Xây dựng và quản trị thương hiệu trường đại học
Hiện nay các trường đại học trên thế giới đều vận hành theo mô hình doanh nghiệp hoặc mô hình dịch vụ công, do đó vấn đề xây dựng thương hiệu trường đại học trở thành vấn đề có tính thời sự và cấp thiết.
Hình minh họa
Theo GS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh – thương hiệu trường đại học gồm có các thành tố chính là: Tên trường đại học, biểu tượng của trường đại học, biểu trưng của trường đại học, khẩu hiệu của trường đại học và tên miền hay địa chỉ website.
Theo báo cáo của Đại học Oxford về các xu hướng phát triển mới của giáo dục đại học trên thế giới và báo cáo của các trường đại học hàng đầu trên thế giới đã và đang xây dựng thương hiệu quốc tế thông qua các chiến lược sau:
Mở các cơ sở ở các nước kém phát triển hơn, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học; đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và các tổ chức doanh nghiệp quốc tế; xây dựng các trung tâm giáo dục (education hubs) để thu hút đầu tư nước ngoài; thuê các chuyên gia phát triển thương hiệu và đầu tư tài chính và nhân lực vào việc phát triển thương hiệu;
Phát triển thương hiệu trên các phương tiện truyền thông mạng và kỹ thuật số; xem trọng việc xây dựng và phát triển trang web của nhà trường; tổ chức các sự kiện với sự tham gia của các sinh viên tiềm năng.
GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Thương hiệu trường đại học tạo nên với hình ảnh trường đại học, gắn liền với sự cam kết giữa nhà trường với xã hội, thể hiện sự khác biệt của trường đại học và mang lại lợi ích cho nhà trường.
Video đang HOT
Quản trị thương hiệu trường đại học gồm có những nội dung: Xây dựng sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu của trường đại học; xác lập và xây dựng giá trị cốt lõi của trường đại học; thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường; xây dựng môi trường sáng tạo trong trường đại học; thực hiện kiểm định chất lượng.
“Trên cơ sở tự chủ, vận dụng tư duy doanh nghiệp và quản trị thương hiệu trường đại học, Việt Nam cần đặt mục tiêu để một hoặc một số ngành đào tạo có thể xuất khẩu giáo dục nhằm quốc tế hóa giá trị của Việt Nam, để thương hiệu giáo dục đại học của Việt Nam có vị thế trong hệ thống giáo dục đại học quốc tế. Đây là một sự đầu tư chiến lược cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước và sự quyết tâm của đơn vị được lựa chọn thực hiện” – GS Đinh Xuân Khoa cho hay.
Theo giaoducthoidai.vn
Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó
Nhiều trường đại học tại TPHCM và chuyên gia giáo dục phấn khởi với khái niệm tự chủ đã dần rõ ràng hơn, cơ chế đã thoáng hơn, nhưng vẫn còn những bất cập
Tỏ ra khá ngạc nhiên trước những thay đổi liên quan đến vấn đề tự chủ của các trường đại học trong dự thảo lần này, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộc, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, mọi thứ đã có tiến triển.
Điều Giáo sư Nguyễn Lộc cùng đại diện nhiều trường đại học tại TP HCM cảm thấy phấn khởi là trong bản dự thảo mới nhất, các mức độ và nội dung liên quan đến khái niệm tự chủ đại học được mở tới mức tối đa.
Các trường đại học mong chờ một cơ chế tự chủ sát với nhu cầu thực tế, không chồng chéo.
Theo dự thảo lần này, các hoạt động về chuyên môn như mở ngành, tuyển sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy, hợp tác quốc tế... đã được mở hoàn toàn tương ứng với nhiều quốc gia có nền giáo dục đại học mang tính tự chủ cao trên thế giới.
Tuy nhiên, nhiều người còn dè dặt khi yếu tố quản trị đại học vẫn chưa có nhiều thay đổi để tương đồng với độ mở của cơ chế tự chủ.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lộc nhận định: "Về quản trị đại học hiện nay dường như không thay đổi nhiều. Liên quan đến công tác quản trị trong các dự thảo lần trước tương ứng với mức độ tự chủ của các trường thấp hơn. Lần này, vấn đề tự chủ của các trường được mở rộng. Rõ ràng vấn đề liên quan đến công tác quản trị trong dự thảo cần được gia cố thêm để đáp ứng được mức độ tăng tính tự chủ của các trường đại học hiện nay theo sự cho phép của nhà nước".
Mặc dù chủ trương tự chủ đại học đã có từ mấy năm nay và rất nhiều trường đại học công đang theo mô hình này, tuy nhiên theo ông Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM, việc tự chủ tại các trường hiện vẫn còn nhiều gò bó, bất cập.
Tham gia mô hình tự chủ, đồng nghĩa với việc các trường đại học sẽ mất đi nguồn chi phí không hề nhỏ từ ngân sách. Để bù vào khoản này, nhiều trường chọn phương án tăng học phí.
Thế nhưng ông Bùi Xuân Hải cho rằng đó không phải là cách hay vì học phí cao quá thì các trường đại học tự chủ sẽ khó cạnh tranh với các trường cùng hạng nhưng chưa tự chủ: "Trường đại học mà chỉ chăm chăm vào thu học phí, không lo những vấn đề khác thì lấy đâu ra nguồn thu. Đụng đến vấn đề gì cũng vậy từ cho thuê tài sản đến đầu tư kinh doanh, hợp tác thì vướng Luật Đầu tư công và một loạt các quy định về tài sản công. Vì vậy trường đại học công khi được tự chủ thì bản thân chúng tôi thấy rất khó. Khó khăn lắm chứ không phải dễ, nhất là việc kiếm cho ra tiền để bù vào khoản mà nhà nước đã cắt".
Làm sao để cân đối thu chi, tăng thu nhập cho giảng viên, cán bộ là điều khiến không ít trường đại học tự chủ hiện nay cảm thấy mỏi mệt.
Tín hiệu vui là trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này, các vấn đề liên quan đến sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học tự chủ đã được cởi trói phần nào.
Theo đó dự thảo có nội dung cho phép các trường được sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê và liên kết.
Thế nhưng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP HCM Bùi Xuân Hải thắc mắc "một phần" ở đây là bao nhiêu thì ổn.
Do vậy dự thảo nên cần có sự rõ ràng hơn trong câu chữ và cần có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi giao quyền quyết định này cho các trường.
Bên cạnh yếu tố về tài chính, theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, quyền tự chủ của các trường đại học còn thể hiện ở chức năng hoạt động của nó.
Cho rằng việc Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này có nội dung đồng ý để tất cả các trường đại học có thể trở thành đại học nếu đáp ứng được một số tiêu chí về đa ngành dễ dẫn đến việc xuất hiện tràn lan đại học 2 cấp, Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân đề xuất việc duy trì đại học 1 cấp, tức là trường đại học.
Nếu cần hãy giữ lại 2 đại học lớn là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM nhưng đừng phổ biến thêm mô hình này vì rất khó quản cũng như không đảm bảo tính tự chủ thực sự cho các trường: "Bây giờ mình làm đại học rồi có trường đại học. Đại học thì gồm có những trường đại học thành viên mà mình muốn cho các trường đại học thành viên độc lập, tự chủ nữa thì không biết tự chủ với ai khi trường đó đã là thành viên trực thuộc một đại học rồi. Nhất là trong cách giải thích tôi thấy trường đại học phải phù hợp với quy định tổ chức của đại học thì làm sao các trường tự chủ được.".
Góp ý sửa đổi, hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học lần này, đại diện nhiều trường cho rằng ban soạn thảo cần bổ sung thêm nhiều nội dung và rõ ràng hơn trong câu chữ để luật sát với thực tế, giúp các trường có được môi trường tự chủ đúng nghĩa, tránh trường hợp được mở cái này lại bị thắt cái kia./.
Theo vov.vn
Trường Báo đưa ra nội quy "gắt", sinh viên nháo nhào phản ứng Đến lớp muộn 5 phút bị tính nghỉ học một buổi không lý do, giờ giải lao vào muộn sẽ bị tính nghỉ học không phép,... đây là những quy chế mới mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo khiến sinh viên không mấy dễ chịu. Nội quy trong các trường học và cả các trường đại học là điều...