Xảy ra giẫm đạp trong cuộc diễu hành tại New York, Mỹ
Ngày 26/6, một vụ giẫm đạp đã xảy ra trong một cuộc diễu hành trên đường phố thành phố New York của Mỹ khi hàng trăm người bỏ chạy tán loạn do tưởng nhầm tiếng nổ của pháo hoa là tiếng súng.
Người dân tham gia cuộc diễu hành dành cho cộng đồng LGBT tại thành phố New York, Mỹ, ngày 26/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sở Cảnh sát thành phố New York (NYPD) cho biết lực lượng an ninh đã không hề bắn phát súng vào thời điểm đó. May mắn là không có người bị thương nghiêm trọng trong vụ giẫm đạp.
Hàng chục nghìn người đã tham gia sự kiện dành cho cộng đồng LGBT tại New York (New York Pride parade). Đây là sự kiện lớn thứ hai tại Mỹ, sau cuộc diễu hành ở San Francisco và là sự kiện tuần hành đầu tiên của cộng đồng này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Các nhà khoa học đánh giá thời điểm thế giới có thể cởi bỏ khẩu trang
Trong bối cảnh số ca nhiễm biến thể Omicron hiện đã giảm đáng kể, dư luận đang đặt câu hỏi rằng nhân loại sẽ còn phải đeo khẩu trang trong bao lâu nữa.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan vấn đề này, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện nghiên cứu đánh giá về lợi ích của việc đeo khẩu trang trong bối cảnh 70-90% dân số nước này đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Họ cho rằng kết quả nghiên cứu này cũng có thể ứng dụng với các quốc gia khác, theo đó có thể ước lượng về thời gian cần khuyến nghị người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa dịch bệnh.
Cũng như nhiều nghiên cứu trước đó, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ - đăng trên The Lancet Public Health ngày 8/3 - khẳng định rằng việc đeo khẩu trang có thể giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19, tuy nhiên mức độ hiệu quả ở các khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine khác nhau còn chưa rõ ràng.
Nghiên cứu xem xét tình hình ở Mỹ và Ấn Độ. Hiện khoảng 65% dân số Mỹ và gần 60% dân số Ấn Độ (trong đó có hơn 82% số người trưởng thành) đã được tiêm chủng đầy đủ cho đến ngày 6/3. Các cơ quan y tế ở Ấn Độ vẫn kêu gọi người dân tiếp tục sử dụng khẩu trang khi tới địa điểm công cộng, đồng thời duy trì thực hiện các biện pháp phòng dịch thích hợp ngay cả khi biểu đồ dịch tễ đã khả quan hơn đáng kể tình hình dịch bệnh đang giảm dần. Trong ngày 8/3, Ấn Độ ghi nhận 3.993 ca mắc mới COVID-19 - con số thấp nhất ghi nhận theo ngày kể từ tháng 5/2020. Trong khi đó, tại Mỹ, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) lại cho rằng hiện khoảng 93% dân số Mỹ sống ở các khu vực có tỷ lệ mắc COVID-19 ở mức thấp đủ để người dân không cần đeo khẩu trang trong không gian khép kín.
Theo nghiên cứu trên, nếu nước Mỹ đạt tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 ở mức 90% dân số vào ngày 1/5, việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn chặn 6,29 triệu ca mắc bệnh, 136.700 ca nhập viện và 16.000 ca tử vong. Còn trong trường hợp tỷ lệ bao phủ vaccine đạt 80% vào ngày 1/5/2022, việc sử dụng khẩu trang sẽ ngăn chặn được 7,66 triệu ca mắc bệnh, 174.900 ca nhập viện và 20.500 ca tử vong.
Các tính toán cho thấy chi phí đeo khẩu trang của mỗi người chưa tới 1,25 USD/người/ngày.
Ông Peter Hotez - bác sĩ nhi khoa và virus học thuộc trường Đại học Y khoa Baylor (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu trên - cho biết: "Những phát hiện của chúng tôi đã chỉ ra một chút ánh sáng cuối đường hầm, cho thấy rằng việc đeo khẩu trang không cần phải duy trì mãi mãi, nhưng đây vẫn sẽ là một công cụ quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 khi chúng ta bước vào giai đoạn tiếp theo của đại dịch".
Mặc dù sự gia tăng số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron đang giảm trên toàn thế giới, các nhà khoa học cho biết virus SARS-CoV-2 vẫn có nguy cơ đột biến gene dẫn đến sự xuất hiện của nhiều biến thể mới.
Dầu thô của Nga chính thức có tên trong danh sách cấm nhập khẩu của Mỹ Trong phát biểu ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong khi Nga đang triển khai chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine. Tại một trạm bán xăng ở Brooklyn, New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Trước đó, các hãng tin của Nga dẫn lời Phó Thủ tướng...