Xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – Học viện Quản lý giáo dục, xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường phải bắt đầu từ xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng. Văn hoá quản lý của hiệu trưởng biểu hiện văn hoá nhà trường, các thành viên trong nhà trường sẽ học tập và làm theo hiệu trưởng từ tác phong làm việc đến ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử với mọi người.
Xây dựng văn hoá nhà trường phải bắt đầu từ xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng. Ảnh minh họa/internet
Nâng cao năng lực quản lý nhà trường cho hiệu trưởng
Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương pháp quản lý, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, lấy đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh làm trung tâm là động lực phát triển mạnh mẽ các trường học. Song trong quá trình đổi mới cũng bộc lộ những khó khăn nhất định; việc làm này cần phải tiến hành đồng bộ giữa các tổ chức, đơn vị, toàn đội ngũ, đến học sinh toàn trường.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, hoạt động quản lý là hoạt động giáo dục quan trọng nhất, trong đó điều hành hoạt động là người đứng đầu nhà trường. Tuy nhiên hiện nay phần lớn hoạt động này còn mang tính kinh nghiệm và “linh hoạt” theo phương pháp quản lý của người đứng đầu.
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, cần xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường hiện nay.
Trong nhiều năm qua, phong trào đổi mới phương pháp dạy học gắn liền đổi mới công tác quản lý đã được triển khai rộng khắp trong toàn ngành Giáo dục.
Nếu chỉ tập trung đến đổi mới phương pháp dạy học mà không chú ý đến đổi mới phương pháp quản lý, đó là nâng cao năng lực quản lý thể hiện trong quản lý, chỉ đạo điều hành – kiểm tra đánh giá, làm đòn bẩy thì việc đổi mới phương pháp dạy học khó mang lại hiệu quả cao về sản phẩm là chất lượng giáo dục.
“Chất lượng quản lý được hình thành từ trách nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh của người cán bộ quản lý. Sản phấm của đổi mới công tác quản lý là chất lượng văn hoá, chất lượng hạnh kiểm, chất lượng các phong trào thi đua” – PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh.
Dẫn lại câu danh ngôn nổi tiếng về người thầy của Warrd: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”; PGS.TS Trần Thị Minh Hằng : Câu nói này không chỉ đúng cho người thầy mà còn đúng cho người quản lý giỏi vừa nói hay, giải thích giỏi, minh chứng đúng, khơi dậy niềm say mê, nhiệt thành của đội ngũ.
Video đang HOT
“Theo tôi, để thực hiện nâng cao năng lực quản lý nhà trường, trước hết phải đi từ đổi mới tư duy. Tư duy là cơ sở hình thành năng lực trí tuệ, là một trong những điều kiện để đạt tới các phẩm chất trí tuệ khác.
Trong công tác quản lý, tư duy sáng tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, là một dạng tư duy độc lập tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao”- PGS.TS Trần Thị Minh Hằng trao đổi, đồng thời cho rằng, những yếu tố của tư duy cần được bồi dưỡng là: Bồi dưỡng nhân cách sáng tạo; bồi dưỡng lòng nhiệt tình say mê, lòng tin; Bồi dưỡng tinh thần dám nghĩ, dám làm, chịu đựng gian khó; Bồi dưỡng tính khiêm tốn học hỏi vươn lên.
Cần xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường. Ảnh minh họa/internet
Hiệu trưởng – trung tâm tạo nên uy tín của nhà trường
Văn hoá quản lý của hiệu trưởng thể hiện trong quan hệ với công việc như: Nhiệt tình tận tâm trong công việc; có kiến thức về khoa học quản lý; luôn đổi mới và sáng tạo trong công việc.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, bồi dưỡng năng lực tự quản lý cho người cán bộ quản lý cũng là công việc cần phải làm. Bởi tự mình quản lý chính bản thân mình để lãnh đạo, điều hành đơn vị hoàn thành mọi nhiệm vụ. Tự quản lý cũng đồng nghĩa với tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Cần bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý cho cán bộ các cấp từ tổ trưởng, tổ phó trở lên đối. Phân cấp, giao quyền, chế độ cho cán bộ các cấp. Hay nói cách khác là phải xây dựng văn hoá quản lý trong nhà trường.
Văn hoá quản lý trong giáo dục biểu hiện trước hết trong các mối quan hệ của cán bộ quản lý bao gồm: quan hệ với người khác; quan hệ với công việc và quan hệ với bản thân.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng phân tích, văn hoá quản lý thể hiện trong quan hệ với người khác như: Quan hệ với cấp trên; quan hệ với đồng cấp; quan hệ với học sinh; quan hệ với phụ huynh học sinh và quan hệ với đối tác khi hợp tác,…
Tất cả các mối quan hệ này được thực hiện có hiệu quả khi hiệu trưởng giao tiếp với mọi người trên nguyên tắc tôn trọng, động viên khuyên khích, sự cảm thông và tình yêu thương và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Văn hoá thể hiện ở hiệu trưởng trong cách ra quyết định, cách xử lý các tình huống và cách duy trì được các mối quan hệ xã hội.
Văn hoá thể hiện đối với bản thân. Tức là hiệu trưởng luôn thể hiện khiêm tốn; tự giác, tích cực học tập để nâng cao năng lực; luôn xây dựng đoàn kết trong tập thể; sống hoà đồng, vui vẻ với mọi người, luôn tạo được bầu không khí trong tập thể.
“Như vậy văn hoá quản lý của hiệu trưởng luôn thể hiện hiệu trưởng là trung tâm tạo nên uy tín và xây dựng được bầu không khí tâm lý trong tập thể, luôn biểu hiện trong các mối quan hệ với vai trò là thủ lĩnh, là người đi đầu dẫn dắt mọi người cùng phát triển theo mục tiêu chung của tập thể” – PGS.TS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chiến lược quản lý bằng facebook của các trường đại học
TS Nguyễn Thị Thanh Hương- Học viện Quản lý Giáo dục, các trường đại học có thể sử dụng facebook như là một trong những chiến lược hoạt động của nhà trường.
Facebook của trường, phải trở thành môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả của sinh viên.
Facebook - công cụ hỗ trợ đắc lực của nhà trường
Facebook của chủ thể quản lý cũng cần phát huy tốt vai trò tiếp nhận thông tin và kỹ năng xử lý thông tin do việc gửi tin nhắn trên facebook có thể chỉ ra nhiều vấn đề tồn đọng trong đơn vị, song cũng có thể là sự lợi dụng để bôi nhọ, vu khống gây mất đoàn kết nội bộ.
TS Nguyễn Thị Thanh Hương - phân tích: Trong bối cảnh khoa học công nghệ có những bước tiến vượt bậc và có những ứng dụng trên toàn thế giới hiện nay, nhiệm vụ của chúng ta không phải là gạt bỏ công nghệ để tránh những rủi ro do nó mang lại mà chúng ta phải tìm cách nắm bắt công nghệ và sử dụng chúng hiệu quả nhất có thể, khi đa phần các giảng viên, cán bộ công nhân viên trong các trường đại học ở Việt Nam đều có tài khoản và sử dụng tài khoản facebook, thì tất yếu các trường đại học phải dùng faccbook như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của mình.
Theo TS Nguyễn Thị Thanh Hương, trang facebook của mỗi trường đại học phải trở thành kênh quảng bá thương hiệu của mỗi trường đại học.
Mặc dù các website truyền thống vẫn tồn tại và có những ưu điểm nhất định. Song với những tính năng ưu việt và mức độ bao phủ rộng khắp, facebook nên là mũi nhọn trong chiến lược mạng xã hội và marketing của ác trường đại học.
Từ đấy, người theo dõi có thể tìm hiểu về lịch sử của trường đại học, những thành tựu nổi bật, những hoạt động bề nổi, những thông tin về công tác tuyển sinh. Đồng thời, đặt câu hỏi đưa ra các vấn đề để admin phản hồi.
"Facebook của trường, các phòng ban và các khoa phải trở thành môi trường học tập, rèn luyện hiệu quả của sinh viên bên cạnh việc học tập chính khoá trên giảng đường.
Những trang này khi được thiết lập và công bố phải đảm bảo sự tin cậy từ phía admin Facebook của phòng Đào tạo sẽ đăng tải các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh thời khoá biểu, đăng ký học..." - TS Nguyễn Thị Thanh Hương trao đổi.
Ảnh minh họa/internet
Cần có sự kiểm soát và thống nhất từ trên xuống dưới
Cũng theo TS Nguyễn Thị Thanh Hương, facebook của phòng Công tác học sinh - sinh viên cần đăng các thông tin liên quan đến học bổng, chế độ chính sách cho sinh viên, cơ hội việc làm các chương trinh giao lưu ngoại khoá...
Các khoa sẽ đưa thông tin về các chương trình học của khoa, các bài học hỗ trợ, các tài liệu liên quan đên giáo dục kỹ năng mềm, đặc biệt ban đầu chính là kỹ năng sử dụng facebook hiệu quả đối với sinh viên...
"Với nhiều kênh theo dõi như vậy, sinh viên và cán bộ, giảng viên có thể nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các thông tin, có sự trao đổi từ nhiều góc độ, từ đó có sự cải thiện về cách thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung.
Tuy nhiên, các thông tin đăng tải đều cần có sự kiểm soát và thống nhất từ trên xuống dưới, tránh gây nhiễu thông tin cho người học.
Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến bảo mật tài khoản, cập nhật liên tục các công nghệ mới nhất để đảm bảo tính chính thống của Facebook luôn phải được quan tâm" - TS Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh, đồng thời khuyến cáo:
Các chủ tài khoản facebook là cán bộ quản lý cũng cần sử dụng facebook như một kênh hiệu quả trong thực hiện công tác quản lý của mình.
Với số lượng người theo dõi lớn và phần nhiều là sinh viên và cán bộ, giảng viên, trang facebook cá nhân cũng cần có một số nguyên tắc nhất định như sử dụng tài khoản chính danh, trau chuốt bài viết ở một mức độ chuyên nghiệp nhất định, thể hiện bản thân và quan tâm đến các mối quan hệ có thể thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, giữ cho trang cá nhân "sạch" bằng các công cụ chặn bình luận có nội dung thiếu văn hoá, gắn thẻ không báo trước..
"Theo thống kê mới nhất vào 7/2017, Facebook đã cán mốc 2 tỷ người sử dụng. Xu thế toàn cầu là sự phổ biến không ngừng của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, chính vì vậy chúng ta không thể đi ngược hay kìm hãm xu thế đó, mà chỉ có thể nắm bắt để sử dụng hiệu quả nhất phục vụ cho sử phát triển của bản thân, của đơn vị và toàn xã hội. Đây chỉ là khía cạnh rất nhỏ trong cuộc cách mạng, đó là việc sử dụng thành tựu của khoa học công nghệ để đi tắt, đón đầu, nắm bắt những cơ hội, vượt qua thách thức thông qua việc sử dụng facebook. Vấn đề đầu tiên chính là mỗi trường đại học phải cỏ những thay đổi nhất định về tư duy, cần gạt bỏ tâm lý e ngại, từ đó nắm bắt công nghệ và sử dụng facebook như một công cụ hiệu quả, nhất là trong việc hỗ trợ công tác quản lý" - TS Nguyễn Thị Thanh Hương.
Theo Giaoducthoidai.vn
10 tiêu chuẩn nghề nghiệp mới cho các nhà lãnh đạo trường học ở Mỹ Theo TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng Phụ trách Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục), ở Mỹ các nhà lãnh đạo trường học phải đáp ứng 10 tiêu chuẩn nghề nghiệp. Việt Nam có thể học hoir kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về Chuẩn hiệu trưởng các trường...