Xây dựng và phát triển hạ tầng số
Trong chuyển đổi số, việc xây dựng và phát triển hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ưu tiên, nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và đạt được những kết quả đáng ghi nhận…
Cán bộ Sở Tư pháp tỉnh Bắc Ninh tiếp nhận hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng số quốc gia đồng bộ, hiện đại phục vụ Chính phủ số là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm và nhấn mạnh về tính thiết yếu và bắt buộc của hạ tầng số. Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định rõ phát triển hạ tầng số nhằm “sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng…”.
Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể như phát triển hạ tầng số, nền tảng số. Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tiếp tục nhấn mạnh quan điểm: Hạ tầng số đi trước một bước, phát triển với tốc độ nhanh, theo hướng Việt Nam làm chủ công nghệ lõi.
Theo Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, mặc dù Chương trình Chuyển đổi số quốc gia bắt đầu từ năm 2020 nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cho nên đến năm 2022 mới thật sự được coi là thời điểm bùng nổ để xây dựng, phát triển hạ tầng số. Trong sáu tháng đầu năm, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 71,79 Mbps (tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021); tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 35,29 Mbps (tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021). Các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng được 477 trong tổng số 832 thôn, xóm “lõm sóng” viễn thông. Bàn giao cho các địa phương 457.249 máy tính trong chương trình “Sóng và máy tính cho em”…
Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng. (Ảnh Đăng Khoa)
Bên cạnh những ưu điểm về phát triển hạ tầng số thì vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục. Tốc độ mạng băng rộng cố định, di động ở Việt Nam vẫn ở mức trung bình khá của thế giới và khu vực, chưa tạo ra được đột phá về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Theo đánh giá thống kê của Ookla Speedtest thì đến ngày 1/9/2022, tốc độ mạng cố định của Việt Nam đứng thứ 45 trong số 182 quốc gia và tốc độ mạng di động đứng thứ 47 trong số 140 quốc gia. Việc xóa vùng “lõm sóng” viễn thông và cung cấp máy tính trong chương trình “Sóng và máy tính cho em” chưa hoàn thành.
Chương trình phủ sóng điểm lõm mới được hơn một nửa chặng đường cũng như con số máy tính trao đến cho các học sinh vẫn là nhỏ. Việc phát triển các nền tảng chủ lực cho hạ tầng số mới hình thành, bước đầu triển khai cho nên chưa có được nhiều hiệu quả. Các nền tảng, công nghệ đang là trọng điểm phát triển toàn cầu dù đã triển khai trong nước nhưng vẫn mờ nhạt, chưa tạo ra điểm sáng cho hạ tầng số. Thực tế cho thấy, với hai mục tiêu trọng tâm năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chưa hoàn thành, đó là tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 85% và tỷ lệ hộ gia đình có đường internet cáp quang băng rộng đạt 75%…
Tại tỉnh Bắc Ninh, phát triển hạ tầng số hướng tới chính quyền số, đô thị thông minh được ưu tiên hàng đầu. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh cho biết, tỉnh đã tập trung xây dựng chính quyền số, hướng tới đô thị thông minh theo quan điểm tập trung, ứng dụng dùng chung để bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ, quản lý và vận hành hiệu quả.
Video đang HOT
Theo đó, tỉnh đã xây dựng hạ tầng số trên nền tảng dữ liệu và bảo đảm kết nối, an toàn…; phát triển hạ tầng mạng trong kết nối cho các cơ quan và người dân; bảo đảm năng lực tính toán, xử lý, lưu trữ, bảo mật của Trung tâm dữ liệu của tỉnh; mở rộng các nguồn dữ liệu thời gian thực hữu ích cho hoạt động quản lý của chính quyền phục vụ chính quyền điện tử. Việc xây dựng chính quyền số, hướng tới xây dựng đô thị thông minh của tỉnh Bắc Ninh đã được xác định rất cụ thể, bằng việc xây dựng hạ tầng số và xác định hạ tầng số cần đi trước.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết: Hạ tầng số phục vụ Chính phủ số là quan trọng trong Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông từ Trung ương đến địa phương. Các cấu phần của hạ tầng số phục vụ Chính phủ số liên quan có móc nối qua lại với nhau, việc kết nối liên thông phải đi cùng và chia sẻ dữ liệu được bảo đảm bằng quy định của pháp luật.
Xây dựng hạ tầng số cần được làm đồng bộ, có sự chung tay của các ngành cũng như doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân. Bên cạnh đó, cần xây dựng khung pháp lý cho hạ tầng số. Ngoài ra, việc xây dựng hạ tầng số cần phải được nâng cao nhận thức và ưu tiên đầu tư, coi đây là các nhiệm vụ hàng đầu trong chuyển đổi số.
Các tỷ phú Việt làm gì trong cuộc đua nắm giữ vận mệnh xe điện?
Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy, các tỷ phú Việt cũng chi hàng ngàn tỷ đồng lao vào cuộc đua sản xuất pin nhiên liệu.
Tại Việt Nam hiện đã có những "tay chơi" nhập cuộc gồm Vingroup, Masan...
Những năm gần đây, ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam đang thu hút sự tham gia của nhiều "ông lớn". Gần đây nhất, đến lượt Tập đoàn Geleximco - một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam vừa có những động thái xây dựng nhà máy sản xuất ô tô ở Thái Bình, hướng tới tương lai gia nhập cuộc đua xe điện.
Theo đó, Geleximco đã ký thỏa thuận với Tổng Công ty Viglacera (VGC) để thuê lại diện tích 50 ha đất và cơ sở hạ tầng, tiến tới việc xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại Khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình với tổng vốn đầu tư lên đến 19.000 tỷ đồng (tương đương 800 triệu USD). Nhà máy hướng đến sản xuất dòng xe ô tô nhiên liệu trong tương lai là xe điện và xe pin nhiên liệu.
Dự án sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu triển khai xây dựng từ quý 1/2023, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào hoạt động từ quý 3/2024. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 7.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2 đầu tư 11.800 tỷ đồng, dự kiến xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2030.
Hiện nay, Geleximco đang đàm phán với hai đối tác nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ô tô, trong đó, đối tác tiềm năng là Chery của Trung Quốc.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình và các sở, ngành chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác giữaTổng công ty Viglacera-CTCP và Tập đoàn Geleximco. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Khi cái tên Geleximco một lần nữa gây chú ý ở thị trường xe điện, nhìn lại thời điểm 2018, việc VinFast khởi công xây nhà máy 335 ha trên đảo Cát Hải (Hải Phòng) đã mở ra nhu cầu dịch chuyển mạnh mẽ sang ô tô điện tại Việt Nam. VinFast đến hiện tại vẫn là thương hiệu xe điện nội địa đầu tiên và duy nhất. Thương hiệu này còn khẳng định vai trò đi đầu trong việc xanh hóa dải sản phẩm khi quyết liệt dừng hoàn toàn sản xuất xe xăng để chuyển hẳn sang xe điện hồi tháng 7.
Bên trong Nhà máy Vinfast tại Hải Phòng
Cũng trong tháng 7, VinFast Trading and Investment Pte. Ltd. (một công ty con của Vingroup có trụ sở tại Singapore) đã tiến hành ký kết thỏa thuận khung, chỉ định ngân hàng Credit Suisse (Singapore) Ltd. chào bán chứng khoán của VinFast hoặc công ty con trên toàn cầu với quy mô tối thiểu 2 tỷ USD, đồng thowuf chỉ định Citigroup Global Markets Inc (Mỹ) là bên tư vấn cho quá trình huy động bổ sung tối thiểu 2 tỷ USD nữa để xây dựng nhà máy của VinFast tại Bắc Carolina (Mỹ).
Theo kế hoạch, nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham (Bắc Carolina) với diện tích khoảng 800 ha. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9 - dòng xe SUV cỡ lớn 7 chỗ ngồi và VF 8 - dòng xe SUV cỡ trung 5 chỗ.
Thống đốc North Carolina, ông Roy Cooper (trái) và Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thuỷ ký kết hợp tác. Ảnh: VinFast
Mục tiêu của Vinfast là sẽ bán 750.000 xe tại Mỹ vào năm 2026, trong đó 600.000 xe sẽ được nhập khẩu từ Việt Nam.
" Chiến lược của chúng tôi nói về xe thì có 3 thứ: một là sản phẩm, chất lượng tốt, hai là giá hợp lý, ba là dịch vụ hậu mãi tốt. Chúng tôi đang rất quyết liệt nâng cấp các dịch vụ hậu mãi để thúc đẩy việc bán xe lan tỏa" - tỷ phú Phạm Nhật Vượng trả lời trong ĐHĐCĐ thường niên 2022 của Vingroup.
Hiện tại, Vinfast sở hữu hệ sinh thái xe điện với 150.000 cổng sạc được quy hoạch phủ sóng rộng khắp 63 tỉnh thành.
Quy tụ nhiều lợi thế lớn kể trên, song ô tô điện tại Việt Nam không chỉ là cuộc chơi của riêng Vinfast và ông Phạm Nhật Vượng. Một gương mặt tỷ phú khác cũng thể hiện tham vọng trong lĩnh vực này là ông Trần Bá Dương (Chủ tịch THACO).
" K ế hoạch năm 2022 của THACO là tập trung chuyên sâu vào nghiên cứu phát triển công nghệ và các tính năng thông minh, phát triển sản phẩm xe du lịch điện, sản phẩm xe các loại theo yêu cầu khách hàng mang thương hiệu riêng và kiểm soát chất lượng sản phẩm xuyên suốt trên toàn chuỗi" - ông nói.
Theo đó, ngay từ đầu năm, THACO tuyên bố sẽ phân phối các mẫu xe điện hóa ở thị trường Việt Nam và hé lộ Kia EV6 - mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Kia sẽ được ra mắt vào khoảng quý 2/2022. THACO cho biết, Kia EV6 sẽ gia nhập thị trường xe điện Việt bên cạnh những cái tên ít ỏi đang được phân phối chính hãng như Porsche Taycan cao cấp hay loạt xe điện mới ra mắt của Vinfast.
Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy, các tỷ phú Việt cũng chi hàng ngàn tỷ đồng lao vào cuộc đua sản xuất pin nhiên liệu. Tại Việt Nam hiện đã có những "tay chơi" nhập cuộc.
Giữa tháng 7 vừa qua, H.C. Starck Tungsten Powders (HCS) - công ty con gián tiếp của Tập đoàn Masan - vừa ký thỏa thuận đầu tư vào Nyobolt Limited - công ty chế tạo pin công suất cao, sở hữu giải pháp sạc nhanh. Nyobolt là công ty duy nhất trong lĩnh vực chế tạo pin ứng dụng Vonfram.
Để hoàn tất thương vụ này, nắm 15% vốn trên cổ phần pha loãng tại Nyobolt, doanh nghiệp liên quan đến tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã chi ra 52 triệu USD, tương đương 1.230 tỷ đồng.
Trong một diễn biến liên quan, VinFast cũng công bố đã đầu tư vào ProLogium - công ty hàng đầu thế giới về sản xuất pin thể rắn - thông qua một công ty cùng Tập đoàn Vingroup. Mặc dù không tiết lộ tổng giá trị cụ thể, nhưng ước tính số tiền lên đến hàng chục triệu USD.
Ngoài công bố thương vụ đầu tư, VinFast cũng ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về một số thỏa thuận chiến lược nhằm đảm bảo nguồn cung pin thể rắn cho xe điện của hãng. Hai đơn vị này cũng có thể xem xét khả năng thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn tại Việt Nam.
Ở trong nước, Vingroup cũng đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất pin VinES tại Hà Tĩnh với quy mô cho giai đoạn 1 là 8 ha và công suất dự kiến đạt 5 GWh mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Dự kiến, nhà máy pin VinES sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Tiến độ thi công nhà máy VinES tại Vũng Áng, Hà Tĩnh hồi tháng 4/2022. Ảnh: QH Plus
Nhìn chung, sản xuất pin công nghệ cao cho xe điện và kinh doanh xe điện đang là "mỏ vàng" được nhiều người nhòm ngó, nhưng đòi hỏi vốn lớn. Để thúc đẩy ngành công nghiệp này đi nhanh hơn, trong ĐHĐCĐ thường niên 2022, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ: " Chúng tôi cũng đang mời gọi những nhà sản xuất chip trên các nước về mở nhà máy ở Việt Nam, Vingroup thậm chí có những ưu đãi rất lớn cho họ, miễn tiền thuê đất, thuê nhà xưởng trong vòng 10-15 năm".
Doanh nghiệp công nghệ cao Đài Loan nhắm tới thị trường Việt Chuyển đổi số và xây dựng nhà máy thông minh đang là xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam và các doanh nghiệp công nghệ cao của Đài Loan đang nhắm đến cơ hội này. Delta Electronic muốn hỗ trợ xây dựng nhà máy thông minh Tại Việt Nam, xu hướng chuyển đổi số đang rất mạnh mẽ, chính phủ và các doanh...