Xẻ dọc non cao… đi dạy học

Theo dõi VGT trên

Ngày nhà giáo cận kề, tôi lại nghĩ về họ nhiều hơn. Họ là những cô giáo tiểu học vùng cao, trong tất cả những nặng nề của ngành giáo dục, có lẽ họ là vất vả nhất.

Không tổ, không đồng nghiệp, họ đơn thân, côi cút một mình nơi bìa rừng vách đá; mong mỏi làm nhịp cầu để đưa được 24 chữ cái đến với học sinh vùng cao.

Chuyện của cô giáo Hiền

Những năm trước, cũng vào cữ này, tôi đi miền núi, lên đến với vùng cao miền đá Hà Giang. Đường từ Hà Nội lên Hà Giang ngày ấy xấu tệ. 4 giờ sáng từ Hà Nội, xe khách miệt mài chạy, sẩm tối mới đến thị xã Hà Giang. Mưa núi vần vũ, tôi tìm đến Mèo Vạc. Chị Nguyễn Thị Mơ lúc đó còn đang là Trưởng phòng Giáo dục của huyện. Trông chị ngày ấy, chả cần tìm hiểu về ngành, về nghề người ta cũng sẽ hình dung ra những khó khăn của giáo dục vùng cao, cụ thể ở cái đất Mèo Vạc này.

Tối, ăn với chị bữa cơm, thị trấn Mèo vạc buồn hiu, không một quán nước, cho qua thời gian, tôi đã ngồi lại khá khuya với vợ chồng chị. Nghe chị phác thảo, tôi không những chỉ cảm mà còn xót xa với thân phận các nữ giáo viên vùng cao. Ngày ấy, do đặc thù nên dậy tiểu học ở vùng cao chưa có thầy. Cả cao nguyên đá, 90% là các cô giáo trẻ.

Để thấu, để hiểu ngành và thân phận giáo viên, theo gợi ý của chị Mơ, tôi đi Lũng Pù. Chiếc xe máy mượn được, “gào”, “hét”, “gầm”, “rú” đến cả ngày trên đá, tôi mới đi được 30km và tấp vào một điểm trường có tên “Độc lập”. Tẩn Thu Hiền là cô giáo sống đơn thân ở đó. Từ đôi mắt, khuôn mặt, ngoại hình của cô đều toát ra những nỗi buồn khắc khoải.

Xẻ dọc non cao... đi dạy học - Hình 1

Ngóng cô, một trong những niềm vui, niềm an ủi của nữ giáo viên vùng cao

Có khách, chắc lâu lắm rồi mới có khách nên cô vui, gần như quên hết mọi thứ. Tíu tít, cô nhóm củi nấu mì tôm cho tôi ăn. Đến lúc bắc nồi thì mới nhớ ra là mình đã hết nước dùng đến cả 5 ngày nay. “Chay tịnh” và ăn mì tôm sống, uống nước cầm hơi là tình cảnh lúc bấy giờ của cô cũng như khách.

Hiền học hết lớp 9, nhà hoàn cảnh, không thể đi học được nữa. Có đợt trường Sư phạm Hà Giang (Nay là trường Cao đẳng) tuyển giáo viên đi “xóa mù” vùng cao, cô vào ngành. Sau 1 tháng đào tạo, cô cùng các bạn được xe chở lên các huyện vùng cao để “rải”, cắm bản và làm giáo viên.

Hiền cô đơn và trở thành người đơn thân từ đấy. Lớp 9, ở các nơi khác, bố mẹ còn lo cho ăn, sáng phải đưa đến lớp thì vào độ tuổi ấy, Hiền đã làm giáo viên ở Cao nguyên đá, phải chủ động tất cả. Một năm, Hiền chỉ được hưởng 3 tháng không cô đơn, ấy là vào hè hay Tết. Còn sau đấy, theo tiếng gọi thiêng liêng của giáo dục, Hiền lại lên vùng cao, lại cô đơn cùng bầy trẻ nhỏ.

Mỗi khi từ nhà lên trường, Hiền cũng phải dậy từ 5 giờ sáng, đón một chuyến xe duy nhất, ì ạch đến thị trấn Mèo Vạc. Từ huyện vào còn có xe ôm chứ có việc gì phải từ trường ra huyện đột xuất thì chỉ chân trần đạp đá. 30km, đi từ sáng, đói tạt vào nhà dân xin mèn mén ăn rồi quẩy quả “bộ hành” tiếp đến sẩm tối mới ra huyện.

Ngôi trường dựng lên, căn trái gá vào bên lớp là chỗ cho cô giáo chưa đầy 20 tuổi đầu này ở. Cái giường bằng thân ngô, dát nứa do dân làm cho lúc nào cũng ẩm ướt và mốc meo một nửa vì không đủ hơi người. Sáng nấu một nồi cơm cho cả ngày ăn. Những lúc chập chiều, sương buông, mây gió vần vũ, ngồi ăn cơm mà nước mắt chảy tràn trề. Đã có lúc Hiền nghĩ đến những chữ như: Hay là…

Nhưng sáng dậy, chưa kịp thực hiện cái ý định “hay là” ấy thì đã thấy những đôi mắt trong veo của học trò nghèo người Mông lúng lính nơi cửa sổ cùng câu gọi hỏi: Cô gió (giáo) ơi, học chứ? Lại thấy thương, lại không muốn bỏ. Thế rồi cứ thương, cứ cấn cá như vậy, 24 chữ cái đảo đi, ghép lại, nhoàng cái, cô đã thành giáo viên lâu năm, gạo cội vùng cao.

Video đang HOT

Gạo cội đấy, nhưng giờ hỏi, Hiền chỉ bảo, với giáo viên tiểu học vùng cao như em, chỉ hỏi là đã dậy được bao nhiêu cái đầu biết đọc là vui lắm rồi. Năm vừa rồi, Hiền hạnh phúc nhất là có cậu học trò do mình dậy, được bầu làm chủ tịch xã đến thăm vào ngày 20-11 như sự đáp đền ơn chữ nghĩa với cô. Đây là hạnh phúc duy nhất của cô với gần 20 năm làm nghề “gieo chữ” trên cao nguyên đá này!

Chuyện của cô giáo Hà

Lại nhớ đợt quẩy quả “xẻ trường sơn”, vào thung lũng duy nhất có người Arem sinh sống (Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình). Quay đi quẩn lại, người gặp, giúp chúng tôi chỉ đường, cho mượn phòng để ở và kiêm cả công tác “phiên dịch” cũng lại là mấy cô giáo tiểu học. Người Arem ở đây, ngoài bố mẹ, bộ đội biên phòng thì cô giáo là người được họ quý nhất.

Nơi sơn thẳm, miền có tộc người Arem mới thoát xác ra khỏi tình trạng rừng rú ấy chưa được bao lâu, sau bộ đội thì cô giáo đã lên đây khá sớm. Không điện thắp sáng, không sóng điện thoại, không phương tiện nghe nhìn là tình cảnh ở đây. Thế nhưng khi được huy động, đã có những cô giáo rất trẻ đã can đảm tìm lên.

Xẻ dọc non cao... đi dạy học - Hình 2

Đưa con đi tìm cô, tìm chữ là hình ảnh hết sức ấn tượng trong mùa đến trường của đồng bào vùng cao

Cô giáo Hà, Lê Thị Hà là một trong những con người như vậy. Cô vẫn nhớ ngày mình lên đây để dậy trẻ. Sáng, Phòng giáo dục dưới gần khu Phong Nha – Kẻ Bàng gặp mặt và động viên. Rồi các cô được “gửi” lên chiếc xe zin “ba cầu” tháng đôi lần lăn bánh vào Thượng Trạch để nhận lớp.

Ngày đầu, đêm đầu là những kỉ niệm không quên trong cô. Miền sơn chướng, đêm sầm sập đến nhanh hơn đồng bằng. Trường bốn bề là núi vây hãm, nhà dân hầu như đều đi ngủ sớm. Buồn, tủi cô đã khóc ròng và vùi mình vào trong giấc ngủ đầy mệt mỏi. Một ý định “đào tẩu” đã đến với cô trong khoảnh khắc này.

Nhưng cô đã không làm được điều ấy vì sáng sau chưa kịp mở mắt thì trưởng thôn đã đưa một tụi trẻ, trứng gà trứng vịt đến với cô. Những đôi mắt khát khao, những niềm tin trẻ thơ cùng câu nói của trưởng thôn: Chúng nó chờ và mong cô lắm! đã làm bước chân cô díu lại với miền hoang vu này.

Đứng lớp, tìm và dỗ để đưa trẻ đến trường cùng sự kính trọng của bà con dân bản đã đem lại cho cô một niềm tin, một tình người. Ngày hai buổi, tháng hơn 200 ngày, những đứa trẻ miền hoang vu đã bập bõm biết đọc, biết hát và làm cho thời gian trôi đi nhanh chóng. Và cũng như Hiền, việc lấy trẻ, lấy nghề làm vui này đã làm cho thời gian nhanh trôi và đưa Hà vào lớp giáo viên gạo cội ở miền Trường Sơn đầy nắng, gió này.

Có lẽ trong lực lượng giáo viên vùng cao, những nữ giáo viên tiểu học được coi là vất vả nhất. Họ là những chiến sĩ “cảm tử”, “xông” vào những nơi “đầu sóng, ngọn gió” và vất vả nhất của nghề. Họ là những người đặt nền móng đầu tiên cho các kí tự chữ Việt. Mà những người như Hiền, như Hà tôi đã gặp chỉ là một trong những lát cắt nhỏ con nhất của ngành này, nghề này nơi gian khó nhất!

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn

Bỏ mặc những lời khuyên của người thân, sự hiểm nguy luôn rình rập và bao khó khăn bủa vây, những giáo viên "cắm bản" vẫn ngày đêm miệt mài gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn.

"Gieo con chữ" giữa đại ngàn Trường Sơn

Giữa màu xanh của những miền sơn cước tỉnh Quảng Bình vẫn ngân vang tiếng ê a của những em nhỏ, có bóng hình người giáo chức đang cần mẫn gieo những con chữ với ước mơ xây dựng tương lai tươi đẹp hơn cho những mầm non nơi đại ngàn.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 1

Cô Cao Thị Hoằng tới nhà trò chuyện cùng phụ huynh và học trò

Để tới được Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa nằm trên địa bàn xã biên giới nghèo Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa chúng tôi phải vất vả gần cả buổi sáng, vượt hàng chục km đường rừng hiểm trở.

Chia sẻ với chúng tôi, thầy Trần Trọng Lam, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết, với những người dân xã Trọng Hóa, cái đói, cái nghèo luôn là nỗi lo thường trực, vậy nên việc học tập của con cái chưa được quan tâm đúng mức.

"Trọng Hóa có 8 điểm trường với 527 em học sinh, đa số các em là người dân tộc thiểu số nên việc dạy học cho các em gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng các thầy cô luôn nỗ lực hết mình để các em có được kiến thức, sau này có cuộc sống tốt hơn", thầy Lam cho biết.

Vào thăm Bản Si, trò chuyện cùng cô Cao Thị Hoằng, giáo viên cắm bản, chúng tôi trân quý hơn những hy sinh và đóng góp của những người gieo chữ giữa đại ngàn. Cô giáo Hoằng cho biết mình đã có gần 10 năm cắm bản ở các điểm trường vùng biên giới xã Trọng Hóa. Kể về những ngày đầu mới lên cắm bản, bao khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại cùng sự bất đồng ngôn ngữ bủa vây như muốn xua đuổi người người giáo viên trẻ khỏi núi rừng. Thế nhưng tình yêu thương đối với những đứa trẻ người Khùa, người Mày nơi đây đã là động lực để cô cùng đồng nghiệp vượt khó bám trụ.

"Ở giữa rừng, học sinh chủ yếu là người đồng bào nên việc dạy và học khó khăn rất nhiều so với vùng xuôi. Phương pháp dạy cũng cần có những thay đổi phù hợp với các em. Thương các em nên tôi mong sao kiến thức giúp tương lai của các em tốt đẹp hơn", cô Hoằng cho biết.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 2

Cô giáo cắm bản Đỗ Thị Hồng Lê kể về những kỷ niệm với học sinh.

Tại bản Nước Đắng, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, cô Đỗ Thị Hồng Lê cũng hằng ngày "gieo con chữ" cho những em nhỏ người Bru - Vân kiều. Cô phải xa con, xa chồng, xa người thân, bạn bè, cuộc sống khó khăn thiếu thốn để hoàn thành ước mơ và nhiệm vụ trồng người giữa rừng.

"Lên đây, cuộc sống khó khăn, muốn vào bản phải đi thuyền cả tiếng từ trung tâm xã. Nhiều lúc, tôi khóc thầm vì nhớ con, nhớ nhà. Cũng may các em cũng có cố gắng học tập, dân bản thương yêu nên có thêm động lực để dạy dỗ các em", cô Hồng Lê cho biết.

Với những thầy cô đang cắm bản, họ phải trải qua những ngày tháng đầy gian khó. Họ phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để gieo chữ, gieo tương lai cho những mầm non giữa đại ngàn.

Người thầy dầm mình trong cơn lũ giúp đỡ người dân

Không chỉ dạy cái chữ cho học sinh, một số nhà giáo còn dùng hành động thực tiễn của bản thân để dạy học sinh cách "làm người có ích". Thầy Võ Văn Chính (SN 1990), giáo viên Trường Tiểu học Quảng Phương A, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), người đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để cùng nhóm bạn ứng cứu kịp thời, cấp phát lương thực cho nhiều người dân trong cơn lũ dữ sau giờ tan trường.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 3

Đại diện Báo Gia đình và Xã hội trao quà cho giáo viên cắm bản tại hai bản Nước Đắng và Hôi Ráy, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình

Theo dòng hồi tưởng, đêm 18/10, nước từ thượng nguồn sông Gianh đổ về nhanh khiến vùng quê của thầy Chính bị nhấn chìm trong lũ. Nhiều người dân bị nước lũ bủa vây không kịp sơ tán, di dời đồ đạc.

Không thể khoanh tay đứng nhìn cảnh người dân gặp nguy hiểm, thầy Chính cùng nhiều người lập nhóm mượn 2 chiếc thuyền Combosite, gắn sẵn chân vịt của người dân ở xã Cảnh Dương và vài chiếc thuyền thúng để lên đường cứu người. Khi đi cứu người, vì sợ vợ và người thân lo lắng nên thầy Chính đã giấu và "lừa" vợ là đi trực lũ tại trường.

"Nếu mình nói ra thì sợ rằng vợ sẽ lo lắng không cho đi. Nhưng trước cảnh người dân kêu cứu trong cơn lũ thì mình đứng ngồi không yên. Vì vậy nên tôi quyết định vờ nói với vợ là đi trực trường để đi cứu người", thầy Chính cười cho biết.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 4

Thầy Võ Văn Chính (ngoài cùng bên phải) cùng nhiều người dầm mình trong lũ giúp người dân

Hỏi trong cơn lũ dữ đã cứu giúp được bao nhiêu người thì thầy Chính cũng không nhớ rõ vì: "Lúc ấy chỉ biết nhanh chóng cứu người chứ cũng chẳng đếm để làm gì". Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất vẫn in sâu trong đầu của thầy.

Khi di chuyển đến xã Quảng Minh, nơi có nhiều người dân sống ở vùng cồn nổi. Lũ lớn đổ về khiến cả xã Quảng Minh chìm trong biển nước cả đoàn len lỏi tới từng nhà dân để tìm người cần giúp đỡ. "Nước lũ sông Gianh vây tứ phía, chảy xiết nên rất nguy hiểm. Chiếc thuyền chở anh em nhiều lần suýt bị lật úp. Tuy vậy, lúc đó cứ nghĩ đến cứu người cấp tốc nên ai cũng không biết sợ. Bây giờ nghĩ lại mới thấy sợ", thầy Chính hồi tưởng.

Mưa ngày càng nặng hạt, nước lũ càng dâng cao, thầy Chính cùng nhóm tìm đến nhà người phụ nữ mới sinh chừng 5 hôm đang bị mắc kẹt. Lúc ấy, trong nhà chỉ có 2 mẹ con, nước lũ lúc này đã dâng ngập hơn 3m, người mẹ phải bế con leo lên nóc nhà tránh lũ. Ướt do nước lũ, hai mẹ con họ run cập cập, đứa con lạnh và đói sữa khóc như đứt hơi.

Tiếp cận và đưa hai mẹ con lên thuyền, các thành viên trong đoàn nhanh chóng lấy áo ấm khoác cho hai mẹ con mẹ rồi đưa cho người mẹ hộp cơm ăn tạm chống đói, rồi chở 2 mẹ con tới trụ sở xã tránh lũ an toàn.

Chuyện của những nhà giáo đang gieo chữ, trồng người giữa đại ngàn Trường Sơn - Hình 5

Thầy Chính còn kêu gọi và chuyển đến người dân nhiều phần quà.

Cùng với việc mò mẫm trong đêm cứu người, thầy Chính cùng nhóm lái thuyền tiếp tế lương thực cho người dân ở các thôn Minh Tiến, Minh Hà, Tân Định... (xã Quảng Minh) và các thôn La Hà Tây, La Hà Đông (xã Quảng Văn).

Trở về nhà sau 3 ngày dầm mình trong dòng nước lũ, thầy Chính mới biết nhà mình cũng bị ngập hơn 1m. Các vật dụng tivi, tủ lạnh, máy giặt... cùng mấy tạ thóc không được di chuyển lên chỗ cao bị ngâm nước hư hỏng. Vợ thầy Chính vì lo và thương chồng nên có những câu "trách yêu", nhưng trong suy nghĩ luôn ủng hộ việc làm tốt của chồng.

Trao đổi cùng thầy Dương Ngọc Tú, Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quảng Trạch được biết, Trường Tiểu học Quảng Phương A đã đề xuất để làm quy trình lên cấp trên khen thưởng vì hành động dũng cảm cứu người nhưng thầy Chính đã từ chối. "Mong rằng sẽ có nhiều hành động đẹp tuyên dương của một nhà giáo vì dân như thầy Chính, đây là hành động đẹp, xả thân mình để cứu dân. Rất đáng biểu dương và khâm phục", thầy Tú cho biết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồngCông ty tặng vé số cho nhân viên rồi đòi lại khi có người trúng hơn 20 tỷ đồng
10:14:31 18/01/2025
Clip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờClip bà xã Cường Đô La mang xấp tiền mặt gần 300 triệu đưa tận tay cho người này, mối quan hệ gây bất ngờ
12:07:24 18/01/2025
Tăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt NamTăng giá nhiều tỷ đồng sau AFF Cup, Nguyễn Xuân Son đi vào lịch sử đội tuyển Việt Nam
12:45:42 18/01/2025
Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?Phương Oanh hé lộ khoảnh khắc đời thường của cặp sinh đôi, biểu cảm 2 nhóc tì ra sao mà khiến netizen "đổ rầm rầm"?
13:52:18 18/01/2025
Sao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hìnhSao nữ hạng A và chồng đại gia chính thức kết thúc cuộc hôn nhân giả tạo sau 18 ngày hàn gắn trên truyền hình
11:58:30 18/01/2025
Song Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạoSong Joong Ki lâm khủng hoảng trầm trọng: Bị soi thô lỗ với vợ, khóc lóc giả tạo
11:49:41 18/01/2025
Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?Thiên An nói gì khi bị réo tên vào vụ cô gái lên bài "bóc phốt" Jack 4 năm trước bất ngờ tiết lộ người đứng sau dàn dựng?
13:42:36 18/01/2025
Truyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷTruyền thông bóc chi tiết rùng mình Triệu Lộ Tư bị cưỡng ép trở lại giữa lúc kiệt quệ, tất cả đều vì số tiền 350 tỷ
14:02:43 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Trung Quốc đẹp như tiên nữ giáng trần được khen khắp MXH, netizen khẳng định quá hợp với cổ trang

Mỹ nhân Trung Quốc đẹp như tiên nữ giáng trần được khen khắp MXH, netizen khẳng định quá hợp với cổ trang

Sao châu á

15:59:46 18/01/2025
Mới đây, loạt hình ảnh của Cúc Tịnh Y ở chương trình Xuân vãn 2025 đài Giang Tô đã được chia sẻ lên mạng xã hội, thu hút nhiều sự chú ý.
Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Nhà mình lạ lắm - Tập 12: Kim nghi ngờ Thành thuê người giết gia đình chiếm tài sản

Phim việt

15:55:21 18/01/2025
Trong Nhà mình lạ lắm tập 12, việc Hương có bầu khiến không khí trong gia đình thay đổi căng thẳng. Bé Thanh Mỹ lo lắng sẽ không được bố mẹ yêu thương nữa, bị bỏ rơi nếu em bé ra đời.
Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Tình hình căng thẳng gì đang xảy ra với Hằng Du Mục và các con riêng của Tôn Bằng?

Netizen

15:46:29 18/01/2025
Dù đã chia tay từ tháng 8/2024, song ồn ào liên quan đến Hằng Du Mục (tên thật: Nguyễn Thị Thái Hằng, SN 1995) và chồng cũ Tôn Bằng vẫn chưa chấm dứt. Cứ vài ba hôm, Tôn Bằng lại xuất hiện trên mạng đăng bài chêvợ cũ,
Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Sự bứt phá của phim truyền hình Hàn Quốc trong kỷ nguyên trực tuyến

Hậu trường phim

15:44:09 18/01/2025
Phim truyền hình Hàn Quốc đang có sự chuyển mình mạnh mẽ khi các đài truyền hình bắt tay với các nền tảng trực tuyến (OTT).
Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phi vụ nghìn cân: Chuyến phưu lưu đầy cảm xúc đầu năm mới

Phim âu mỹ

15:40:08 18/01/2025
Phi vụ nghìn cân (tựa gốc: Hitpig!) hé lộ chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc của đội thú cầm đầu là chú heo săn tiền thưởng.
Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Tòa án tối cao Mỹ thông qua luật cấm TikTok

Thế giới

15:03:58 18/01/2025
Tòa cho rằng mối đe dọa an ninh quốc gia từ khả năng TikTok chuyển dữ liệu về Trung Quốc một cách trái phép đã vượt qua mối lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận của hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Chuyện chấn động gì đã xảy ra với Jack và Thiên An vào 4 năm trước?

Sao việt

14:50:54 18/01/2025
Nhắc đến showbiz Việt trong năm 2021, chắc hẳn không ai quên được vụ bê bối chấn động liên quan đến Jack và Thiên An.
Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Wxrdie: Người tài năng nhất thế hệ là tlinh, trình của một rapper không nằm ở yếu tố kỹ thuật hay sự nổi tiếng

Nhạc việt

14:44:48 18/01/2025
Với anh chàng rapper 24 tuổi, xuất xưởng được album đầu tay có số tracks bằng số tuổi, có dung lượng dài nhất trong số các album Hip-hop tại Việt Nam, là một thành công lớn với chính Wxrdie lẫn ekip.
Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Những 'đại kỵ' cần tránh khi dùng mật ong ngày Tết để khỏe mạnh cả năm

Trắc nghiệm

14:28:14 18/01/2025
Mật ong, một món quà quý giá từ thiên nhiên, không chỉ là một loại thực phẩm thơm ngon mà còn là một vị thuốc quý với vô vàn lợi ích.
Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá hưởng án treo

Pháp luật

14:07:07 18/01/2025
Sau ba ngày xét xử liên tục vụ án Hạc Thành Tower, sáng 18/1, Toà án nhân dân tỉnh Thanh Hoá tuyên án 11 bị cáo, trong đó cựu Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến và cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Đình Xứng và nhiều đồng phạm hưởng án tre...
Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Huyền thoại Man Utd qua đời sau 3 năm mất trí nhớ

Sao thể thao

13:07:16 18/01/2025
Chúng tôi vô cùng đau buồn khi thông báo với các bạn rằng cha của chúng tôi, ông Denis Law đã qua đời. Ông đã chiến đấu trong một trận chiến khó khăn nhưng cuối cùng đã được an nghỉ , CLB Mạnchester United đưa ra thông báo