Xây dựng văn hóa ứng xử học đường từ mô hình “6T”
Với quan điểm kỹ năng ứng xử, giao tiếp, sống có trách nhiệm cần được đưa vào giáo dục cho học sinh ngay từ nhỏ, và sự ảnh hưởng, hướng dẫn dạy dỗ cho các em tích cực nhất là chính từ nhà trường và gia đình, Trường Tiểu học Núi Thành (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã triển khai mô hình “6T”, gồm: Trí tuệ – Tận tâm – Thân thiện.
Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt – Hiệu trưởng trường Tiểu học Núi Thành cho rằng, nguồn gốc của những cơn phẫn nộ, những ứng xử lệch chuẩn của phụ huynh phần lớn là do cách xử lý tình huống của giáo viên. Và cô Nguyệt đơn cử một trường hợp học sinh của trường có ba mẹ ly hôn, rất hay tới trường để giành đón con, thường xuyên cho con nghỉ học, đi học muộn, sách vở cũng không chuẩn bị đầy đủ.
“Thế nhưng năm cháu học lớp Một thì không có vấn đề gì xảy ra, em được cô giáo hỗ trợ nhiều trong học tập như có vở dự phòng cho học sinh, thậm chí, giáo viên đã gặp phụ huynh để trao đổi nhằm hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến tâm lý cũng như việc học của con.
Sau đó, phụ huynh đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh, quan tâm hơn đến việc hướng dẫn con học ở nhà, chuẩn bị sách vở, đồ dùng đầy đủ cho con. Nhưng khi em này lên lớp 2 thì phụ huynh lại đến trường chất vấn cô giáo vì sao lại gây áp lực khiến cho con của họ sợ đi học, sợ đến trường. Chúng tôi phải mời phụ huynh lên phòng hiệu trưởng để tìm hiểu câu chuyện từ cả hai phía giáo viên và phụ huynh thì được biết là do giáo viên muốn HS tự lập, chuẩn bị sách vở đầy đủ trước khi đến lớp nhưng cách nói của giáo viên khiến cho HS thấy mình bị bỏ rơi” – cô Nguyệt phân tích.
Sự thân thiện của giáo viên chính là căn nguyên của sự cao trào trong câu chuyện này.
Làm sao đo được sự tận tâm và thân thiện của giáo viên? Đó là câu hỏi của không ít giáo viên khi Ban giám hiệu Trường Tiểu học Núi Thành phát động mô hình 6T. Cô Thu Nguyệt cho rằng, không cứ giáo viên phải bám lớp thường xuyên mới là tận tâm. “Sự tận tâm thể hiện ở nhiều mặt, chẳng hạn như giáo viên có phương pháp giúp đỡ HS tiến bộ hơn trong rèn luyện hạnh kiểm, học tập. Có thể giáo viên không thường xuyên ở lại lớp vào giờ ăn trưa của HS nhưng lại có những hướng dẫn để rèn các kỹ năng sinh hoạt tập thể cho HS để lực lượng quản sinh không phải quá vất vả duy trì nề nếp trong giờ ăn, ngủ của các em”.
Ngay cả trong hành vi ứng xử của phụ huynh đối với giáo viên cũng có thể thấy được vai trò giáo viên đối với HS. “Có rất nhiều giáo viên xem nhẹ việc trao đổi với phụ huynh hoặc trao đổi khi sự việc đã rồi, chẳng hạn như, khi HS đánh nhau, dù không để lại thương tích nhưng với suy nghĩ chuyện đã xảy ra rồi nên có một số giáo viên không thông báo cho phụ huynh biết. Nhưng ở góc độ phối hợp gia đình – nhà trường trong giáo dục HS, giáo viên nên trao đổi với phụ huynh để có biện pháp giáo dục, uốn nắn từ những việc nhỏ để tránh hình thành thói quen xấu trong giải quyết xung đột của các em sau này.” – cô Nguyệt phân tích.
Và không cứ phải lúc nào cũng tươi cười, niềm nở với phụ huynh, đồng nghiệp mới là biểu hiện của thân thiện. “Có những giáo viên rất giỏi chuyên môn nhưng lại không được các đồng nghiệp học hỏi, chia sẻ, tâm sự. Chỉ cần qua một năm học thì phụ huynh, học sinh cũng chính là thước đo chứ chưa cần đến sự đánh giá của ban giám hiệu hay tổ chuyên môn”.
Video đang HOT
Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách
Mô hình 6T của Trường Tiểu học Núi Thành là cụ thể hóa của phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và Phong trào “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Mô hình 6T cũng đồng thời là những chuyển động của nhà trường trong xây dựng đội ngũ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Cô Huỳnh Thị Thu Nguyệt cho rằng, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS trong nhà trường không phải chỉ bằng những lời rao giảng như các em phải sống thật thà, trung thực, phải biết bảo vệ của công… mà còn ở cách ứng xử, giao tiếp, những lời nói của GV đối với HS và phụ huynh… Như một quy định bất thành văn, giáo viên trường Tiểu học Núi Thành qua cổng trường là phải xuống xe máy, dắt bộ vào trường, tháo khẩu trang.
“Mình muốn phụ huynh chấp hành những nội quy của trường như đến trường phải ăn mặc lịch sự thì giáo viên cũng phải tuân thủ. Chưa kể là HS tiểu học thường hiếu động, các em thường chơi đùa đuổi nhau, không may giáo viên đi xe máy trong sân trường đụng phải học sinh thì thành lớn chuyện” – cô Nguyệt cho biết.
Giáo viên, và nhất là giáo viên chủ nhiệm muốn thành công, thu phục được HS, thì không có cách nào khác là phải thực sự công tâm và phải dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ cùng HS, nhất là đối với những HS có biểu hiện đặc biệt. Cũng là dễ hiểu bởi tại nhiều diễn đàn của HS, đã có ý kiến cho rằng, nếu thực sự thầy, cô giáo chịu khó dành chút thời gian tìm hiểu, lắng nghe tâm tư của HS thì bức tranh học đường sẽ ít nhiều có sự thay đổi. Có nhiều tiết sinh hoạt rất nặng nề và là nỗi ám ảnh của HS, kể cả HS vi phạm lẫn không vi phạm nội quy bởi nó trở thành giờ để thầy cô khiển trách.
Nhà trường phải đặt việc giáo dục đạo đức, kỹ năng cho HS ngang bằng với giáo dục văn hóa. “Giáo dục đạo đức cho HS không thuần túy gói gọn trong tiết học đạo đức mà thông qua những câu chuyện, những ứng xử giữa GV với HS, giữa GV với phụ huynh, lồng ghép trong những tiết dạy khác nhau” – cô Thu Nguyệt chia sẻ.
Theo đó, muốn duy trì nếp sống văn hóa và các giá trị nhân văn cho con trẻ, đặc biệt là HS ở mọi lứa tuổi, thì cái gốc và là điều tiên quyết là người lớn phải làm gương. Nếu mọi cấp học đều “đều tay” trong giáo dục đạo đức thì tỉ lệ học trò chưa ngoan, lệch chuẩn sẽ không cao. Thứ nữa là phụ huynh HS ở mọi cấp học nên quan tâm, sát sao cùng con trong mọi cột mốc phát triển; giáo dục, uốn nắn con ngay từ cái gốc là bậc Mầm non, Tiểu học, các cháu sẽ hình thành bản chất tốt, không làm điều gì trái với luật quy định.
Hà Nguyên
Theo giaoducthoidai.vn
Cô giáo chào HS bằng 35 thứ tiếng mỗi sáng, sự thật đằng sau khiến ai cũng xúc động
Cô giao 39 tuôi đa cô găng hoc lơi chao băng 35 ngôn ngư ma con cô găng biên trương hoc thanh mai nha cho cac em hoc sinh.
Cô giao Andria Zafirkou, sông ơ Anh, đa đươc vinh danh la giao viên toan câu. Ngoai sư quân tâm tân tinh vơi hoc sinh, cô Andria đa tư hoc cac lơi chao, lơi tam biêt băng 35 ngôn ngư khac nhau đê giao tiêp vơi cac em hoc sinh môi ngay.
Cô Andria năm nay 39 tuôi, đang công tac tai trương công đông Alperton ơ Brent, Anh. Cô la giao viên phu trach bô môn nghê thuât cua trương. Giao viên toan câu la giai uy tin đươc trao hăng năm kem phân thương 1 triêu USD.
Đê gianh đươc giai thương danh gia noi trên, cô Andria đa phai vươt qua 30.000 ưng viên la giao viên khac trên thê giơi. Cô la giao viên đâu tiên ơ Anh đươc nhân giai thương nay.
Cô Andria trong ngay nhân danh hiêu tôn vinh.
Trương cua cô Andria năm ơ môt trong nhưng khu vưc ngheo nhât cua nươc Anh. Nhiêu hoc sinh cua cô phai sông cung gia đinh trong nhưng căn nha chung đông đuc. Ngoai ra, khu vưc đăt trương Aplerton cung la đia phương co sô vu an mang cao nhât nươc nay.
Cô Andria nhân giai thương trong môt buôi lê như trao giai Oscar đươc tô chưc ơ Dubai. Tai buôi lê nay, cô giao nay bay to quan điêm trương hoc phai la "nơi an toan" va kêu goi sư coi trong cac môn nghê thuât trong trương hoc.
Sư nô lưc không ngưng
Đăng sau giai thương danh gia la sư nô lưc không ngưng nghi cua cô Andria. Theo cô giao nay, khu vưc ma ban thân day hoc co dân cư đa dang, la công đông đa văn hoa nhât trên thê giơi. Nhiêu hoc sinh co hoan canh kho khăn va đôi diên vơi cuôc sông khăc nghiêt. "Trương mơ cưa tư 6h sang, nhưng co luc tư 5h sang đa co cac em hoc sinh đưng chơ đơi, đo la điêu ky diêu", cô giao Anrdria noi.
Hoc sinh trong trương đên tư nhiêu nơi, thuôc cac săc tôc khac nhau. Cho nên, cô Andria đa cô găng hoc lơi chao cua 35 ngôn ngư cua cac em hoc sinh. Nhơ điêu nay ma cô co thê giao tiêp vơi phu huynh va hoc sinh. Cac hoc sinh cua cô Andria la ngươi Gujarati, Hindi, Tamil, Bồ Đào Nha, Somali, Ả Rập, Rumani, Ba Lan, Urdu và Italia.
Cô Andrian đa co đươc sư tin yêu cua cac hoc sinh đên tư nhiêu nơi khac nhau.
Ngay khi đươc đê cư nhân giai thương, Andria vân không hê suy nghi vê giai thương hay mong hoăc nghi ban thân đươc giai. Bơi, cô xac đinh nhiêm vu chinh la giang day va kêt nôi vơi hoc sinh. Cô Andria cho hay viêc chao mưng ai đo băng ngôn ngư cua ho co thê giup pha vơ cac rao can va cho phep cac gia đinh co thê kêt nôi đươc vơi nha trương. Bên canh lơi chao, cô Andria con hoc ca lơi tam biêt đê tiên cac em hoc sinh sau môi giơ hoc.
Brent la khu vưc co ty lê ngươi châu Phi, ngươi châu A, cac dân tôc thiêu sô lơn nhât ơ Anh va xư Wales. Đia ban nay co tơi 140 ngôn ngư đươc sư dung.
Vi vây, cô Andria cung ban giam hiêu đa thiêt kê lai chương trinh đê phu hơp vơi thưc trang. Cô đa hơp tac cung nghê si Armando Alemdar đê truyên cam hưng cho hoc sinh, lâp nên cac câu lac bô đê khuyên khich hoc sinh tham gia.
Vơi viêc gân gui hoc sinh, cô Andria cô găng tim hiêu vê hoan canh cua cac em. Cô nhân thây nhiêu em sông trong cac căn nha đông đuc. Thâm chi, nhiêu gia đinh sông chung trong môt căn nha chât chôi. "Cac căn nha đông đuc, ôn ao, nên co hoc sinh noi vơi tôi la phai lam bai tâp vê nha trong phong tăm. Tôi cung phat hiên môt sô hoc sinh không tham gia cac hoat đông ngoai khoa, vi phai thay bô me đi đon cac em ơ cac trương khac", cô chia se.
Theo Danviet
Dạy trẻ sống có trách nhiệm Nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại khi thấy con mình dù giỏi giang, chăm chỉ nhưng lại có phần ít quan tâm tới những người thân xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn những điều này đều xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ quá nuông chiều con trẻ. Con vô tâm vì đâu? Nằm trong căn phòng tối om một mình, chị...