Xây dựng xã hội học tập: Giải pháp “kiềng 3 chân”
Sáng 14/1, Trường ĐH Mở Hà Nội phối hợp với Trung tâm GD thường xuyên tỉnh Nam Định tổ chức Tọa đàm “ Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam: Thực tiễn và giải pháp công nghệ hỗ trợ”.
TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội (ở giữa), ông Nguyễn Hồng Sơn – nguyên phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (ngoài cùng bên phải) và ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định chủ trì buổi Tọa đàm
Xây dựng môi trường học tập số
Phát biểu đề dẫn, TS Dương Thăng Long – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội nhấn mạnh, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng không chỉ với ngành Giáo dục mà của toàn xã hội.
Với mỗi người dân, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành đều có nhu cầu học tập. UNESCO đã xác định 4 trụ cột: Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để khẳng định mình”. Đây được coi là triết lý giáo dục phù hợp với nền giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Viện dẫn việc học tập không chỉ diễn ra ở nhà trường mà có thể học mọi lúc, mọi nơi; TS Dương Thăng Long cho biết, một khảo sát ở Mỹ cho thấy: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 có thời gian học tập chính thức ở trường khoảng 18,5%. Càng đến tuổi trưởng thành, thời gian học tập ở trường ngày càng ít đi; thời gian học tập ngoài nhà trường sẽ tăng lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn, học tập của người dân luôn luôn được thúc đẩy. Từ những lớp bình dân học vụ, nay đã có các văn bản, nghị quyết của Đảng nhằm thúc đẩy xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân có cơ hội học tập suốt đời.
Theo đó, một trong những vấn đề được xã hội quan tâm là phát triển giáo dục theo hướng mở và xây dựng tài nguyên học liệu mở; đồng thời đa dạng hóa mô hình học tập; chú trọng phát triển đào tạo từ xa, xây dựng môi trường học tập mở, tạo cơ hội cho người dân học tập suốt đời.
Toàn cảnh buổi Tọa đàm
TS Dương Thăng Long khẳng định, công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực người dân trong quá trình học tập. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc xây dựng mô hình xã hội học tập, công dân học tập là rất cần thiết. Mô hình này có 3 điểm mấu chốt gồm: Phương tiện học tập, điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, và trường đại học. Theo đó, mọi người có thể chia sẻ tri thức với nhau, để tạo thành giáo dục chia sẻ.
Với 68 triệu người sử dụng Internet, con số này còn phát triển hơn nữa. Vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta không xây dựng và phát triển môi trường học tập số. Đây là vấn đề đáng quan tâm và là xu hướng phát triển ngay trong tương lai gần. Trường ĐH Mở Hà Nội sẽ hỗ trợ, đồng hành và hỗ trợ học tập từ xa, học tập ngắn hạn trên môi trường số. Tuy nhiên cần có sự kết nối chặt chẽ từ chính quyền địa phương, các đơn vị triển khai và các trường đại học.
Video đang HOT
Phát triển từ các “chân rết”
Nhấn mạnh, xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn và ngày càng phát huy hiệu quả; Ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định – cho rằng, vấn đề cần quan tâm là cần phát triển công dân học tập. Các trung tâm giáo dục thường xuyên có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội học tập, công dân học tập và thúc đẩy học tập số.
TS Dương Thăng Long phát biểu đề dẫn
Ông Vũ Xuân Mai – Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Nam Định cho rằng, cần đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên để từng bước xây dựng hệ thống giáo dục mở. Thực hiện việc đánh giá, công nhận văn bằng theo quy định của Luật Giáo dục 2019, khuyến khích người dân có thể học tập, nâng cao trình độ theo bất kỳ con đường nào mà đạt chuẩn đầu ra.
Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai công nghệ hiện đại trên nền tảng Internet vào dạy học như: E-learning, công nghệ truyền hình, dạy học trực tuyến… phù hợp với mỗi hình thức học tập, bảo đảm các tiêu chí: Vừa đủ, kịp thời, cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên, liên tục, tiết kiệm chi phí…
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT), xây dựng xã hội học tập vốn dĩ là đặc trưng của xã hội. Hiểu đơn giản, xã hội học tập là xã hội mà người dân được học tập suốt đời và Nhà nước chăm lo cho người dân trong học tập suốt đời.
Hiện nay, xã hội học tập ngày càng phát triển, với 5 mô hình cụ thể: Công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị học tập. Như vậy, xã hội học tập đã có đường đi rõ ràng; có cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai.
Đại biểu thảo luận tại buổi Tọa đàm
Về công dân học tập, ông Nguyễn Hồng Sơn thông tin, Hội Khuyến học đang chủ trì xây dựng Đề án Mô hình công dân học tập. Dự kiến đầu quý IV, Thủ tướng sẽ ký ban hành. Đây được coi là một trong những thành công nhất trong chuyển đổi số quốc gia; trong đó có tiêu chí về khả năng sử dụng công nghệ. Mục tiêu là, 3 năm đầu sẽ hình thành công dân số, các vấn đề còn lại sẽ từng bước triển khai thực hiện.
“Chốt” lại vấn đề, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên nhấn mạnh đến giải pháp “Kiềng 3 chân”: Bộ GD&ĐT (Giáo dục thường xuyên) – Hội Khuyến học và mạng lưới các trường đại học; trong đó các trung tâm giáo dục thường xuyên ở địa phương chính là những chân rết.
Nhân dịp này, Trường ĐH Mở Hà Nội, Sở GD&ĐT Nam Định đã cắt băng khánh thành phòng học công nghệ đa năng tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh.
Hệ sinh thái GD trực tuyến - điểm nhấn cho triết lý giáo dục mở
GD trực tuyến không còn giới hạn là một hệ đào tạo như một số quan niệm trước đây mà dần trở thành một hệ sinh thái, điểm nhấn cho triết lý GD mở tại Việt Nam.
Giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Ảnh minh họa
Tăng số lượng lẫn chất lượng
TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến tại Việt Nam khẳng định: Dạy truyền thống tập trung được thay thế cho phân tán với ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách triệt để.
Người học từ tiếp cận thuyết giảng nay chuyển sang tự học theo định hướng của người dạy với tài nguyên số ngày một tăng. Người dạy cũng phải thay đổi từ thuyết giảng giáp mặt sang cung cấp các nội dung số cho người học và hướng dẫn họ tìm kiếm tài nguyên số phục vụ cho quá trình học tập.
Tại Việt Nam, GD trực tuyến có từ nhiều năm nay, với sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực hiện dạy học trực tuyến nói chung, trong bối cảnh dịch Covid-19 nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Phạm Đức Quang - Viện Khoa học GD Việt Nam nhấn mạnh: Để dạy học trực tuyến đạt chất lượng, hiệu quả cần phải tiếp cận tổng thể. Nhiều nhà khoa học, GD đã đề cập đến Hệ sinh thái GD trực tuyến (HSTGDTT).
HSTGDTT là một HSTGD dựa trên nền tảng công nghệ số (E-learning), hướng đến nguyện vọng, nhu cầu đa dạng của mọi người học và chủ yếu triển khai theo phương thức GD từ xa. Với ưu điểm và thế mạnh của công nghệ, HSTGDTT được kỳ vọng là phương thức đổi mới toàn diện GD trên toàn thế giới.
Việt Nam đã tiếp cận HSTGDTT và bước đầu có mô hình như HSTGD thông minh Smart Education. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ban đầu có được, thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan cần cải thiện, nhất là về cách thức quản lý, tổ chức thực hiện, chính sách đầu tư, đội ngũ....
Người học đã và đang tiếp cận tốt với phương pháp và hệ sinh thái GD mới. Ảnh minh họa
Ông Quang cho biết: Các bậc cha mẹ, nhà GD, nhà hoạch định chính sách và người học bày tỏ một số lo ngại tiềm ẩn khi học trực tuyến. Cụ thể, do học tập trực tuyến trên nền tảng công nghệ nên người học có thể cô lập, ảnh hưởng cản trở sự phát triển tình cảm, xã hội, giao tiếp và thể chất.
Không phải ai cũng biết cách học và sẽ phát triển nhờ tự học, tự định hướng việc học. Mỗi người sẽ học với phong cách học tập khác nhau và không phải ai cũng phù hợp với GD trực tuyến. Công nghệ sẽ dần làm mất đi những ưu điểm của GD truyền thống, điển hình là tương tác trực tiếp.
"Một bộ phận giáo viên hay các nhà GD, nhất là những giáo viên đã lớn tuổi không biết dùng máy tính, không biết cách tạo lớp học ảo... nên không thể tự tổ chức lớp học online. Mặt khác, rất khó để đánh giá chất lượng của tài liệu GD hay bài giảng trực tuyến và chất lượng người học sau khi học", PGS.TS Phạm Đức Quang bày tỏ băn khoăn.
Bước đột phá quan trọng của GD
Đề xuất xây dựng HSTGDTT, PGS.TS Phạm Đức Quang kiến nghị cần bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho HSTGDTT như xây dựng nền tảng điện toán đám mây, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, ứng dụng Big data...
Về chất lượng GD trực tuyến, điều đầu tiên cần quan tâm khi xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng GD trực tuyến là chọn hướng tiếp cận. Nên kết hợp cấu trúc của tiêu chuẩn đào tạo từ xa hay dạy học trực tuyến với các tiêu chuẩn OEQF và ISO/IEC 40180 để tạo thành một khung tiêu chuẩn Việt Nam.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Viện Khoa học GD Việt Nam nhấn mạnh: Để trực tuyến trở thành hình thức học chính thức, ngang hàng và hỗ trợ học trực tiếp cần đặt ra những yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cho nội dung dạy học trực tuyến. Về kỹ thuật, cơ sở vật chất hạ tầng thiết bị, đường truyền Internet, phần mềm học tập được trang bị, hỗ trợ đầy đủ, ổn định.
Dạy học trực tuyến là xu thế bắt buộc của nền giáo dục hiện đại.
Giáo viên cần được tập huấn về dạy học chương trình phân hóa trong thiết kế nội dung đồng thời tương thích với phần mềm dạy học. Cần có phần mềm quản lý hệ thống tích hợp với phần mềm môn học để có thể đánh giá quá trình học tập, quản lý giảng dạy giúp việc học có thể được triển khai ở nhiều cấp độ: Học với máy, học có hướng dẫn của giáo viên, học trong xã hội học tập.
Chỉ khi có sự chuẩn bị tốt, nội dung dạy học đạt được những yêu cầu, dạy học trực tuyến mới bảo đảm chất lượng, hiệu quả học tập; đồng thời đó là điều kiện để xác thực, chính thức hóa việc học tập này, xây dựng một hệ sinh thái GD trực tuyến hiệu quả.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Mở Hà Nội khẳng định: Để triển khai HSTGDTT cần thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của phương thức GD này trong hệ thống GD quốc dân. Đặc biệt, phải hiểu đúng và đầy đủ về bản chất, yêu cầu của phương thức GD trực tuyến.
Từ đó, có cơ chế, chính sách phù hợp và chú trọng tới công tác quản lý chất lượng đào tạo và việc công nhận văn bằng để HSTGDTT được phát triển lành mạnh, bền vững trong hệ sinh thái GD chung và cùng hướng tới sự phát triển của nền GD Việt Nam trong tương lai.
Cần thực hiện tốt và đa dạng hoá công tác thông tin, truyền thông về GD trực tuyến nhằm triển khai chuẩn mực quá trình GD, đồng thời tạo sự đồng thuận, giữa cơ quan quản lý, nhà trường và xã hội, từ đó tạo những điều kiện thuận lợi để các thành tố của HSTGDTT tăng trưởng và phát triển.
Đào tạo trực tuyến cần được nhìn nhận như một phương thức cần thiết, xu thế tất yếu và thậm chí là bước đột phá quan trọng của GD trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0. - PGS.TS Nguyễn Mai Hương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Ai không học là lùi' Trong lá thư gửi Hội khuyến học Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi'. Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu - Ảnh:ĐHKHTN Ngày 1-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Hội...