Xây dựng Trường học hạnh phúc: Đừng áp đặt ‘cái tôi’
Quá trình dạy học, người thầy khó tránh khỏi những tình huống tiêu cực dẫn tới lời nói, hành động chưa chuẩn mực.
Cảm xúc tích cực của thầy cô giúp quá trình giáo dục thêm hiệu quả. Ảnh: NTCC. Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng).
Để xây dựng trường học hạnh phúc, bên cạnh bồi dưỡng chuyên môn, giáo viên cần biết cách quản lý cảm xúc.
Quản lý cảm xúc để giáo dục toàn diện
Thực tế cho thấy, đa số giáo viên chuẩn mực và giữ gìn hình ảnh nhà giáo, song vẫn còn những trường hợp thầy cô bạo hành học trò; phạt bằng hình thức phản giáo dục như cho học sinh trong lớp tẩy chay, tát học sinh trước lớp; có lời nói xúc phạm gây tổn thương tinh thần, thể xác… Hầu hết những việc làm, lời nói thiếu chuẩn mực này xuất phát từ việc giáo viên không làm chủ và quản lý được cảm xúc.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng, khoa Tâm lý giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) từng chỉ ra, với học sinh tiểu học, cảm xúc là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập. Còn giáo viên là nhân tố quan trọng thỏa mãn mặt cảm xúc của học sinh. Do đó cách ứng xử, phương pháp dạy học của giáo viên đóng vai trò quan trọng để tạo nên xúc cảm tích cực cũng như kết quả học tập của học trò.
Thầy cô chính là người “giữ lửa” tinh thần, thái độ học tập, là “thần tượng” để trẻ noi theo, tin tưởng. Vì thế, việc thiết lập được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò sẽ quyết định sự bình yên tinh thần, tạo cảm xúc hưng phấn học tập cho người học ở trường, tạo dựng ngôi trường hạnh phúc từ mối quan hệ tốt đẹp thầy, trò.
NGƯT Nguyễn Thị Hạnh, Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) cũng cho rằng, sự khuyến khích, khen ngợi hợp lý của giáo viên đủ để học sinh thỏa mãn cảm xúc, bởi giáo viên là người đưa ra những quy tắc nhất định của hành vi và ngăn chặn những lệch lạc, vi phạm của học sinh.
Giáo viên thường xuyên gần gũi với học sinh nên có thể nắm bắt và đánh giá mọi mặt, nhất là học tập. Những đánh giá này làm cơ sở quan trọng quyết định vị thế của học sinh trong tập thể lớp, cũng như vị trí của các em trong mối quan hệ với bạn học cùng trường và bên ngoài.
Nếu giáo viên có kỹ năng quản lý cảm xúc, biết kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc, phát huy xúc cảm tích cực trong quá trình dạy học, giao tiếp với học trò sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiết, đồng cảm. Đặc biệt việc quản lý cảm xúc sẽ góp phần xây dựng ngôi trường học tập thân thiện, hạnh phúc. Ở đó, học sinh được tôn trọng và đặt làm trung tâm giáo dục. Điều này giúp các em luôn háo hức, cảm nhận bình an, có niềm tin vào thầy cô, bạn bè…
Video đang HOT
Học sinh thêm hứng thú học tập khi học tập trong môi trường hạnh phúc. Ảnh: NTCC. Trường THCS Lê Quý Đôn (Lào Cai).
Giải pháp cho người thầy
Phong trào xây dựng trường học hạnh phúc nhiều năm qua đã mang lại tác động tích cực tới giáo viên từ nâng cao kiến thức tới phương pháp dạy học, ứng xử. Song vẫn còn thầy cô chậm đổi mới, mang “cái tôi” người thầy để áp đặt lên học sinh.
“Giận đến mấy với những hành vi, việc làm, lời nói… chưa chuẩn mực của học trò thì người thầy vẫn phải bình tĩnh để phân tích, uốn nắn dần dần. Nếu giáo viên không chủ động quản lý cảm xúc trước những tình huống phi giáo dục, để tức giận đẩy lên cao sẽ khó tránh khỏi việc buông ra lời nói, hành động thiếu chuẩn mực với học trò.
Khi bị xúc phạm, nhẹ thì học trò tự ái, bực tức thầy cô, nặng nề hơn sẽ tự ti, sợ học, lẩn tránh, hoặc có hành vi chống đối, thù hằn. Như vậy, quá trình gây dựng lại niềm tin, giáo dục sau đó sẽ vô cùng vất vả, kém hiệu quả…”, cô Hạnh trao đổi.
Thực tế trên cho thấy, việc làm chủ cảm xúc của giáo viên cần thiết để tạo nên môi trường giáo dục thân thiện, hạnh phúc. Song quản lý cảm xúc cách nào? thì không phải thầy cô nào cũng biết và có thể làm tốt hoặc nhận ra điểm yếu của mình mà thay đổi.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học, kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm, bồi dưỡng học sinh giỏi… NGƯT Nguyễn Thị Hạnh, Trường THPT chuyên Lào Cai cho biết, để quản lý cảm xúc trong quá trình dạy học, cô luôn tâm niệm học sinh như con mình. Trò có lỗi thường gọi riêng góp ý để các em hiểu và tự giác sửa chữa, thay đổi. Lứa tuổi học sinh THPT nhạy cảm và đã có thể suy nghĩ sâu xa, do đó nếu bị mắng nhiếc, quát tháo trước mặt bạn bè, các em có xu hướng cố tình làm ngược để thể hiện cái tôi cá nhân, bất cần, không biết sợ…
Với cô Nguyễn Thị Lan Phương, Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội), quản lý cảm xúc trong quá trình dạy học là yếu tố quyết định dẫn tới thành công giáo dục toàn diện. Bởi học sinh lớp 1 vừa chuyển từ chơi sang học, hiếu động… không quản lý được cảm xúc giáo viên dễ bị căng thẳng, áp lực.
“Đôi khi rơi vào trạng thái bất lực bởi nhắc nhở nhiều lần một vấn đề mà học sinh vẫn lặp lại vi phạm. Lúc này, bản thân chỉ biết kìm nén cảm xúc thật tốt, bước ra khỏi lớp 2 – 3 phút, hít sâu và lấy lại bình tĩnh để tiếp tục công việc. Học sinh dù nghịch ngợm hay tiếp thu chậm vẫn cần được giáo dục bằng sự khuyến khích, chia sẻ, uốn nắn nhẹ nhàng. Điều đó giúp khoảng cách giữa cô và trò thu hẹp, niềm tin được khẳng định, học trò coi cô như “mẹ”, trường học là ngôi nhà hạnh phúc thứ 2…”, cô Phương chia sẻ.
Để giáo viên quản lý tốt cảm xúc, từ đó xây dựng từng tiết học, ngôi trường hạnh phúc, TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) chỉ ra hàng loạt giải pháp: Trước hết, thầy cô cần nắm được trạng thái tâm lý học sinh tại thời điểm tình huống sư phạm xảy ra. Sau đó tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của tâm trạng tiêu cực mà học sinh đang có. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh cảm xúc của mình cho phù hợp với học trò và hoàn cảnh…
TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh đồng thời khẳng định, giáo viên cần biết cách và có phương pháp chuyển hướng hoạt động khi cảm xúc đẩy lên cao trào. Ví như, ra khỏi lớp để cân bằng lại tâm lý; Cầm chắc một dụng cụ dạy học và tâm niệm không tức giận khi dạy học; Tạm dừng trao đổi với học sinh gây ức chế, chuyển sang học sinh khác tích cực. Thậm chí có thể ngừng tiết dạy trong 5 – 10 phút để hạ trấn tĩnh bản thân.
“Xây dựng trường học hạnh phúc từ điều chỉnh, quản lý cảm xúc đòi hỏi người thầy học cách lắng nghe, chia sẻ ý kiến với người thân, đồng nghiệp. Thầy cô nên tham gia các khóa học về kỹ năng kiểm soát xúc cảm; ứng xử, giao tiếp với học trò để hoàn thiện mình hơn khi đứng lớp hay đối diện với tình huống phi giáo dục…”, TS Vũ Việt Anh khuyến cáo.
'Trường học hạnh phúc' phải có thầy cô hạnh phúc
Theo chia sẻ từ các thầy cô, để kiến tạo nên trường học hạnh phúc, một trong các yếu tố then chốt chính là đội ngũ giáo viên.
Thầy cô hạnh phúc mới lan tỏa được tới học sinh và ngược lại.
Niềm hạnh phúc với mỗi thầy cô chính là được thấy nụ cười của học sinh mỗi ngày; phụ huynh, xã hội ghi nhận sự nỗ lực của giáo viên.
Thầy cô hạnh phúc khi được xã hội ghi nhận
Cô Nguyễn Ngọc Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: Hạnh phúc của nhà giáo là sự trân trọng, tình cảm yêu quý mà học sinh dành cho. Đó cũng là sự tin tưởng, cảm giác gần gũi thân thiết mà phụ huynh dành cho thầy cô. Trong môi trường làm việc, đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như những khó khăn, tâm tư cảm xúc trong cuộc sống, giáo viên sẽ hạnh phúc, thêm tự tin để cống hiến.
Để có được hạnh phúc trong công việc dạy học, giáo viên không thể ngồi chờ hạnh phúc đến với mình mà phải hành động. Đó là làm việc bằng chính cái tâm của người thầy, yêu thương với học sinh, mong muốn đem tới cho các em không chỉ là kiến thức mà còn là kỹ năng, cảm xúc về con người hay cuộc sống.
Sau bao năm, học trò cũ vẫn nhớ tới cô giáo năm xưa chính là niềm hạnh phúc lớn lao với mỗi nhà giáo.
Để giáo viên hạnh phúc, nhà trường cần tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình thông qua việc giao nhiệm vụ đúng với năng lực của họ. Động viên, khích lệ bằng cả vật chất, tinh thần. Người thầy sẽ hạnh phúc khi được xã hội, mà cụ thể là phụ huynh ghi nhận, thấu hiểu được những vất vả cũng như những gì họ đã làm được cho học sinh, cho xã hội.
"Với tôi, niềm hạnh phúc nhất vẫn là việc được lên lớp, giảng dạy trực tiếp, nói với trò về những câu chuyện, bài thơ..... Thật hạnh phúc khi các em vẫn thích những bài giảng của mình. Có lẽ điều hạnh phúc nhất của một giáo viên chính là tình cảm của những trò cũ. Sau bao nhiêu năm, trò cũ vẫn nhắc nhớ đến thầy cô, mong được trở về học lại với cô bên mái trường xưa" - cô Dung bộc bạch.
Để trường học là ngôi nhà thứ 2
Với hơn 20 năm gắn bó với ngành giáo dục, cô Ngô Thị Nhã - Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Hội A (Đan Phượng, Hà Nội) cho rằng: Để xây dựng một trường học hạnh phúc, điều đầu tiên là chính các giáo viên phải hạnh phúc. Từ đó, thầy cô mới lan tỏa tinh thần và hạnh phúc đó tới học sinh.
Cô Ngô Thị Nhã luôn chú trọng tận dụng điểm mạnh của mỗi giáo viên để có sự phân công, phân nhiệm phù hợp với từng vị trí.
Theo vị hiệu trưởng, một trong yếu tố quan trọng để xây dựng trường học hạnh phúc chính là đội ngũ. Trong nhiều năm qua, đội ngũ nhân sự của nhà trường luôn đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nề nếp và mọi người sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lần nhau mỗi khi khó khăn. Là người quản lý phải đối xử với đồng nghiệp như người thân. Thực tế cho thấy, thời gian các cô ở trường kéo dài từ 10 - 12 tiếng; thời gian ngủ ở nhà khoảng 6 - 7 tiếng, còn lại là dành cho chồng con, gia đình. Trường chính là ngôi nhà thứ hai của mỗi giáo viên.
"Một khi đã là người thân trong nhà thì gặp vấn đề khó khăn gì đều có thể gặp gỡ, trao đổi để cùng nhau tìm cách tháo gỡ. Có những lúc làm chưa đúng sẵn sàng đưa ra ý kiến góp ý để rút kinh nghiệm và điều chỉnh, tuyệt đối không mang tư tưởng thù hằn. Ngoài ra, ai giỏi lĩnh vực gì thì sẵn sàng chia sẻ với đồng nghiệp. Một người biết thì một người khổ, nhưng nhiều người biết thì nhiều người vui trong đó có mình. Do đó, cùng nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương, đồng cảm và đoàn kết mới kiến tạo nên được ngôi trường hạnh phúc" - cô Nhã tâm sự.
Bên cạnh đó, nhà trường đi tìm con đường hạnh phúc cho đội ngũ thông qua việc khen thưởng rõ ràng, mọi thứ đều phải công khai, minh bạch. Trong công việc luôn có khen, có chê nhưng không phải chê để "dìm" người khác xuống. Khi góp ý thì phải định hướng cho đồng nghiệp cách khắc phục để phát triển cá nhân. Trong cả một tập thể gồm 41 giáo viên đứng lớp, mỗi người sẽ có những điểm mạnh riêng. Người quản lý phải nhìn rõ ra điều đó để phân công phù hợp.
Cô Ngô Thị Nhã nhấn mạnh thêm, mỗi hoạt động hay phong trào của nhà trường đề ra, hiệu trưởng sẽ phải có cách sắp xếp để nâng mặt mạnh của giáo viên, tạo động lực giúp họ yên tâm cống hiến với nghề. Với học sinh, các cô giáo luôn dành những tình cảm yêu thương chân thành. Chỉ khi cô trò, đồng nghiệp cùng đối xử với nhau như những người thân trong gia đình mới thực sự tô đậm thêm bức tranh về mô hình trường học hạnh phúc.
Lan tỏa mô hình trường học hạnh phúc Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của Unesco, mô hình Trường học hạnh phúc đã được triển khai và lan tỏa tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội. Học sinh Trường Tiểu học Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hạnh phúc đến trường Mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui Cô...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Trung Quốc cực hay nhưng "đứt gánh" vì thẩm mỹ đuổi khán giả: "Cặp sừng" nhấn chìm nhan sắc nữ chính, bị mỉa mai "cổ trang Y2K"
Phim châu á
23:25:17 10/04/2025
NSND Thanh Lam khoe cháu ngoại, Quách Thu Phương U50 vẫn gợi cảm không ngờ
Sao việt
23:01:17 10/04/2025
Lời tự sự của ca sĩ Hoàng Bách
Nhạc việt
22:55:09 10/04/2025
'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn' Kiều Chinh đóng phim thế nào ở tuổi U90?
Hậu trường phim
22:42:44 10/04/2025
Chờ khách trước quán karaoke, tài xế taxi bị đâm vì lý do khó ngờ
Pháp luật
22:31:27 10/04/2025
Chia buồn với 3 con giáp đón chờ 2 ngày cuối tuần (12-13/4) khá sóng gió, cảm xúc tiêu cực vây quanh, vận xui đeo bám, tiểu nhân quấy phá dễ mất hết tiền của
Trắc nghiệm
22:19:08 10/04/2025
Yamal đi vào lịch sử Champions League
Sao thể thao
22:08:59 10/04/2025
Tiết lộ gây sốc về Kim Soo Hyun khiến netizen hoảng hốt: "Sao khán giả Hàn Quốc lại ám ảnh với..."
Sao châu á
21:55:47 10/04/2025
Trung Quốc gửi thông điệp mới tới Mỹ
Thế giới
21:22:28 10/04/2025
Justin Bieber và vợ cố gắng hàn gắn hôn nhân
Sao âu mỹ
21:19:25 10/04/2025