Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu ứng lan tỏa qua không gian mạng
Hơn 1.500 giáo viên quận Ba Đình (Hà Nội) cùng thảo luận về chủ đề thầy cô giáo phải làm gì để có trường học hạnh phúc.
Giờ học hạnh phúc. Ảnh minh họa/INT
Dù là tập huấn trực tuyến song hiệu ứng của chương trình đã lan tỏa đến từng nhà trường, mỗi giáo viên.
Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới
TS Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam chia sẻ: Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy và tích cực đưa ra phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo; luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh.
Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Ân, trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Với phụ huynh, trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để các em được phát triển tốt nhất.
TS Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh: Trường học hạnh phúc không có bạo lực học đường, không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo, HS. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt.
Cô Nguyễn Thị Hoàng – giáo viên Trường THCS Phúc Xá bày tỏ: Những nội dung cốt lõi của xây dựng trường học hạnh phúc được “truyền” qua không gian mạng nhưng sẽ theo tôi vào từng lời dạy, giờ học để ươm mầm yêu thương, hạnh phúc đến với học sinh, từ đó giúp các em có được niềm vui, hân hoan mỗi khi đến trường.
Cô Hoàng bày tỏ: Khi con người cảm thấy hạnh phúc, được quan tâm, yêu thương sẽ có thêm động lực, say mê trong học tập, nghiên cứu để trở thành người có ích cho xã hội. Tôi sẽ bắt đầu từ thay đổi phương pháp dạy học. Thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với đổi mới của ngành trong bối cảnh hiện nay để mang đến những giá trị thực cho học trò…
Video đang HOT
Tăng cường kỷ luật tích cực
Thầy Trần Thanh Việt – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh nhận định: Xây dựng trường học hạnh phúc góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về đạo đức, ứng xử, năng lực sư phạm của cán bộ, GV và nhân viên (CBGV-NV), học sinh. Từ đó, giúp cho CBGV-NV nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của việc duy trì môi trường mà trong đó mọi người được tôn trọng, yêu thương.
Theo thầy Việt, nhà trường xây dựng trường học hạnh phúc từ việc làm thiết thực: Xây dựng nhà trường theo định hướng tập thể; tổ chức hoạt động gắn kết học sinh; giáo viên làm gương trong mọi mặt, thay đổi cách ứng xử theo hướng động viên, khích lệ nhiều hơn; tôn trọng sự khác biệt của HS…
“Để có được kỷ luật tích cực, CBGV-NV trong mỗi nhà trường cần không ngừng thay đổi, cập nhật tri thức, phương pháp dạy học mới; công bằng trong đánh giá học sinh; dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ với hoàn cảnh của từng học sinh…” – thầy Việt chia sẻ.
Còn với cô Nguyễn Thị Hoàng, để có được kỷ luật tích cực, GV cần xây dựng mạng lưới trợ giúp nhau từ chuyên môn đến kỹ năng, phương pháp tiếp cận học sinh; kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên bằng xây dựng nội quy trường học phù hợp, có tính khả thi, thân thiện, công bằng và khách quan… Còn giáo viên khích lệ sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp, trường. Học sinh được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe và tôn trọng.
Theo cô Hoàng, khi trường học, lớp học bảo đảm 5 tiêu chí: Mọi người được yêu thương, tôn trọng, an toàn, được hiểu và có giá trị thì sự phát triển sẽ bền vững và tránh được những hành vi tiêu cực xảy ra trong các mối quan hệ giữa thầy với thầy, thầy với trò, học trò với nhau và với phụ huynh học sinh.
Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi
Ngày 5/3, tại Trường tiểu học Đoàn Kết, cụm các trường tiểu học Quận Long Biên (Hà Nội) tổ chức hội thảo chuyên môn với chủ đề "Trường học hạnh phúc" năm học 2020-2021.
Xây dựng Trường học hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến
Hạnh phúc là một hành trình
Tại hội thảo, lãnh đạo các trường đã làm rõ Trường học hạnh phúc và tiêu chí cơ bản của một Trường học hạnh phúc và làm thế nào để xây dựng Trường học hạnh phúc.
Cô Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng chia sẻ 5 yếu tố để xây dựng Trường học hạnh phúc là: Tình bạn và các mối quan hệ trong nhà trường; môi trường học tập thân thiện, ấm áp; sự tự do, sáng tạo và gắn kết của học sinh; tinh thần đội nhóm và hợp tác; thái độ và đóng góp tích cực của giáo viên.
Trường học hạnh phúc là nơi mà thầy, cô giáo và học sinh thấy hạnh phúc trong quá trình dạy - học. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau luôn được trân trọng, bồi đắp hằng ngày.
Từ kinh nghiệm thực tế, cô Hường trao đổi, trong quá trình kiến tạo "Trường học hạnh phúc", Trường tiểu học Sài Đồng đã vận dụng sáng tạo cả lí thuyết, kinh nghiệm của một số nước khu vực Thái Bình Dương. Từ đó, vận dụng linh hoạt, sáng tạo với điều kiện của nhà trường; gắn với nhiệm vụ, các phong trào thi đua, các cuộc vận động "Dân chủ- Kỉ cương- Tình thương- Trách nhiệm", " Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", " Xây dựng nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch".
Cô Lê Thị Thu Hường - Hiệu trưởng Trường tiểu học Sài Đồng thảo luận tại hội thảo
Cho rằng, hạnh phúc là một hành trình, chứ không phải là một điểm đến, cô Phạm Thị Khánh Ninh - Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Thụy chia sẻ, muốn có trường học hạnh phúc thì đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh phải được hạnh phúc.
"Học sinh là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của Trường học hạnh phúc, nên các em cần được quan tâm đầu tiên. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, chúng tôi đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy giáo dục, bao gồm thay đổi về phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ" - cô Ninh trao đổi.
Trường học hạnh phúc: Không phải "Tảng băng trôi"
TS Ngô Xuân Hiếu tặng sách cho Trưởng Phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà (bên phải) và đại diện cụm các trường tiểu học trên địa bàn quận
Theo TS Ngô Xuân Hiếu - Phó Trưởng bộ môn Quản lý giáo dục và giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, Trường học hạnh phúc là nơi hội đủ các yếu tố như: An toàn - Yêu tương - Tôn trọng - Được hiểu và có giá trị. Để xây dựng Trường học hạnh phúc, giáo viên và hiệu trưởng phải thay đổi, trước hết hiệu trưởng phải là người tiên phong.
Dẫn lại câu nói của một hiệu trưởng: Nếu bạn làm được điều gì đó, có thể chỉ là việc nhỏ nó sẽ tạo một sự thay đổi lớn, TS Ngô Xuân Hiếu cho rằng, với những giáo viên mà biết lắng nghe, thấu hiểu đồng hành, đóng vai và tạo được kết nối thì họ sẽ thấy hạnh phúc hơn.
Theo đó, mỗi trường có cách làm riêng, và sự lựa chọn riêng. Có trường lựa chọn tấm gương của giáo viên, đạo đức nhà giáo làm giá trị và chủ đề để triển khai xây dựng trường học hạnh phúc.
Cái mà các thầy cô nhìn thấy, đôi khi chỉ là "Tảng băng trôi", vì thế chỉ những người trong cuộc mới biết thật sự biết cần gì và làm gì? Và một trong những sức mạnh nội lực chính là đoàn kết.
Lãnh đạo các trường phát biểu tham luận tại hội thảo
Trao đổi tại Hội thảo, Trưởng phòng GD&ĐT quận Long Biên Vũ Thị Thu Hà cho hay, Phòng đã tham mưu với UBND quận ban hành bộ tiêu chí và thang điểm về xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - hạnh phúc. Qua đó, nhằm hướng tới sự hài lòng của phụ huynh, học sinh đối với các nhà trường.
Sau hội thảo này, các trường sẽ có thêm kinh nghiệm để triển khai Trường học hạnh phúc. Đồng thời tiếp tục triển khai đến cấp THCS. "Tới đây, hội thi chức thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS, sẽ có chủ đề về xây dựng, kiến tạo trường học hạnh phúc" - cô Hàcho biết, đồng thời nhấn mạnh: Muốn Trường học hạnh phúc thì thầy, cô giáo và học sinh đến trường phải được hạnh phúc.
Năm 2021, học sinh sẽ được học những gì mới? Trong năm 2021, nhiều nội dung sẽ được áp dụng trong chương trình phổ thông như: Lớp 2 và lớp 6 học sách giáo khoa mới; học sinh từ lớp 10 đã học Luật An ninh mạng... Học Luật An ninh mạng từ lớp 10 Chương trình môn giáo dục quốc phòng và an ninh cấp THPT ban hành kèm Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT...