Xe cấp cứu vượt 135km lên TP.HCM, đưa bé gái bị viêm cơ tim nguy kịch đi tìm hi vọng sống giữa mùa dịch
Lên cơn sốc tim nặng nề, bé gái 10 tuổi được chuyển lên xe cấp cứu vượt quãng đường 135km thần tốc từ An Giang lên TP.HCM để tìm hi vọng sống.
Ngày 6/7, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ tại đây đã cùng nhau cứu mạng một trường hợp bệnh nhi với bệnh cảnh rất nặng.
Trước đó, một bé gái 10 tuổi ở An Giang lên cơn sốc tim nặng nề do viêm cơ tim tối cấp, mặt tái nhợt, không đáp ứng với vận mạch liều cao và bắt đầu có dấu hiệu tổn thương gan, thận do sốc kéo dài, nguy cơ tử vong rất cao.
Trước tình hình này, BV Sản – Nhi An Giang (tuyến trước tiếp nhận bé) đã điều xe cấp cứu, chuyển bé khẩn cấp lên TP.HCM.
Nhận được tin báo khẩn cấp từ đồng nghiệp tỉnh xa, BS CK2 Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi đồng TP vừa hội chẩn tư vấn qua điện thoại trong thời gian phía BV ở An Giang chuyển viện, vừa liên tục nhắn tin và sắp xếp việc cấp cứu tại khoa.
Theo quy định mùa dịch, bé khi đến viện sẽ được phân luồng và test nhanh COVID-19, sau đó chờ kiểm tra chính xác lại bằng PCR.
Các bác sĩ siêu âm đánh giá tình trạng cải thiện chức năng co bóp và ứ dịch buồng tim của bệnh nhi.
Video đang HOT
Tuy nhiên trước tình hình ngàn cân treo sợi tóc của bé, các bác sĩ chỉ còn cách trang bị kỹ đồ bảo hộ cá nhân và huy động ngay 4 ekip điều trị chờ sẵn.
Ekip 1 từ Ngoại Lồng Ngực, các bác sĩ lãnh nhiệm vụ đặt canula động mạch.
Ekip 2 là các bác sĩ khoa hồi sức tích cực khẩn trương đặt canula tĩnh mạch từ phía đối diện.
Tiếp đến, ekip thứ 3 lo việc tiếp liệu vật tư, pha thuốc, dịch truyền vận mạch và cân chỉnh máy ECMO.
Cuối cùng là một ekip hỗ trợ vòng ngoài, ghi hồ sơ y lệnh, đăng kí máu, biên bản hội chẩn thuốc…
Bé được tiến hành chạy ECMO.
Sau 50 phút kể từ khi đưa bệnh nhi đang thoi thóp vào phòng mổ, hệ thống ECMO lắp hoàn chỉnh.
Bác sĩ tất cả chuyên khoa có mặt, thay phiên hội chẩn tại giường cách hỗ trợ cho bé nhanh nhất có thể.
Cuối cùng bằng sự nỗ lực hết mình của các nhân viên y tế, bệnh nhi qua cơn nguy kịch. Niềm vui của các bác sĩ được nhân đôi khi nghe tin kết quả xét nghiệm PCR lấy trước đó là âm tính SARS-CoV-2.
Bệnh nhi đã hồi phục “thần kỳ”, qua cơn nguy kịch.
Sau khi bé gái tỉnh lại, em cho biết từ nhỏ đã sống xa người cha ruột, mẹ lại mất khả năng lao động.
Em sống và lớn lên nhờ tình thương yêu bao bọc của bà ngoại, của người cậu mợ và chị họ đang là sinh viên năm.
Ngày xảy ra sự việc, em bất ngờ sốt cao, mệt và ngất.
Rất may nhờ có nhiều tấm lòng hảo tâm kết nối, chi phí cả trăm triệu chạy ECMO của bé đã được hỗ trợ kịp thời.
Hiện tại bé đã được cai máy thở, cai máy ECMO và đang chờ ngày xuất viện trở về nhà.
Đừng chủ quan khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn!
Người bệnh sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường chỉ đau nhức, vẫn tỉnh táo nên chủ quan. Tuy nhiên, sau khoảng 6 đến 12 giờ, vết thương bắt đầu sưng, phù nề, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh nhân đang được bác sĩ thăm khám - BVCC
Nam bệnh nhân 45 tuổi, ở Trảng Bàng, Tây Ninh, đang đi cắt cỏ ngoài vườn thì bị rắn cắn, cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh.
Ngày 11.5, bác sĩ Nguyễn Xuân Vĩnh Phúc, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết: Bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng tay phải bị sưng phù, bầm xung quanh vết cắn. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiêm huyết thanh kháng nọc và được theo dõi rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, tổn thương gan thận cấp.
Hiện tại tình trạng bệnh nhân đã ổn định, đang được theo dõi các chỉ số cũng như tình trạng vết thương rắn cắn.
Theo bác sĩ Phúc, bệnh nhân phục hồi tốt nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, chỉ 1 giờ sau khi bị rắn cắn. Người bệnh sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thường vết thương chỉ đau nhức, vẫn tỉnh táo nên chủ quan. Tuy nhiên, sau khoảng 6 đến 12 giờ, các nơi bị rắn cắn bắt đầu sưng, phù nề, nếu không được cấp cứu kịp thời thì người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Hiện nay, miền Nam đang bước vào mùa mưa, theo bác sĩ Phúc, đây cũng là mùa của các loài rắn sinh sôi, phát triển nên số trường hợp nhập viện vì rắn cắn ngày càng nhiều.
Bác sĩ Phúc khuyến cáo, người dân cần phải thận trọng, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. Nếu bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bé 8 tuổi hồi phục ngoạn mục sau tai nạn giao thông Sau gần 3 tháng điều trị tại Khoa Hồi sức ngoại, tình trạng trẻ cải thiện dần, vết thương ghép da tiến triển tốt, trẻ tỉnh táo, được chuyển Khoa Ngoại chỉnh hình điều trị tiếp thêm 1 tháng nữa trẻ lành lặn vết thương và được xuất viện. Bé xuất viện sau hơn 3 tháng điều trị Trước đó, ngày 6/12/2020, Bệnh...