‘Xây’ thương hiệu, tăng giá trị nhung hươu Quỳnh Lưu
Nghề nuôi hươu đã xuất hiện tại huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai từ nhiều năm qua. Mới đây huyện Quỳnh Lưu đã vinh dự được công nhận nhãn hiệu “ Nhung hươu Quỳnh Lưu”.
Cần xây dựng thương hiệu sản phẩm
Nghệ An được biết đến là địa phương nuôi hươu đầu tiên trong toàn quốc, trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Đầu tiên là ở xã Tiến Thủy – nơi được cho là đã nuôi hươu từ năm 1926, sau đó lan dần ra các xã khác. Những năm 1990, nghề nuôi hươu đặc biệt phát triển ở huyện Quỳnh Lưu và huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, cơn sốt hươu những năm này chủ yếu là sốt con giống, đã đẩy giá con giống hươu lên rất cao. Sau đó, khi cơn sốt con giống hạ xuống, con hươu trở lại với giá trị đích thực của nó là lấy nhung làm dược liệu. Trên dưới mười năm nay nghề nuôi hươu phát triển ổn định và khá bền vững.
Trại nuôi hươu của ông Lê Trần Tráng xã Quỳnh Vinh. Ảnh: Nhật Lân
Theo thống kê của huyện Quỳnh Lưu, năm 2015, toàn huyện có trên 14.000 con hươu, nai; sản lượng nhung thu về khoảng 4 tấn, tương đương khoảng 32 tỷ đồng (bán thô). Đây là nguồn thu rất lớn không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế huyện nhà mà nhiều hộ dân ở Quỳnh Lưu sản phẩm nhung hươu đã trở thành nguồn thu nhập chính trong năm. Đơn cử như ở xã Quỳnh Tân, tổng thu nhập toàn xã năm 2015 đạt 307 tỷ đồng, trong đó, ngành chăn nuôi đạt trên 65 tỷ đồng (thu từ nhung hươu, lộc nai 4,8 tỷ đồng).
Ở thị xã Hoàng Mai (mới tách từ huyện Quỳnh Lưu từ năm 2010) nghề nuôi hươu cũng khá phát triển. Hiện nay toàn thị xã có khoảng 7.000 con hươu, tập trung chủ yếu ở các xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Vinh. Mặc dù có từ lâu đời, tổng đàn lớn, cho thu nhập cao và khá ổn định, thế nhưng, nghề nuôi hươu ở huyện Quỳnh Lưu vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nguồn giống nuôi chưa được tuyển chọn một cách khoa học; quy trình nuôi cũng như việc khai thác nhung hươu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thiếu nghiên cứu một cách khoa học. Sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là bán nhung tươi, thiếu chế biến và tinh chế sâu…
Đặc biệt, mặc dù là một sản phẩm quý, có danh tiếng tốt trên thị trường, nhưng hàng chục năm nay nhung hươu Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai chưa được quan tâm xây dựng thương hiệu, việc quản lý chất lượng và phát triển thị trường, vì vậy còn rất hạn chế.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh nhung hươu Quỳnh Lưu – Hoàng Mai cho biết: Từ những căn cứ trên đây, có thể thấy rằng, việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Nhung hươu Quỳnh Lưu” là việc làm hết sức cần thiết. Qua đó, nhằm quản lý tốt hơn chất lượng sản phẩm nhung hươu, nâng cao danh tiếng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm nhung hươu trên thị trường.
Các sản phẩm sử dụng nhung hươu. Ảnh: Văn Trường
Cơ hội nâng chất lượng, giá trị
Video đang HOT
Sau 3 năm nỗ lực xây dựng, được sự hỗ trợ hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ, cùng các ban, ngành, nhung hươu Quỳnh Lưu đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng công nhận. Việc được công nhận nhãn hiệu “Nhung hươu Quỳnh Lưu” rất có ý nghĩa, nhằm nâng nâng cao giá trị sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhung hươu của 2 địa phương trên.
Sản phẩm nhung hươu gồm nhung tươi sơ chế đóng gói hút chân không và nhung tươi ngâm rượu… Nhãn hiệu chứng nhận “Nhung hươu Quỳnh Lưu” được đăng ký bảo hộ, sử dụng, quản lý và khai thác có hiệu quả tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp người tiêu dùng sử dụng đúng sản phẩm, đảm bảo nguồn gốc và chất lượng đặc thù.
Ngoài việc được công nhận nhãn hiệu chứng nhận nhung hươu Quỳnh Lưu, trong dịp này, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai tiến hành Đại hội thành lập Hội Sản xuất và Kinh doanh nhung hươu Quỳnh Lưu, nhiệm kỳ 2021-2025. Ông Nguyễn Văn Hùng đã được bầu làm Chủ tịch hội.
Nghề nuôi hươu đem lại thu nhập tốt cho nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Việt Hùng
Tại đại hội lần thứ nhất, ban tổ chức đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập hội và cho phép tiến hành đại hội. Đại hội đã thảo luận, thông qua Điều lệ Hội Sản xuất và Kinh doanh nhung hươu; các tham luận góp ý về xây dựng quy chế sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm nhung hươu Quỳnh Lưu và bầu Ban Chấp hành hội nhiệm kỳ 2021-2025. Đây là tổ chức có vai trò, nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu “Nhung hươu Quỳnh Lưu” cũng như hỗ trợ, chia sẻ nhau trong việc chăn nuôi hươu và sản xuất, chế biến sản phẩm nhung hương.
Hiện nay Công ty cổ phần Khoa học xanh HIDUMI Pharma (Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện dự án) đã đứng ra thu mua, sản xuất, chế biến sâu nhung hươu trên địa bàn 2 địa phương trên và đã có các sản phẩm rất được các khách hàng ưa chuộng như; Nhung hươu khô tán bột, rượu nhung hươu đông trùng hạ thảo – dược liệu… Đặc biệt, các sản phẩm của công ty đều được chế biến theo quy trình công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; đảm bảo chất lượng và tạo sự yên tâm cũng như hiệu quả cho người sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh nhung hươu Quỳnh Lưu – Hoàng Mai
Lộc hươu – một đặc sản của Quỳnh Lưu (Nghệ An). Ảnh: T.H
Do đầu ra nhung hươu ổn định, được Công ty cổ phần Khoa học xanh HIDUMI Pharma thu mua, chế biến sản xuất nên người nuôi hươu của 2 địa phương trên yên tâm để chăn nuôi hươu, góp phần tăng giá trị kinh tế cho nghề này.
Với chiến lược đầu tư theo hướng bền vững của Công ty cổ phần Khoa học xanh HIDUMI Pharma, đây sẽ là một cú hích để nâng cao giá trị cho “Nhung hươu Quỳnh Lưu”. Đưa sản phẩm quý giá này trở thành một thương hiệu quốc gia vươn mình ra thế giới.
Làm sao để những đường mới ở Nghệ An không thành "cung đường tử thần"?
Nhiều tuyến đường ở Nghệ An được đầu tư xây dựng hiện đại, đường thẳng đẹp nhưng TNGT xảy ra liên tục.
Đường Vinh - Cửa Lò đã thông xe nhưng có quá nhiều nút giao hình thái phức tạp tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT
Tháng 4/2017, đường N5 nối QL1 đi QL7 Hòa Sơn, Đô Lương (nay là QL7C) hoàn thành. Con đường chiến lược vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ các huyện phía Tây, tỉnh Nghệ An về khu công nghiệp Nam Cấm và các cảng biển đã mở toang cơ hội phát triển, kết nối giao thương. Nhưng kèm theo đó là những vụ TNGT nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra.
Liên tiếp trong 2 năm từ 2017 - 2019, trên tuyến này đã ghi nhận hàng chục vụ TNGT làm nhiều người chết, bị thương, thiệt hại về tài sản cũng khó thống kê hết.
Khi phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn, ngoài lỗi chủ quan của người tham gia giao thông như: đi không đúng làn đường, thiếu quan sát thì không thể không kể đến yếu tố tổ chức giao thông.
Tuyến đường cho phép chạy tốc độ cao nhưng tồn tại nhiều nút giao đồng mức với đường thôn xóm. Nhiều vị trí bị che khuất tầm nhìn do nút giao có hình thái phức tạp, xiên chéo, khuất tầm nhìn.
Sau đó, để khắc phục, Ban ATGT tỉnh Nghệ An, Sở GTVT đã không ít lần phải cải tạo bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo nguy hiểm, gồ giảm tốc... Nhưng do các biện pháp thực hiện sau không đồng bộ nên đến nay TNGT vẫn xảy ra. Mỗi khi nhắc đến đường N5 hay QL7C, ai cũng phải lắc đầu ngao ngán mà gọi nó với cái tên "cung đường tử thần".
Những vụ TNGT liên tiếp khiến đường N5 (QL7C) trở thành nỗi ám ảnh với người dân xứ Nghệ
Tình cảnh tương tự cũng xảy ra trên tuyến đường 35 nối từ QL46 (xã Nghi Ân) đi đường ven Sông Lam (QL46C). Đường hoàn thành năm 2018, và cũng từ đó đến nay có hơn chục vụ TNGT chết người xảy ra.
Đáng nói, nơi xảy ra tai nạn lại chủ yếu tập trung ở các điểm giao cắt như: nút giao QL46 (Nghi Ân), nút giao với đường Vinh - Cửa Hội (xã Hưng Lộc); nút giao đường Lê Quý Đôn, nút giao với đường 90 m (xã Nghi Đức).
Theo Ban ATGT tỉnh Nghệ An, các tuyến đường mới mở sở dĩ thường xuyên xảy ra tai nạn là do lưu lượng xe nhiều và chạy tốc độ cao, từ phía đường dân sinh, nhiều người đi đường chưa có thói quen ra đường lớn và thiếu tập trung, không quan sát nên rất dễ mắc phải.
Tuy nhiên, một thực tế ai cũng nhìn thấy đó là việc tổ chức giao thông ở các nút giao chưa phù hợp. Như vị trí giao với QL46 là giao dạng ngã ba xiên chéo, các ngã tư giao khác thì không có đèn tín hiệu, đèn cảnh báo...
Đường 35m nối QL46 lên đường ven sông Lam mới hoàn thành chưa lâu cũng liên tiếp xảy ra tai nạn chết người
Đầu năm 2021, Dự án đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò lần đầu tiên thông tuyến sau hơn 10 năm triển khai. Khi đi trên tuyến đường, chúng tôi không khỏi lo ngại khi mà trên tuyến có quá nhiều điểm giao cắt với đường liên xã, liên thôn và đường xóm.
Đáng nói, gần như tất cả các nút giao đều dưới hình thái phức tạp, nơi thì xiên chéo, nơi thì bị che khuất tầm nhìn bởi nhà cửa, cây cối; có nơi chênh cao độ tạo thành đường lên dốc nguy hiểm.
Trong khi đó, tuyến chính là đường thẳng đẹp, lưu thông 2 chiều tách biệt, có dải phân cách giữa nên phương tiện lưu thông tốc độ rất cao. Nguy cơ TNGT hiển hiện trước mắt.
Trả lời câu hỏi của PV, Báo Giao thông về việc tỉnh Nghệ An sẽ có biện pháp gì để phòng ngừa TNGT khi tuyến đường đưa vào khai thác, ông Nguyễn Quế Sự, Phó Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho biết: Phải thừa nhận đường Vinh - Cửa Lò có nhiều nút giao to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế Sở GTVT đã tính đến phương án đảm bảo ATGT đường Vinh - Cửa Lò. Từ biển báo hiệu ra vào nút giao, gờ giảm tốc, biển chỉ dẫn, vạch sơn... đều đã được tính toán và có trong hồ sơ thiết kế.
Dự án triển khai thi công từ lâu, đến nay cơ bản thông tuyến, thông xe vệt 7m theo chỉ đạo của UBND tỉnh, còn việc hoàn thiện các hạng mục: đường ngang, biển báo, đèn tín hiệu... thì vẫn đang tiếp tục được thực hiện.
"Sau khi thông xe tạm, tỉnh cũng đã giao Sở GTVT phối hợp với UBND TP Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò và Công an tỉnh thành lập đoàn đi kiểm tra hiện trường rà soát lại toàn tuyến để khi đường đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo an toàn nhất. Qua đó, đoàn cũng thấy rằng có những biến động cần vi chỉnh, có nút giao cần bổ sung thiết kế... Hiện nay Sở đã tập hợp báo cáo UBND tỉnh để cho đầu tư. Dự kiến chậm nhất quý IV/2021 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Sự cho hay.
Thanh niên tàn tật ở Nghệ An nhiệt tâm sửa chữa xe đạp cũ tặng học sinh nghèo Dẫu cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, bản thân bị tàn tật, nhưng anh Trần Văn Thành (29 tuổi) ở xã Đại Đồng, huyện Thanh Chương vẫn nhiệt huyết với công việc thiện nguyện, mong muốn chia sẻ nhiều hơn với cộng đồng. Vươn lên từ hoạn nạn Có mặt tại nhà Thành ở xóm Thanh Sơn, xã Đại Đồng, khi...