Xe đạp trẻ em của Xiaomi, thiết kế kín hoàn toàn, chất liệu an toàn tối đa, giá 2,6 triệu đồng
Chiếc xe đạp không có bất kỳ bề mặt tiếp xúc bằng kim loại nào, cũng như không có lỗ hổng để quần áo trẻ em có thể bị mắc vào khi sử dụng.
Xiaomi dường như là một “cửa hàng tạp hóa”, bởi ngoài các thiết bị ngoại vi như máy tính bảng điện thoại di động và TV, công ty này còn bán tất cả các sản phẩm khác liên quan đến cuộc sống. Và tất nhiên, công ty Trung Quốc này cũng có những dòng sản phẩm chuyên hướng tới đối tượng trẻ em, mang tên Mi Rabbit. Các sản phẩm có thể liệt kê như đồng hồ thông minh, đồ chơi, xe đẩy… Mới đây, công ty đã bắt đầu bán ra thị trường dòng xe đạp dành cho trẻ từ 3-6 tuổi, với thiết kế khá độc đáo.
Xe đạp trẻ em Mi Rabbit này có hai màu xanh và hồng. Nó được thiết kế cho trẻ em cao 90-120cm và chưa có kinh nghiệm đạp xe trước đó. Trong hình là một mẫu màu xanh, với bao bì trông khá chắc chắn và gọn gàng.
Bên trong thùng các tông là phần khung xe với các phần gia cố để tránh va chạm trong quá trình vận chuyển. Kích thước của xe không lớn lắm, vẫn còn nhiều chỗ trống bên trong hộp.
Hộp phụ kiện nhỏ đi kèm, với biểu tượng bên ngoài giới thiệu các thành phần linh kiện chứa bên trong với số lượng cụ thể.
Phụ kiện bao gồm: 2 bánh xe phụ, 2 vỏ bảo vệ bánh sau, 2 vỏ bảo vệ phía bên trong bánh sau, 2 bàn đạp và 2 vỏ bảo vệ hình chữ U phía trước. Nếu trẻ chưa biết đi xe đạp, bánh xe phụ cần được lắp đặt để bảo vệ an toàn, tránh ngã đổ. Nếu trẻ đã đi xe tốt, bánh xe phụ có thể không cần lắp vào.
Ngoài các phụ kiện, các công cụ liên quan cũng được chuẩn bị nhà sản xuất chuẩn bị sẵn cho phụ huynh, đỡ mất công mua thêm hoặc tìm kiếm.
Việc đầu tiên là lắp bàn đạp cho xe. Để ý kỹ bạn sẽ thấy tất cả các phụ kiện, dù bàn đạp hay bánh phụ đều ghi rõ chiếc nào cho bên trái, bên phải để tránh nhầm lẫn.
Người dùng có thể lắp bằng tay, sau đó sử dụng công cụ để siết chặt lại các bộ phận.
Sau đó là lắp đặt bánh xe phụ. Ban đầu, xe có phần nắp cho vị trí này, thiết kế đơn giản nhưng chặt, cần tháo ra nếu muốn lắp thêm bánh phụ.
Làm theo sổ tay hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn sẽ biết cần vặn con ốc nào, lắp đặt phụ kiện nào trước sau.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển và giảm khối lượng đóng gói, tay cầm được xoay 90 độ tại nhà máy. Người dùng chỉ cần cố định bánh trước bằng tay và xoay tay lái về vị trí bình thường là được.
Video đang HOT
Sau một số cài đặt đơn giản, chiếc xe đạp trẻ em đã có thể sử dụng. Nhìn từ bên ngoài, nó mang lại cảm giác nhỏ nhắn, dễ thương, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Thân xe và phuộc trước được làm bằng khung thép. Kết hợp với quy trình đúc phun trong khuôn, toàn bộ thân xe và phuộc trước được bọc lại với nhau. Toàn bộ thân xe được bọc kín, không mang lại cảm giác lạnh lẽo do không nhìn thấy vật liệu kim loại và tạo cảm giác rất nhẹ nhàng.
Bạn có thể thấy rằng chiều dài cơ sở giữa hai bánh xe phụ bên trái và bên phải là tương đối lớn. Thiết kế này giúp chiếc xe ổn định hơn và giảm hiện tượng rollover (lật khi xe chạy ở tốc độ cao).
Về mặt tay lái, nó đã được tối ưu hóa và thiết kế phù hợp với trẻ em. Thứ nhất là lớp vỏ bằng chất liệu nhựa TPE kháng khuẩn. Ngoài tác dụng chống trượt tốt hơn, nó còn có thể bảo vệ da tay trẻ em khỏi dị ứng. Phanh có hành trình ngắn và được tính toán lực bóp phù hợp với sức khỏe của trẻ.
Trên chiếc xe đạp này, để gây thêm hứng thú cho trẻ, nhà sản xuất thiết kế thêm chuông ở bên tay trái. Âm thanh tạo ra khá dễ chịu, đồng thời nó có thể chịu va đập tốt, khó có thể bị hư hại do trẻ nghịch phá.
Để giúp trẻ ngồi thoải mái hơn, ghế được thiết kế với hình yên ngựa, được làm từ chất liệu silicon và được xử lý bằng quy trình đóng gói kép. Nó tạo cảm giác mềm mại và thoải mái khi ngồi lên. Ghế này cũng có thể tùy chỉnh chiều cao.
Màu sắc của lốp xe là màu xám nhạt. Đây là lốp bơm hơi, không phải lốp đặc, vì vậy chúng có độ linh hoạt tốt và dễ đi hơn. Vành bánh xe 14 inch được làm bằng thép và nhựa có gia cường bằng sợi thủy tinh. Nó có độ bền cao hơn nan hoa xe đạp thông thường.
Toàn bộ chiếc xe đạp cho trẻ em này không có kim loại sắc nhọn và không có vật liệu kim loại trên bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra, nó còn có vỏ bảo vệ ở nhiều nơi, từ bánh trước, bánh sau cho tới phanh và xích. Nó có thiết kế kín hoàn toàn, không có chuyện quấn vào quần áo gây ngã hoặc xây xát cho trẻ. Có thể nói rằng việc bảo vệ “người dùng” an toàn là mục tiêu tối đa trong thiết kế của sản phẩm này.
Sản phẩm này có mức giá 799 nhân dân tệ, khoảng 2,6 triệu đồng. Mức giá này hơi cao so với các loại xe đạp trẻ em khác, tuy nhiên nếu xem xét trên chất liệu, thiết kế và các khía cạnh khác thì nó vượt lên về tỷ lệ hiệu suất/giá cả. Trong cùng mức giá, gần như không có sản phẩm có thể cạnh tranh.
Theo GenK
Công ty IDH là gì, có vai trò gì trong sản xuất smartphone?
Trong ngành công nghiệp sản xuất, các khái niệm như IDH, OEM, ODM... chỉ những đơn vị thực hiện những công đoạn khác nhau để hoàn thành một sản phẩm.
Ngành smartphone, giống như nhiều ngành sản xuất khác, giờ đây được chia thành nhiều công đoạn với các đơn vị phụ trách khác nhau. Một thương hiệu smartphone do đó có thể tự tay thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công đoạn, và thuê ngoài các công đoạn còn lại.
Các công đoạn và yêu cầu khi sản xuất smartphone
Về cơ bản, để tạo ra một chiếc smartphone cần các công đoạn như sau:
Nghiên cứu, phát triển, thiết kế điện thoại: Trong quá trình này, nhà sản xuất sẽ phải nghiên cứu sản phẩm, tạo ra thiết kế của chiếc điện thoại, có thể là nghiên cứu cả các linh kiện phụ hợp cho điện thoại.
Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, nhà sản xuất mới có thể đưa ra thiết kế hoàn chỉnh cho chiếc điện thoại. Họ có thể đăng ký bản quyền để sở hữu trí tuệ thiết kế này.
Cần lưu ý là quá trình thiết kế bao gồm nhiều bước như thiết kế kiểu dáng, thiết kế công nghiệp, thiết kế điện tử... để tạo thành một bản thiết kế hoàn chỉnh cho điện thoại.
Trong quá trình này, nhà sản xuất phải tính đến các yếu tố như nhu cầu của thị trường, sản phẩm cạnh tranh, các tính năng đặc biệt của điện thoại, độ khả thi của các thiết kế, giới hạn công nghệ... để đưa ra thiết kế hài hòa nhất cho thiết bị.
Sản xuất, lắp ráp điện thoại: Đây là quá trình chuyển đổi thiết kế của điện thoại thành sản phẩm thật sự. Đơn vị phụ trách khâu này sẽ thực hiện các trách nhiệm như tạo ra phần khung máy, gia công bo mạch, lắp ráp các linh kiện, đảm bảo điện thoại sản xuất ra đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ và cấp phép, tạo thành điện thoại hoàn chỉnh.
Một công ty có thể phụ trách một phần, hoặc toàn bộ các bước trong khâu sản xuất. Ví dụ, để chuyển từ một thiết kế bo mạch thành bảng mạch in (PCB) của điện thoại, nhà sản xuất sẽ phải lấy thiết kế, "in" lên các vật liệu đặc biệt, đôi khi bao gồm hơn 10 lớp để tạo thành bảng mạch.
Sau đó, họ sẽ dùng máy hàn bề mặt (SMT) để hàn linh kiện lên bảng mạch. Qua quá trình đó, chúng ta mới có được bản mạch dùng để lắp ráp vào điện thoại.
Công nhân lắp ráp sản phẩm tại nhà máy của Foxconn, đối tác sản xuất của nhiều thương hiệu lớn.
Phân phối sản phẩm: Sau khi đã có sản phẩm hoàn chỉnh, khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay khách hàng cùng với các dịch vụ sau bán hàng. Tuy đã hết quá trình sản xuất, việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng cũng phải trải qua nhiều bước như nghiên cứu thị trường, lựa chọn sản phẩm phù hợp, định giá, xây dựng kênh phân phối, kênh chăm sóc sau bán hàng...
Trong thực tế, quá trình từ phát triển sản phẩm đến khâu bán hàng có thể không thực sự tách biệt như đã nói ở trên. Quá trình thiết kế sẽ liên tục cần tới nhà sản xuất để có sản phẩm mẫu, nhằm cải thiện thiết kế qua nhiều phiên bản. Quyết định kinh doanh cũng phụ thuộc rất nhiều vào công suất, khả năng sản xuất chiếc điện thoại.
Do đó, có rất ít công ty có thể làm đủ các công đoạn nói trên. Đó là lý do sinh ra các khái niệm như IDH, OEM, ODM.
IDH, ODM hay OEM là gì?
Nói một cách đơn giản, đây là các công ty đảm nhiệm một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình tạo ra một chiếc điện thoại. Sự xuất hiện của các công ty chuyên biệt này giúp rút ngắn thời gian phát triển và ra mắt điện thoại.
IDH (Independent Design House): Theo website của Phòng Thương mại trực tiếp Trung Quốc (DCCC), IDH hay Nhà thiết kế độc lập là một công ty chuyên phát triển thiết bị cầm tay theo hợp đồng. Các IDH có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ quá trình phát triển, từ định nghĩa sản phẩm đến đàm phán về giấy phép, chứng nhận sản phẩm.
Theo DCCC, hầu hết IDH tại Trung Quốc đều được các kỹ sư có nhiều kinh nghiệm trong ngành công nghệ, phát triển và sản xuất thành lập. Một số IDH nhỏ chỉ thực hiện một, hai bước trong quy trình thiết kế như thiết kế kiểu dáng, cơ học, hoặc làm thầu phụ cho các IDH lớn hơn.
Theo mô hình phía trên, IDH sẽ là đơn vị phụ trách khâu nghiên cứu, phát triển, thiết kế điện thoại.
Smartphone là thiết bị rất phức tạp. Để thiết kế được smartphone hoàn chỉnh, các nhà sản xuất phải có nhân sự với kiến thức rất sâu về điện tử, thiết kế công nghiệp. Nếu không tự thiết kế, họ đơn giản có thể thuê một công ty thiết kế độc lập.
OEM (Original Equipment Manufacturer): Tạm dịch là Nhà sản xuất thiết bị gốc, khái niệm này được hiểu rất rộng. Nhiều công ty phân tích như Strategy Analytics, Counterpoint Research sử dụng OEM để chỉ các công ty sở hữu thương hiệu điện thoại như Apple, Samsung, Huawei, Xiaomi... Chính Qualcomm cũng sử dụng từ OEM để nói về các đối tác làm ra smartphone sử dụng linh kiện của họ.
Tuy nhiên, trong ngành sản xuất khái niệm OEM cũng thường được sử dụng để chỉ công ty sản xuất ra linh kiện gốc (như chip nhớ, màn hình...) hoặc công ty sản xuất thiết bị dựa trên thiết kế đã có sẵn từ đối tác.
Một khái niệm khác để chỉ các công ty sản xuất theo đơn hàng là EMS (Electronic Manufacturing Services). Đây là công ty có năng lực sản xuất, có sẵn nhà xưởng, nhân công, đối tác cung cấp linh kiện... Việc thuê EMS làm ra sản phẩm giúp các công ty tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, thay vì phải đầu tư vào các yếu tố trên.
Theo mô hình phía trên, EMS sẽ là đơn vị phụ trách khâu sản xuất, lắp ráp thiết bị.
ODM (Original Design Manufacturer): Tạm dịch là Nhà sản xuất thiết kế gốc, ODM là công ty làm cả vai trò nghiên cứu, thiết kế lẫn sản xuất, lắp ráp một thiết bị.
Các ODM thường sẽ sản xuất các thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của đối tác và cung cấp sản phẩm gần hoàn thiện. Công ty mua hàng từ ODM lúc này có thể thực hiện một số thay đổi cơ bản, nhận diện thương hiệu là có thể bán thiết bị trên thị trường.
Do thực hiện cả khâu thiết kế và sản xuất, thường thì ODM sẽ nắm bản quyền thiết kế, trí tuệ của sản phẩm. Họ có thể lựa chọn bán độc quyền sản phẩm của mình cho một đối tác, hoặc bán cho nhiều đối tác cùng khai thác.
Wingtech Technology là công ty ODM lớn nhất thế giới, nhưng hầu như không được người dùng phổ thông biết đến.
ODM là mô hình hiệu quả, tiết kiệm thời gian nhất để các thương hiệu nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Vì thế mô hình này được khai thác mạnh trong vài năm gần đây.
Tuy nhiên, các công ty ODM thường chỉ được những người trong ngành sản xuất biết đến. Wingtech là công ty ODM lớn, cung cấp sản phẩm cho phần lớn thương hiệu smartphone trên thế giới, nhưng có thể bạn chưa từng nghe đến công ty này.
Ngoài ra, một công ty có thể vừa là nhà sản xuất theo đơn hàng (EMS), vừa cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh (ODM).
Samsung, Apple, Xiaomi là IDH hay OEM?
Vậy các thương hiệu smartphone lớn nhất thế giới là IDH, ODM hay OEM? Câu trả lời không đơn giản, tùy thuộc vào từng thương hiệu và dòng sản phẩm.
Apple có thể coi là một dạng IDH khi họ sở hữu toàn bộ thiết kế, bản quyền trí tuệ các công nghệ dùng trên điện thoại của mình. Dòng chữ "Design by Apple in California" trên những chiếc iPhone có thể coi là "chứng nhận" về công nghệ của Apple. Tuy nhiên, khác với các công ty IDH thông thường, Apple chí có một khách hàng duy nhất là chính họ.
Các đối tác sản xuất iPhone (EMS) của Apple đều là những công ty Đài Loan. Foxconn là công ty nổi tiếng và có doanh thu lớn nhất, theo sau là Wistron, Pegatron và Compal.
Galaxy A6s, ra đời tháng 10/2018 là smartphone đầu tiên của Samsung do đối tác ODM Wingtech thực hiện.
Samsung gần như tự mình thực hiện đầy đủ các khâu bao gồm nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, lắp ráp và phân phối sản phẩm của mình. Tuy nhiên, từ năm 2018 họ bắt đầu sử dụng dịch vụ của các công ty ODM nhiều hơn.
Theo báo cáo về ngành sản xuất smartphone tại Trung Quốc, có 3% thiết bị của Samsung là do đối tác ODM tạo ra. Con số này sẽ tăng lên 8% trong năm 2019, thiết bị đều do Wingtech sản xuất.
Tỷ trọng sử dụng ODM năm 2018 và dự đoán năm 2019 của các thương hiệu smartphone lớn.
Huawei, Xiaomi đều kết hợp mô hình thiết kế gốc, OEM và ODM trong các sản phẩm của mình, nhưng tỷ trọng ODM của họ lớn hơn nhiều so với Samsung. Có 32% thiết bị của Huawei năm 2018 do đối tác ODM sản xuất. Con số này của Xiaomi lên tới 75%.
Vivo là công ty Trung Quốc hiếm hoi không thuê đối tác ODM. Điều đó có thể hiểu là họ tự thực hiện toàn bộ khâu thiết kế gốc để tạo ra một chiếc điện thoại.
Theo Zing
Xiaomi ra mắt xe trượt Scooter dành cho trẻ em, giá 840 ngàn đồng Xiaomi cuối tuần qua đã ra mắt một sản phẩm mới nhắm vào trẻ em. Nó là một chiếc xe trượt Scooter được tích hợp nhiều tính năng nhưng đi kèm giá bán cực kỳ phải chăng là 249 yuan (khoảng 840 ngàn đồng). Theo trang Gizmochina, chiếc xe trượt Scooter mới của Xiaomi đi kèm với thiết kế an toàn năm lần...