Xây dựng văn hóa học đường: Nhân lên những hành động đẹp trong môi trường giáo dục
Trong phát biểu khai giảng năm học mới năm 2019-2020 tại trường THPT Sơn Tây, Hà Nội, Thủ tưởng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắn gửi thầy và trò cả nước:
“Con người phải có đức, có tài mới đóng góp được cho đất nước, cho gia đình ấm no, hạnh phúc. Dạy chữ đã quan trọng rồi, dạy người, dạy đức, dạy lối sống văn hóa càng quan trọng hơn trong thời kỳ chúng ta hội nhập sâu rộng”.
Để dạy người, chúng ta cần những môi trường giáo dục thực sự văn hóa, nhiều hành động đẹp.
Áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong trường học từ tháng 10-2019
Năm học 2019-2020 cũng là năm học đầu tiên Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành chính thức có hiệu lực.
Ông Bùi Văn Linh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết, bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ GD&ĐT ban hành quy định về hành vi, trang phục, ngôn ngữ cho tất cả những người liên quan đến môi trường học đường, từ ban giám hiệu đến giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh.
Ví dụ, về ngôn ngữ phải bảo đảm sự thân thiện và phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Đối với thầy cô giáo phải kính trọng. Trang phục của học sinh sạch sẽ và gọn gàng, phù hợp với hoạt động giáo dục mà học sinh tham gia.
Bộ GD&ĐT sẽ ban hành một bộ Quy tắc khung để trên cơ sở đó tất cả các cơ sở giáo dục cụ thể hóa thành những nội dung phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa tại các vùng miền. Trong quá trình triển khai, các nhà trường sẽ nghiên cứu và lấy ý kiến rộng rãi đối với tất cả các chủ thể liên quan và được sự đồng thuận của đa số. Đến tháng 10-2019, tất cả các cơ sở giáo dục phải hình thành và đưa vào thực tiễn bộ Quy tắc ứng xử trong trường học.
Video đang HOT
Thực tế là hiện nay trong các trường học đều có bảng nội quy, các quy định chung yêu cầu mọi cán bộ giáo viên, học sinh trong trường phải tuân theo. Trong đó, có đề cập đến một số các quy tắc ứng xử của giáo viên, cán bộ nhà trường và học sinh, chưa họăc đề cập rất ít tới cách ứng xử của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, những bộ quy tắc ứng xử chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Nhiều hành vi được thực hiện trong trường không tuân theo những bộ quy tắc ứng xử đó.
Ông Bùi Văn Linh cho rằng, trong thông tư hướng dẫn thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học không đặt nặng đến các chế tài. Tuy nhiên, điều đó đã được quy định cụ thể trong các văn bản khác, ví dụ: Điều lệ, quy chế hoạt động của nhà trường và các điều chỉnh hành vi của pháp luật. Bên cạnh đó, việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử cũng sẽ được đưa vào tiêu chí thi đua, khen thưởng của tập thể, cá nhân trong nhà trường để khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực thực hiện. Việc áp dụng bộ Quy tắc ứng xử này được kỳ vọng sẽ góp phần tạo dựng môi trường văn hóa học đường, hạn chế chệch chuẩn, để môi trường giáo dục thực sự là môi trường văn hóa, ở đó, người lớn nêu gương, còn trẻ em được dạy cả kiến thức, cả đạo đức để thành công dân tốt.
Để dạy người, chúng ta cần những môi trường giáo dục thực sự văn hóa, nhiều hành động
Thành lập tổ tư vấn tâm lý trong tất cả các trường học
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên cho biết: Để triển khai Nghị định 80 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 31 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông và Thông tư 33 hướng dẫn công tác xã hội trong trường học.
Trong Thông tư 31 đã quy định nhà trường có tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh. Mục đích của tổ tư vấn tâm lí là phòng ngừa hỗ trợ can thiệp khi cần thiết đối với học sinh sinh viên đang gặp khó khăn về tâm lí trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra. Tiếp theo là hỗ trợ học sinh sinh viên rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội, rèn luyện sức khỏe thể chất tinh thần, xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
Việc thành lập tổ tư vấn tâm lí ở các trường hiện nay ở tất cả các tỉnh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các Sở, các phòng đã chỉ đạo. Thống kê chưa đầy đủ hiện nay cơ bản các trường đã thành lập được tổ tư vấn tâm lí. Tuy nhiên, việc triển khai thành lập các tổ tư vấn tâm lí cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó có điều kiện phòng ốc thiếu thốn. TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, tham vấn học đường là rất phức tạp, cần tính linh hoạt cao. Tham vấn trong nhà trường khó không phải là nhận thức, điều quan trọng là phải giúp học sinh thay đổi hành vi dù sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi người làm phải rất sáng tạo thì mới thành công. Nếu không làm nhanh và tích cực công tác tư vấn học đường, ngành giáo dục sẽ còn tiếp tục phải giải quyết những sự cố phức tạp hơn nữa về bạo lực học đường.
Để khắc phục những khó khăn về tổ tư vấn tâm lý, Bộ cũng đã mở ra 2 hướng để khắc phục, đó là có phòng tư vấn riêng hoặc không gian tư vấn riêng. Không gian có thể nằm trong phòng. Chỗ nào có điều kiện thì sẽ bố trí một phòng riêng, bố trí lịch để tiếp đón vào đầy đủ các giờ trong ngày. Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị chức năng để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viên tư vấn tâm lí. Hiện nay lãnh đạo Bộ đã kí ban hành phê duyệt chương trình bồi dưỡng này. Bộ cũng đã rà soát cấp phép giao nhiệm vụ cho 20 cơ sở giáo dục ĐH có chuyên ngành về tâm lí giáo dục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại các tỉnh cấp chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ.
Phan Thủy
Theo PLXH
Khơi dậy niềm say mê học tập để học sinh sáng tạo
Hôm qua 5.9, tiếng trống khai trường đã vang lên, ngành giáo dục cả nước bước vào một năm học mới.
Lễ khai giảng tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) - Ảnh: Ngọc Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gióng hồi trống mở đầu năm học mới 2019 - 2020 tại lễ khai giảng của Trường THPT Sơn Tây (TX.Sơn Tây, Hà Nội). Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh: "Bên cạnh tiếp tục dạy, học hiệu quả các môn văn hóa, tức dạy chữ thì các thầy cô cũng cần quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh (HS), tức là dạy người". Thủ tướng mong muốn các thầy giáo, cô giáo của Trường THPT Sơn Tây tâm huyết hơn nữa với nghề nghiệp, giữ vững phẩm chất đạo đức nhà giáo, không ngừng nỗ lực rèn luyện vươn lên thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo.
"Bên cạnh tiếp tục dạy, học hiệu quả các môn văn hóa, tức dạy chữ thì các thầy cô cũng cần quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, tức là dạy người"
Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC
Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai giảng tại Trường THPT Tháp Mười (H.Tháp Mười, Đồng Tháp). Chủ tịch QH đề nghị trong năm học 2019 - 2020, trường cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm khơi dậy niềm vui, niềm say mê học tập để HS chủ động phát huy hết khả năng và sự sáng tạo của mình, đẩy mạnh nền nếp sinh hoạt tập thể tạo môi trường sư phạm thân thiện, an toàn và gắn bó như gia đình thứ hai của mình.
Đối với ngành giáo dục cả nước, Chủ tịch QH đề nghị năm học mới phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho HS. Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý giáo dục các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong quản lý giáo dục và trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học và phát động phong trào thi đua yêu nước trong ngành giáo dục, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Sáng 5.9, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư đã dự lễ khai giảng tại Trường THCS Chu Văn An, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng.
Trò chuyện với gần 1.000 HS, giáo viên tại lễ khai giảng của Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh lãnh đạo thành phố hy vọng, trong năm học mới trường sẽ có nhiều sáng tạo trong dạy và học, đặc biệt là sáng tạo trong việc giữ gìn văn hóa VN. Ông Nhân cũng nhắn nhủ HS không chỉ học giỏi mà cần nỗ lực rèn luyện để trở thành công dân tốt và người con hiếu thảo.
Cũng sáng qua, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cùng đoàn công tác đã đến dự khai giảng tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn, TP.Pleiku (Gia Lai); đồng thời phát động chủ đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2019 - 2020 "Thiếu nhi VN đoàn kết, chăm ngoan". Tại lễ khai giảng, 15 HS vượt khó học giỏi của trường đã được nhận học bổng Vừ A Dính của Quỹ học bổng Vừ A Dính thuộc T.Ư Đoàn.
Dịp này, Hội đồng Đội T.Ư, Nhà xuất bản Kim Đồng tặng 307 tủ sách cho các trường tiểu học, THCS khó khăn.
Theo thanhnien
"Cần cả một ngôi làng để giáo dục một đứa trẻ" Đó là câu ngạn ngữ của Châu Phi được ông Trần Đức Cảnh, Cố vấn Hội đồng tuyển sinh đại học Havard dẫn ra tại phiên họp mới đây của Ủy ban đổi mới giáo dục đào tạo giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 về vấn đề "Giáo dục đạo đức,...