Xây mô hình trên sân trường để giáo dục giao thông và biển đảo cho học sinh
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập ( Quảng Nam) đã xây dựng mô hình luật Giao thông Đường bộ và sa bàn biển đảo Việt Nam ngay trên sân trường để giáo dục cho học sinh.
Xây dựng mô hình giao thông trên sân trường
Thầy giáo Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết: Cuối năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ của huyện và nguồn xã hội hóa, nhà trường tiến hành xây dựng mô hình này, bao gồm hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, đường một chiều, vòng xuyến, vỉa hè…
Mô hình giao thông được xây dựng trên sân trường
Theo thầy Phương, khi huyện đầu tư để làm sân trường, thầy yêu cầu làm đường theo mô hình giao thông, sau đó được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, trường lắp đặt thêm các biển báo, trụ đèn tín hiệu… và đến nay đã hoàn thiện.
“Muốn giảm tai nạn giao thông thì phải giáo dục các em ngay từ nhỏ. Từ thực tế mô hình này ngay tại sân trường sẽ giúp các em học sinh dễ tiếp cận hơn với luật Giao thông Đường bộ, nhất là với các em học sinh miền núi”, thầy Phương nói.
Một góc sa bàn biển đảo Việt Nam trên sân trường
Với mô hình giao thông ngay tại sân trường, nhà trường từng bước hướng dẫn học sinh đi đúng làn đường của mình và theo tín hiệu đèn giao thông.
Tuy nhiên, để tiến hành xây dựng mô hình này, nhà trường gặp không ít khó khăn do không có chuyên môn, kinh phí nên phải tham khảo trên mạng xã hội. Cả giáo viên của trường cùng chung tay thực hiện từ thiết kế đến xây dựng…
Giữa mùa dịch Covid-19, tất cả học sinh được nghỉ học thì hiệu trưởng cùng vài giáo viên khác ở lại trường để tiến hành hoàn thiện mô hình.
Video đang HOT
Thầy Phương cho rằng, mặc dù hạ tầng giao thông vùng cao Nam Trà My này những năm vừa qua từng bước được đầu tư xây dựng đến từng thôn nóc nhưng nhận thức về luật Giao thông Đường bộ của người đồng bào vẫn còn hạn chế.
Giáo viên của trường giới thiệu về sa bàn biển đảo Việt Nam đến các em học sinh
Đối với học sinh của trường, các em lại càng khó tiếp cận vì ít khi các em được tiếp xúc với đường đô thị với đủ các loại biển báo, đèn tín hiệu trên đường nên việc giúp cho các em nắm bắt được cơ bản Luật giao thông đường bộ cũng là nhiệm vụ của giáo viên của trường. Do đó, mô hình giao thông thực tế đặt trong sân trường cũng là giáo dục học sinh nâng cao hiểu biết của mình.
Xây dựng sa bàn biển đảo Việt Nam
Song song với mô hình giao thông, nhà trường còn thiết kế và xây dựng sa bàn bản đồ Việt Nam đặt trong khuôn viên nhà trường. Qua đó tuyên truyền trực quan cho học sinh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước.
Toàn cảnh mô hình giao thông và sa bàn biển đảo Việt Nam trên sân Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập
Ngoài giờ học chính khóa, tranh thủ giờ giải lao, giờ hoạt động ngoại khóa, thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập dẫn học sinh ra giới thiệu về sa bàn để giáo dục về biển đảo cho các em.
Cô Trần Thị Tú Điển (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1) cho rằng, viẹc giáo dục ve chủ quyen bien đảo trên mô hình sa bàn ngay tại sân trường giúp học sinh hình dung, nắm bắt được vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực nào trên Biển Đông, thuộc tỉnh nào của nước ta. Thứ hai, mô hình này nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu biển đảo Việt Nam.
“Hình thức tuyên truyền này đã giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức lịch sử, địa lý, khơi dậy trong mỗi học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, nhất là tình yêu biển đảo”, cô Điển nói.
Sa bàn có diện tích 120m2, thiết kế bản đồ đất nước Việt Nam bao gồm khu vực Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thầy Hiệu trưởng Lê Huy Phương cho biết, hai mô hình được xây dựng tại sân trường với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng là nỗ lực rất lớn của thầy cô của trường, nhất là ở vùng núi còn nhiều khó khăn như Nam Trà My. Hai mô hình này đã mang lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho các em học sinh ở vùng núi cao này.
Thầy cô vùng cao "làm đẹp" cho học sinh sau đợt nghỉ dài vì dịch Covid-19
Cứ mỗi lần sau kì nghỉ dài ngày như nghỉ hè, lễ, Tết và mới đây là đợt nghỉ tránh dịch Covid-19, thầy cô vùng cao lại xắn tay áo lên cắt tóc, cắt móng tay chân "làm đẹp" cho học trò.
Những ngày học sinh đi học trở lại sau kì nghỉ dài vì dịch Covid-19, cô Nguyễn Thị Thu Ba - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) bận rộn hơn với công việc "làm đẹp" cho các em học sinh trong trường.
Cô Thu Ba cắt tóc cho học sinh của trường
Cô Thu Ba cho biết, sau kì nghỉ dài, các em học sinh ở các thôn, nóc xa trở lại trường em nào móng tay, tóc cũng dài ra. Thấy vậy nên cô "trổ nghề", cắt tóc và móng tay cho các em gọn gàng. Cắt xong, cô lại dẫn các em đi tắm gội cho sạch sẽ vì đầu em nào chí cũng nhiều.
Cô giáo cắt móng tay cho các em.
Cô Thu Ba chia sẻ, do người đồng bào đi làm rẫy, không có thời gian, ít quan tâm đến con cái và nhất là không có chỗ cắt tóc nên tóc các em cứ thế dài ra. Còn móng tay chân, nếu dài quá thì bố mẹ lại dùng... dao cắt cho con.
Trước đây ở điểm trường thôn, cô Thu Ba cũng đã "rành nghề" này rồi nên giờ việc cắt tóc, gội đầu, cắt móng tay cho các em là chuyện nhỏ đối với cô.
"Ở các thôn, nóc không có dụng cụ để phụ huynh cắt tóc, móng tay cho các em nên mỗi lần trở lại trường là giáo viên chúng em phải cắt cho học sinh", cô Thu Ba chia sẻ.
Làm đẹp cho các em học sinh nữ
Là trường vùng cao nên cái gì cũng khó, dụng cụ để cắt tóc, bấm móng tay cho các em của cô cũng được các mạnh thường quân hỗ trợ.
Kỉ niệm hớt tóc cho các em mà cô Thu Ba nhớ nhất là năm trước, khi còn ở điểm trường Tu Gia (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam), cô định cắt tóc cho một em học sinh nữ nhưng sợ ba mẹ la nên em này về xin cha mẹ.
Cha mẹ học sinh này bảo nếu cô giáo cắt đẹp thì để cho cô cắt. "Tiếng lành đồn xa", cả học sinh và thanh niên ở thôn này kéo đến điểm trường nhờ cô cắt tóc giùm.
Nhờ có "tay nghề cao" nên khi về điểm trường chính, cô Thu Ba "phụ trách" luôn việc cắt tóc, móng tay cho học sinh lớp mình chủ nhiệm và các em học sinh trong trường.
Thầy Võ Đăng Chín - Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Don (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) cho biết, giáo viên của trường cũng thường xuyên cắt tóc, móng tay cho học sinh, nhất là sau kì nghỉ hè hay lễ, Tết.
Thầy giáo Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Don cắt tóc cho học sinh.
Thầy Chín cho biết, ở vùng cao, mỗi lần cắt tóc là phải xuống tới trung tâm huyện, phải đi bộ cả ngày đường vì ở các thôn, nóc hay trung tâm xã đều không có tiệm cắt tóc. "Đặc biệt mỗi lần cắt tóc là tốn 20 ngàn nên học sinh "nhác" cắt tóc, do đó giáo viên phải cắt cho các em", thầy Chín nói.
Thầy Chín cũng cho hay, ở trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Don này có nhiều em học sinh cũng biết cắt tóc nên cũng có lúc các em xin phép thầy cô của trường tự cắt cho nhau. Hoặc khi giáo viên thấy nhiều em học sinh tóc, móng tay dài là đề xuất cắt cho các em gọn gàng, sạch sẽ.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trà Don hiện có 210 học sinh, trong đó 205 em là con em đồng bào Ca Dong, Xê Đăng. Trong số số các em học sinh đồng bào này, nhà nước hỗ trợ nuôi 145 em ăn học vì nhà xa, hoàn cảnh khó khăn...
Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao môn địa: Phạm vi lãnh thổ Vào lúc 19 giờ hôm nay 21.4, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 môn địa lý tại địa chỉ thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Chương trình Bí quyết ôn thi THPT quốc gia đạt điểm cao năm 2020 hôm nay sẽ phát sóng chuyên đề đầu tiên của môn...