quan tới sự việc đáng tiếc vừa qua tại trường Gateway đó là tài xế lái xe buýt đưa đón học sinh bắt buộc phải kiểm xe của mình sau bất kỳ hành trình đưa đón nào để bảo đảm tất cả các hành khách đã xuống xe.
Và như đã nhắc đến ở trên, tài xế cũng có trách nhiệm kiểm tra, kích hoạt các hệ thống thoát hiểm trước hành trình và khóa sau hình trình. Đây cũng chính là một bước bảo đảm rằng trên xe hoàn toàn không còn ai.
Ông bố trẻ Phạm Anh Tuấn tại sân trường của con.
Bản thân tôi khi đi đón con ở trường tại đây đã nhiều lần chứng kiến việc các bác tài đi dọc xe kiểm tra khi học sinh đã xuống hết. “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, rất nhiều quần áo, kính bơi, khăn tắm đã bị bỏ quên và việc một ngày nào đó một nhóc tì ngủ gật trên xe là hết sức bình thường. Do vậy chỉ 1, 2 phút đảo qua đảo lại của các bác tài sẽ đảm bảo rằng tối nay, các em sẽ ngon giấc cùng cha mẹ mình.
Tây Úc là phần lãnh thổ của Úc với diện tích gần bằng Ấn Độ, dân số gần 3 triệu người và 2,2 triệu xe ô tô được đăng ký. Trong cả năm 2018, tổng số người thiệt mạng do các tai nạn liên quan tới giao thông tại đây chỉ là 159 người. Chính phủ Liên bang không hề hài lòng và vẫn nỗ lực để đưa con số này về càng gần 0 càng tốt.
Video đang HOT
Tai nạn, mất mát là một phần thực tế của cuộc sống và có những việc hay sự kiện thực sự nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, áp dụng và thực hiện những qui định, tiêu chuẩn càng tốt và nghiêm chỉnh bao nhiêu thì những tai nạn, mất mát đó sẽ càng được hạn chế bấy nhiêu.
Có những phát minh lớn lao làm thay đổi cả nhân loại nhưng cũng sẽ có những sáng tạo tuy nhỏ nhưng vẫn cần để bảo đảm an sinh cho thế hệ tương lai. Không có gì có thể mang em bé đáng thương trở lại nhưng cũng đừng để sự ra đi của bé chỉ là một chủ để “ nóng” nhất thời. Hãy nghĩ và làm mọi việc từ Tâm!
Anh Phạm Anh Tuấn, hiện sống tại thành phố Perth. Vợ chồng anh có hai con học mẫu giáo và lớp 3 trường Como primary school.
Theo afamily
Bộ Giáo dục nhấn mạnh "Tên trường chưa nói lên tất cả", cha mẹ hãy dựa vào 10 tiêu chí này để chọn trường cho con, số 1 và 2 rất nhiều người bỏ qua
Thực tế có hàng trăm trường song ngữ, quốc tế được quảng cáo chất lượng cao ở Việt Nam nhưng mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng "Tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả" khiến nhiều cha mẹ lúng túng không biết chọn trường cho con theo tiêu chí nào?
Vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong trên xe đưa đón có lẽ là bài học không bao giờ quên đối với phụ huynh khi chọn trường cho con. Cha mẹ cháu bé đã cẩn thận chọn nơi học có tên tuổi và cẩn thận cho con đi lại bằng xe đưa đón của trường. Theo thông tin từ nhà trường, Getway có chương trình học tân tiến và cơ sở vật chất hiện đại, sở hữu bậc học từ cấp 1 đến cấp 2, có tổ chức kiểm tra xét tuyển đầu vào.
Vụ việc khiến nhiều người phải giật mình xót xa bởi cháu bé được cha mẹ học tại ngôi trường mang tên "quốc tế". Tuy nhiên, chia sẻ về chất lượng trường Quốc tế hiện nay, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: "Tên gọi nhà trường chưa nói lên tất cả".
Vậy khi chọn trường cho con cha mẹ cần quan tâm đến điều gì? Để không hối hận vì chọn sai trường, các cha mẹ hãy dựa vào 10 tiêu chí dưới đây:
1. Giấy phép hoạt động của trường
Nếu là trường công lập thì khỏi phải lo lắng. Nhưng nếu là trường tư thục, quốc tế cần phải xem giấy phép hoạt động của trường.
Giấy phép hoạt động rất quan trọng bởi thực tế có nhiều trường hợp cha mẹ cho con đi học một thời gian mới phát hiện trường chưa được cấp giấy phép.
Phải kiểm tra giấy phép hoạt động của trường tránh thiệt hại cho con sau này (Ảnh minh họa).
Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây: Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập nhà trường; Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động; Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo; Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
2. Chủ đầu tư
Ở trường tư hoặc trường quốc tế, cha mẹ cần quan tâm đến chủ đầu tư ngôi trường con mình. Chủ đầu tư càng nổi tiếng, có uy tín, kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp các mẹ yên tâm gửi gắm con vào trường.
Thông thường những ngôi trường tốt được quản lý vận hành theo mô hình thành công trên thế giới. Điều này sẽ đảm bảo cho việc học của con có định hướng phát triển ổn định và chuyên nghiệp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm hiểu về hiệu trưởng là ai. Việc tổ chức, sắp xếp, đường lối, phong cách, mục tiêu, văn hóa của trường phụ thuộc vào thầy/cô hiệu trưởng ở thời điểm đó.
3. Chương trình học, chứng chỉ, bằng cấp
Đây là yếu tố cực kì quan trọng để đánh giá chất lượng của một trường học. Nên chọn trường đáp ứng được việc học không quá áp lực nhưng vẫn đảm bảo kiến thức.
Đặc biệt, cha mẹ nên tìm hiểu trường áp dụng mô hình giáo dục quốc gia nào. Hiện nay có chương trình giáo dục được ưa chuộng là Anh, Mỹ, Úc... Ngoài ra các trường quốc tế phải đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam về chương trình tiếng Việt.
Cha mẹ có thể tìm hiểu hiệu quả của chương trình bằng việc hỏi han một vài phụ huynh có con học ở đó và quan sát các học sinh khác tại trường.
Cha mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu được biết trình độ học vấn, bằng cấp và kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên.
4. Bằng cấp, chứng chỉ giáo viên
Với các trường tư thục, song ngữ hoặc quốc tế, cha mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu được biết trình độ học vấn, bằng cấp và kinh nghiệm giảng dạy của các giáo viên.
Tại các trường quốc tế, ngoài giáo viên dạy Tiếng việt và ngoại ngữ khác, thành phần ban giám hiệu và đội ngũ các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều cần có chứng chỉ chuyên môn sư phạm đạt chuẩn và kinh nghiệp giảng dạy chương trình giáo dục quốc gia đó.
5. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của trường phải đáp ứng nhu cầu học và chơi của học sinh. Ở các trường tư thục, phương pháp dạy học sinh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần được chú trọng nên cha mẹ hoàn toàn đề cao tiêu chí cơ sở vật chất trong việc chọn trường.
Cơ sở vật chất bao gồm khuôn viên trường, thư viện, khu thể dục thể thao, lớp học, trang thiết bị, đồ dùng học tập hiện đại, nguồn sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú...
6. Tương tác giữa nhà trường và gia đình
Sự tương tác giữa phụ huynh, giáo viên, ban giám hiệu rất quan trọng. Không chỉ thống nhất với nhau quan điểm giáo dục mà cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để theo dõi hoạt động của con.
Trước hết, cha mẹ nên trình bày quan điểm giáo dục muốn hướng đến để nhà trường nắm bắt nguyện vọng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tìm hiểu phương pháp dạy của trường xem có phù hợp với con và mong muốn của cha mẹ không.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để theo dõi mọi hoạt động của con. Hãy hỏi thêm về sổ liên lạc điện tử, cách thức liên lạc, quy trình chăm sóc...
7. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa vô cùng quan trọng đối với mỗi học sinh vì đây là thời gian giúp cho các con tăng cơ hội giao tiếp, ứng xử và phản xạ trước những tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Cha mẹ hãy tìm hiểu về các chương trình ngoại khóa sau giờ học chính, các lớp năng khiếu, thể thao, nghệ thuật, những chuyến dã ngoại trong nước hay ngoài nước.
8. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay các trường đều học bán trú nên cha mẹ khéo léo yêu cầu giấy phép này. Tìm hiểu về đơn vị cung cấp thực phẩm cho con để đảm bảo mỗi bữa ăn của con được an toàn.
9. Trường có phù hợp với con không
Việc chạy theo thành tích đã khiến nhiều phù huynh chạy theo phong trào, bằng mọi giá phải cho con học vào những trường top đầu. Cha mẹ quên rằng, trường học là của con và có phù hợp với sở thích, khả năng của con không mới là quan trọng chứ không phải con học trường gì và đạt thành tích thế nào...
Việc chọn sai trường dẫn đến áp lực cho con và từ đó gây nên sự chán nản, bỏ bê học hành hoặc gánh nặng đè lên vai khiến con bị trầm cảm, gây hậu quả khôn lường trong tương lai.
10. Cha mẹ có đảm bảo nguồn tài chính hay không
Bên cạnh cơ sở vật chất, phương pháp học, chứng chỉ bằng cấp thì tiền học phí là điều đặc biệt cha mẹ cần quan tâm. Cha mẹ cần cân đối nguồn tài chính của gia đình để cân nhắc chọn trường phù hợp vì việc học kéo dài nhiều năm theo nhiều cấp học.
Theo afamily
Trường Gateway chấm dứt hợp đồng, thay đổi Công ty vận tải đưa đón học sinh sau vụ bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên ô tô tử vong Trong thông báo gửi tới toàn thể phụ huynh, Trường Gateway cho biết sẽ chấm dứt hợp đồng với hệ thống đưa đón học sinh của công ty Ngân Hà và thay thế bởi công ty đưa đón khác sau vụ việc bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên ô tô tử vong. Ngày 12/8, trường Gateway đã có thông báo mới...