Xây dựng Trường học hạnh phúc: Thầy cô là cha mẹ
Đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên công tác tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, hạnh phúc đơn giản là được chứng kiến
Đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên công tác tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, hạnh phúc đơn giản là được chứng kiến học sinh khỏe mạnh, trưởng thành mỗi ngày.
Đồng hành và sẻ chia
Sầm Thị Minh Giang, học sinh lớp 12A4, Trường THPT DTNT N’Trang Lơng, tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ: “Gia đình không ở cạnh bên, thầy cô chính là chỗ dựa vững chắc cho học sinh dân tộc nội trú. Sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô đã trở thành động lực để chúng em phấn đấu, học hành”.
Theo Giang, trong thời gian sinh hoạt, học tập tại trường, học sinh có tiến bộ, dù lớn hay nhỏ, thầy cô đều động viên, biểu dương. Hay lúc ốm đau, thầy cô cũng là người đầu tiên hỏi han, chăm sóc.
“Những bạn học yếu, thầy cô cũng dành thời gian dạy phụ đạo, hướng dẫn kèm cặp để có thể theo kịp bạn bè. Chưa bao giờ thầy cô để chúng em phải đơn độc và nảy sinh cảm giác lạc lõng khi sống xa nhà”, Giang nói thêm.
Giống như Giang, Mạc Quỳnh Anh, học sinh Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn ngoài thời gian học tập còn tham gia câu lạc bộ nữ công. “Tại câu lạc bộ, thầy cô dạy chúng em các kỹ năng sinh hoạt, thảo luận về sức khỏe sinh sản, giới tính và cách bảo vệ bản thân. Khi gặp vấn đề khó nói hay khó khăn trong học tập, cuộc sống chúng em luôn có thầy cô ở bên, chia sẻ, động viên”, Quỳnh Anh tâm sự.
Cô Hoàng Thị Trà Hương – giáo viên Trường THPT DTNT N’Trang Lơng chia sẻ: “Là giáo viên dạy Ngữ văn, trong mỗi tiết học, tôi luôn cố gắng truyền cảm hứng cho học sinh; đồng thời, tìm tòi những giải pháp giảng dạy phù hợp với từng em. Mỗi khi thấy học trò tiến bộ, tôi đều biểu dương, động viên và khích lệ để các em có thêm động lực”.
Cũng theo cô Hương, tại trường dân tộc nội trú, phần lớn học trò tự ti, rụt rè. Trong tư tưởng, các em luôn cảm thấy sự khác biệt về văn hóa và môi trường sống so với thầy cô hoặc bạn bè, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số. Do vậy, nhiều khi các em giấu kín tâm tư hoặc những khó khăn bản thân đang gặp phải.
Với những học sinh này, cô Hương thường chủ động trò chuyện, tâm sự như những người bạn thay vì chờ các em tìm đến với mình. Không ít em, ngay từ lần đầu tiếp xúc đã tỏ ý xa lánh, ngại chia sẻ nhưng không vì thế mà giáo viên trường dân tộc nội trú nản lòng. Thay vào đó, các thầy cô luôn kiên trì và chủ động mở lòng để các em cảm nhận được sự chân thành.
Video đang HOT
Ngoài ra, cô Hương đã triển khai mô hình “hộp thư chia sẻ cảm xúc, bí mật”. Đó là nơi học sinh bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng và suy nghĩ của mình theo cách riêng tư, thầm kín.
“Tất cả chia sẻ trong hộp bí mật đều được bảo mật. Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng, tôi sẽ gặp riêng học sinh để lắng nghe, tìm biện pháp. Nếu sự việc ngoài khả năng của mình, tôi nhờ sự cố vấn, góp ý từ các chuyên gia tâm lý. Tổ tư vấn tâm lý học đường của nhà trường cùng phối hợp để tìm cách hỗ trợ để không để ai bị bỏ lại một mình trong bất kỳ hoàn cảnh nào”, cô Hương chia sẻ.
Học sinh Trường THPT DTNT N’Trang Lơng tham gia múa sạp tại Đình Lạc Giao trong Lễ tế Thu năm 2022. Ảnh: TN
Thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em
Đó là quan điểm của thầy Đặng Thái Mân – Hiệu trưởng Trường THCS, THPT DTNT Hà Tĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh khi nhận nhiệm vụ về ngôi trường này.
Theo thầy Mân, học sinh học nội trú có những đặc điểm riêng. Do đó, mỗi học sinh sau khi nhập học đều được giáo viên tìm hiểu hoàn cảnh, động viên, khích lệ và hỗ trợ để hòa nhập với môi trường học nhanh nhất. Đồng thời, các em có thể cảm nhận được tình cảm thầy cô, bạn bè trong ngôi nhà chung và yên tâm, phấn đấu học hành.
Tại Trường THCS, THPT DTNT Hà Tĩnh, nhiều học sinh phải sống xa gia đình và tự lập khi mới 11, 12 tuổi. Thấu hiểu những khó khăn, vất vả và thiếu thốn của các em, thầy cô nhà trường đều bảo nhau cùng nỗ lực để trò không bị mặc cảm, tự ti hay thiệt thòi. Đặc biệt, giáo viên luôn coi học sinh như con của mình nên toàn tâm, toàn ý chăm sóc, dạy dỗ các em khôn lớn, trưởng thành.
“Cũng từ lứa tuổi THCS trở đi, học sinh bước vào giai đoạn dậy thì, tâm, sinh lý thay đổi. Khi không sống cùng bố mẹ, nếu thầy cô lơ là, trẻ dễ bị cám dỗ từ xã hội. Nhiều lần học sinh ham chơi bỏ trường, bỏ lớp đi thâu đêm, các thầy cô lại chia nhau đi tìm. Khi đón được trò về trường, chúng tôi mới an tâm”, thầy Mân trải lòng và chia sẻ thêm: Nhiều hôm, học sinh mắc hội chứng rối loạn tâm thần kinh (hội chứng tâm căn hay hysteria), cứ nửa đêm là ngồi dậy khóc, cười. Một số em trong phòng nghĩ là ma làm. Những lúc như vậy, thầy cô phải thức trắng đêm trấn an tâm lý cho học sinh.
Chưa kể, nhiều đêm khuya, thầy cô phải đưa học sinh đi bệnh viện vì ốm, sốt. Lúc đó, giáo viên thay bố mẹ các em đứng ra bảo lãnh, lấy tiền túi của mình đóng viện phí, thuốc men. Chờ đến sáng hôm sau mới tìm cách liên lạc với gia đình.
Vừa dạy dỗ vừa chăm sóc học sinh ở nhiều lứa tuổi, thầy Mân cùng các đồng nghiệp vẫn luôn trăn trở làm sao có thể giúp đỡ các em nhiều hơn. Chứng kiến học sinh tiến bộ, dù chỉ là những bước đi nhỏ, thầy cô cũng thấy ngập tràn hạnh phúc.
Gần 10 năm gắn bó với học sinh nội trú, thầy Mân hiểu hơn ai hết những thiệt thòi của cảnh sống xa nhà. Vì vậy, thầy luôn căn dặn đồng nghiệp dành trọn tình thương, sự quan tâm cho các em. Thầy cô sẽ thay cha mẹ chuẩn bị hành trang, kỹ năng sống để trò vững tâm bước vào đời.
Con chọn gì khi con chọn nghề ?
Tôi đã tham gia hàng chục chương trình hướng nghiệp cho trẻ, cũng đã trò chuyện với hàng trăm cha mẹ về việc làm sao để định hướng nghề nghiệp cho con.
Nhưng rốt cuộc, con chọn gì khi con chọn nghề mới là điều quan trọng nhất, mà bố mẹ, thầy cô và cả tôi nữa, đều quên.
Chọn nghề cho ai?
Ở Việt Nam, như tôi thấy, việc định hướng nghề cho con phần đa đều thuộc quyền và thành trách nhiệm của cha mẹ, thầy cô. Luôn là thầy cô định hướng hoặc cha mẹ định hướng. Hiện đại thì là dựa trên năng lực của con, dựa trên sở thích, mức độ quan tâm (kiểu như ước mơ). Nhưng một phần không nhỏ thầy cô lại định hướng theo mức độ khó - dễ.
Định hướng chọn trường dễ đỗ để trường cũng được mát mặt khi có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao. Các cha mẹ thì càng đáng buồn hơn khi nhiều cha mẹ định hướng chọn trường cho con là chọn trường làm vẻ vang mát mặt cha mẹ. Hoặc chọn trường sau này ra dễ xin việc làm. Hay những nghề kiếm ra nhiều tiền. Tất nhiên, cũng phải nhìn xem con cái có thi nổi không nữa. Tôi từng được vài cha mẹ nhờ tôi trò chuyện với con họ để con họ từ bỏ vào... Sư phạm. Vì "nó thi Sư phạm làm cô giáo sẽ vất vả lắm, lương cũng thấp nữa. Nhà lại không có người quen để chạy vào trường tốt. Lỡ bị điều đi về nông thôn hay miền núi thì khổ". Cuối cùng, lũ trẻ thực sự đã chọn được nghề chúng muốn theo hay trường mà cha mẹ, thầy cô muốn chúng theo?
Thật ra cũng khó để trao quyền lựa chọn trường - nghề cho lũ trẻ khi mà giáo dục Việt Nam là giáo dục toàn diện, môn nào cũng quan trọng như nhau. Suốt 12 năm học, thứ lũ trẻ nhận ra chỉ có thể là mình mạnh khối tự nhiên hay khối xã hội. Nhiều hơn thì lũ trẻ biết mình hợp với khối nào, A-B-C-D. Rồi từ đó quyết định sẽ thi vào trường nào để đỗ được. Trong số những trường trong khối đó thì chọn ra nghề nào khả dĩ nhất để thi. Như cô bé cháu tôi, con chọn khoa Quan hệ công chúng vì con thấy con học tốt những môn đó, đủ năng lực để thi vào đó. Khi tôi hỏi: Vậy là con thích ngành PR? Cô bé lắc đầu bảo: Không ạ! Con không thích lắm nhưng con không có lựa chọn. Tôi hỏi con: Con thực sự thích nghề gì? Con đáp: Mẹ con bảo con nên theo nghề điều dưỡng. Mẹ bảo học liên thông rồi sang Phần Lan, Nhật hoặc Đức kiếm được rất nhiều tiền. Tôi hỏi lại cô bé: Ý bác là con thích nghề gì chứ không phải mẹ con thích con học nghề gì. Thì cô bé lại đáp: Vâng! Con nghe mẹ nói về nghề điều dưỡng nên cũng thích nghề này. Nhưng con thua rồi, những môn yêu cầu để thi vào trường con đều dốt hết. Thế nên con chọn thi Quan hệ công chúng, dễ đỗ hơn.
Bao nhiêu đứa trẻ trong suốt hàng chục năm qua đã chọn trường để đỗ thay vì chọn nghề mình muốn làm? Thế nên năm nào cũng hàng vạn sinh viên ra trường thất nghiệp (cũng ngần đó thất vọng vì mình chọn sai trường). Cũng khó cho lũ trẻ (và cả cha mẹ chúng) khi mà quan điểm "Đỗ Đại Học là Có Tất Cả" nên chọn trường nào dễ đỗ. Bởi nếu không đỗ đại học đồng nghĩa với đi làm xe ôm, ở nhà làm ruộng, đi nghĩa vụ quân sự... Dẫu cho hàng vạn chứng minh những người trượt đại học vẫn thành công ngoài kia nhưng chẳng đứa trẻ nào muốn, chẳng cha mẹ nào mong. Tất cả chỉ có 1 đáp án duy nhất: Phải đỗ đại học.
Đừng chọn trường, hãy chọn đường!
Không phải chọn NGHỀ, mà là chọn con đường chúng ta sẽ đi vào tương lai. Là chọn lối đi mà chúng ta muốn tới. Như chọn con người mà chúng ta muốn trở thành. Thế nên, đại học cũng chỉ là một lựa chọn. Nó chỉ phù hợp nếu các con cần một tấm bằng đại học cho con đường mà các con lựa chọn, con người mà các con muốn trở thành. Nó là cần thiết nếu nó là sự bắt buộc. Hãy "giải thiêng" việc phải đỗ đại học bằng mọi giá.
Vào đại học. Hẳn nhiên vẫn tốt hơn là trượt. Ít nhất chúng sẽ có một môi trường để rèn luyện về nhân sinh quan, tự lập, những kiến thức nền tảng, giao tiếp ứng xử với không chỉ mấy đứa bạn gần nhà như hồi cấp 3. Nhưng nếu mục tiêu chỉ là đỗ đại học thì quá dễ với thời đại này. Số trường đại học luôn đủ cho những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình khá giả. Cha mẹ có tiền là con cái đều thành sinh viên hết. Vậy nên mục tiêu đỗ đại học lại thành con đường của cha mẹ chứ không còn là của chúng nữa rồi.
Tôi nói với cô cháu gái của mình: Con đừng chọn trường! Hãy chọn con đường. Là con đường con muốn tới để thành con người mà con muốn trở thành. Nhà con khó khăn, đừng làm đứa trẻ có mẹ bán rau đỗ 3 trường đại học. Hãy chọn con đường thoát nghèo, làm sao để mẹ không mất tiền thêm cho giấc mơ đại học của con. Đừng bắt mẹ bán rau kèm thêm bán thận để đóng học phí cho mình. Cả tiền sinh hoạt phí đắt đỏ của thành phố nữa. Hãy học để ra tiền thật chứ đừng học những thứ ra tiền mơ, tiền mộng. Là tùy căn cơ chúng sinh mà phổ độ vậy. Đừng cố để trở thành sinh viên khi mà chúng ta không đủ điều kiện sống đời sinh viên.
Tôi bảo với 3 đứa con mình: Bố mẹ có tiền cho các con học bất cứ một trường đại học nào các con muốn. Vì thế, đừng chọn trường, hãy chọn con đường. Là các con muốn mai này các con là người thế nào? Con đường đó nếu không có bố mẹ hỗ trợ, các con vẫn phải đi một cách đường hoàng, tự lập. Vì thế, hãy đặt ra mục tiêu cần chinh phục thay vì tên tuổi của trường đại học đó. Hãy quên việc cha mẹ mình có tiền và hãy trở thành những đứa trẻ không phụ thuộc vào tiền bạc của cha mẹ. Sớm nhất có thể!
Mỗi đứa trẻ đều cần tự chúng xây dựng những mục tiêu. Người ta lạc vì không có đích đến. Thế nên phải có mục tiêu để không đi lạc, không đi lòng vòng. Thời gian của tuổi nào cũng đáng trân trọng. Đừng nghĩ tuổi trẻ rộng dài thời gian. Mục tiêu dài chưa thấy thì phải có những mục tiêu sớm. Để xây dựng những lộ trình. Và cha mẹ sẽ luôn ở đây, hỗ trợ các con trên những lộ trình ấy. Chứ không phải đưa con mục tiêu và bắt con phải hoàn thành.
Chúng ta là ai quan trọng hơn
Trong thế giới bất định như hiện nay, thật khó để chúng ta biết 4 năm sau công việc nào còn, công việc nào mất. Càng khó đoán định được công việc nào hôm nay làm ra bộn tiền nhưng 4 năm nữa nó thành công việc vô bổ bởi Trí tuệ Nhân tạo A.I càng lúc càng kinh khủng. Bởi tình trạng lạm phát điểm khi mà những công bố điểm chuẩn vào trường trong top đều từ 29 điểm cho 3 môn trở lên. Bởi những ngành hot lên vài năm trở lại đây đồng nghĩa việc thu hút số lượng thí sinh siêu khủng khiến cho việc ra trường cạnh tranh với nhau sẽ thành đại dương đỏ.
Nhiều lần, tôi có nói với con: Thời của bố, mọi thứ thật dễ dàng. Bởi tôi nhận ra thời của các con tôi, những lợi thế ngày xưa của tôi đã chẳng còn là lợi thế. Như tiếng Anh, như những mối quan hệ gần, như việc có thông tin sớm hơn đã giúp nhiều người bạn của tôi thành công. Và chính cả thành công mà tôi có cũng vậy, đều nhờ việc mình cần cù hơn bạn bè, mình tranh thủ được cơ hội, mình làm được những thứ bạn bè mình chưa làm được. Ở những năm 80, 90 thiên niên kỷ trước, chỉ cần cố gắng 100% chúng ta có thể đạt 300% thành công. Còn thời đại bây giờ và sau này, phải cố gắng 300% để hoàn thành 100% công việc.
Khó khăn hơn nhưng không phải tất cả đều chỉ toàn khó khăn. Thế hệ gen Z của thời nay cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn thế hệ của chúng ta. Là cuộc sống của chúng không còn chỉ bó hẹp trong thành phố chúng sinh ra, đất nước của chúng. Thế giới đã rộng lại còn phẳng phiu hơn rất nhiều. Chúng không còn phải mày mò như cha anh chúng nữa bởi mọi thứ đã có công thức, đúc kết, hướng dẫn tỉ mỉ. Tôi vẫn tin, nếu chúng ta hướng cho trẻ việc con sẽ là ai thay vì con sẽ làm nghề gì, lũ trẻ sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Thời của đa nhiệm đã đến, nơi mỗi đứa trẻ có thể lựa chọn việc trở thành nhà báo mà không cần phải mất 4 năm học trường báo. Muốn cứu giúp con người không cứ phải trở thành bác sĩ. Mong làm giàu không cần phải tốt nghiệp trường quản lý kinh doanh.
Con là ai quan trọng hơn. Và việc lựa chọn trường, nghề chỉ là bổ nạp cho con kiến thức, giúp con có thêm công cụ, vũ khí để con trở thành con người như con mong muốn. Tôi nghĩ điều đó mọi đứa trẻ đều có thể làm được và làm chủ chính bản thân mình, tương lai của mình.
Cha mẹ không nên lo lắng khi học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp Khi học sinh tiểu học quay trở lại trường học trực tiếp, cha mẹ, thầy cô cần hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các biện pháp 5K để phòng bệnh; cần có quan điểm mới về phòng, chống dịch, bởi hiện nay đã chuyển sang thích ứng linh hoạt, chấp nhận có F0 trong cộng đồng. Sở GD&ĐT Hà Nội đã trình phương...