Xây dựng trường học an toàn, thân thiện tại Gia Lai và Kom Tum
Trong hai ngày 24 và 25/11, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức đoàn công tác tới làm việc với Sở GDĐT tỉnh Kon Tum và Sở GDĐT tỉnh Gia Lai.
Theo báo cáo của Sở GDĐT tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có 761 trường học, với hơn 413 nghìn học sinh, trong đó có hơn 185 nghìn học sinh là người dân tộc thiểu số.
Đoàn công tác của Bộ GDĐT trao tặng bình lọc nước cho các trường học của tỉnh Gia Lai.
Thực hiện Kế hoạch 29 về kết nối nguồn lực xã hội, xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025, Sở GDĐT đã chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo. Sở GDĐT tỉnh Gia Lai đã đề xuất lựa chọn các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Kông Chro nhận hỗ trợ theo Kế hoạch 29/KH-BGDĐT.
Huyện Kông Chro là một trong những huyện nghèo của cả nước, người dân tộc thiểu số chiếm 70% dân số của huyện. Toàn huyện có 32 trường mầm non, phổ thông với 513 lớp học, là nơi học tập của hơn 10 nghìn học sinh phổ thông và gần 4 nghìn trẻ mẫu giáo, mầm non. Hiện tại, các trường học tại huyện Kông Chro đang thiếu về thiết bị dạy và học đối với bậc học mầm non và các phòng học bộ môn, thiết bị học tập đối với bậc học phổ thông.
Video đang HOT
Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GDĐT Nguyễn Thanh Đề, trưởng đoàn công tác khẳng định tính chất nhân văn, sự cần thiết của việc triển khai Kế hoạch 29. Ông Đề đề nghị địa phương cần khảo sát đầy đủ, chi tiết để có thể kết nối các nguồn lực xã hội đầu tư, giúp đỡ sao cho hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu ngành để khảo sát và cập nhật dữ liệu nhằm triển khai chương trình được nhanh và hiệu quả nhất.
Đoàn công tác trao tặng 5.500 bộ bình lọc nước cho ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum.
Tại buổi làm việc với Sở GDĐT tỉnh Gia Lai, đoàn công tác của Bộ GDĐT đã trao 6 nghìn bình lọc nước, 500 quả bóng đá, 40 nghìn bộ sản phẩm kem đánh răng, bàn chải và hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho học sinh của tỉnh Gia Lai.
Tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác đã khảo sát và tặng quà của cho trường Tiểu học Đắk Rơ Ông và Trường Trung học cơ sở Đắk Tờ Kan thuộc huyện Tu-Mơ-Rông. Đây là hai trường học có số học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Xơ Đăng, còn nhiều khó khăn trong điều kiện giảng dạy và học tập.
Trước khi có sự hỗ trợ, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường còn nhiều khó khăn tại huyện Tu Mơ Rông, đoàn công tác đã tặng 5.500 bình lọc nước, 300 quả bóng đá và hơn 20 nghìn bộ sản phẩm kem đánh răng, bàn chải và tài liệu hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho học sinh.
Đoàn công tác cũng đã tiến hành khảo sát thử nghiệm bộ tiêu chí giám sát, đánh giá việc triển khai Chương trình Sức khỏe học đường. Cùng với đó, kiểm tra thực tế về điều kiện vệ sinh trường học, các công trình nước sạch, sân chơi bãi tập của các nhà trường tại hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Tạo không gian thể thao an toàn, thân thiện, bình đẳng trong các trường học Hà Nội
Chiều ngày 24/11 tại Hà Nội, Plan International Việt Nam đã tổ chức Hội thảo tổng kết dự án "Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại Hà Nội".
Học sinh tự tin trao đổi tại buổi toạ đàm.
Dự án "Không gian thể thao an toàn, thân thiện và bình đẳng trong các trường học tại hà Nội" được thực hiện trong hơn 3 năm, từ 2019 đến 2022 với mục tiêu thúc đẩy các không gian thể thao dễ tiếp cận, an toàn, thân thiện và bình đẳng giới trong trường học nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho các em gái tham gia như các em trai, và thay đổi quan niệm xã hội về khả năng của các em gái trong việc tham gia thể thao và phát triển ngang bằng như các em trai.
Dự án được triển khai tại 20 trường THCS trên địa bàn huyện Ba Vì và quận Hà Đông. Đến nay, sau 3 năm thực hiện, với các hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phương pháp tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên để tổ chức các hoạt động. Hàng trăm trận bóng đá giao hữu được tổ chức giúp kết nối, chia sẻ giữa học sinh nam, học sinh nữ, cha mẹ và thầy cô, giữa gia đình và nhà trường để thể thao mang lại tiếng cười sảng khoái sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, với phương châm "đếm nụ cười, không đếm bàn thắng".
Hàng ngàn buổi sinh hoạt của 20 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi để giúp các em gái, các em trai có thêm các kỹ năng chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe cũng như trang bị các kỹ năng sống để các em trở thành những người truyền lửa, lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới các bạn học sinh trong toàn trường, tới cha mẹ, thầy cô và tới cộng đồng. Song song đó, hơn 220 ngày hội thể thao vui, sự kiện truyền thông cấp trường đã được tổ chức để lan tỏa các thông điệp về an toàn, thân thiện và bình đẳng tới 31.000 học sinh nam, nữ trên địa bàn huyện Ba Vì và quận Hà Đông.
Dự án cũng đã huy động sự tham gia của hơn 35.000 cha mẹ học sinh thông qua ngày hội thể thao vui, các trận giao hữu bóng đá, các buổi nói chuyện tại các cuộc họp phụ huynh trong năm học. Thông qua các hoạt động này, cha mẹ đã có nhận thức tốt hơn và thay đổi quan niệm bất bình đẳng trong tham gia thể thao đối với con gái, đối với học sinh yếu thế, giúp cha mẹ đồng hành cùng với con trong việc thúc đẩy an toàn, bình đẳng trong trường học và cộng đồng.
Dự án đã thành công trong việc tăng cường sự tham gia tích cực của trẻ em gái, trẻ em trai vào luyện tập thể dục thể thao, thúc đẩy an toàn, bình đẳng. Tỉ lệ học sinh nữ, học sinh yếu thế tham gia luyện tập bóng đá, các môn thể thao đã tăng đáng kể. Đặc biệt, 85% các em gái cảm thấy an toàn, thoải mái chơi các môn thể thao yêu thích mà không bị kỳ thị bởi các định kiến giới. Dự án cũng thành công trong việc thay đổi quan niệm của cha mẹ học sinh về khả năng, sự tham gia của trẻ em gái trong các hoạt động thể thao. 96% học sinh nữ cho rằng được cha mẹ ủng hộ khi tham gia các hoạt động thể thao.
Theo chia sẻ của các đối tác, dự án đã mang đến một cách làm mới, rất phù hợp bằng cách khuyến khích tham gia luyện tập thể thao tại trường học, kết hợp với giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng thúc đẩy an toàn, bình đẳng trong lĩnh vực thể thao. Từ đó, lan tỏa thông điệp về an toàn - bình đẳng trong các lĩnh vực khác của trường học và cộng đồng.
Chia sẻ về kết quả thực hiện dự án tại địa bàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì, Phùng Ngọc Oanh cho biết: Dự án đã đáp ứng nhu cầu, mong đợi của các em học sinh, của ngành giáo dục, do đó đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các em học sinh, cha mẹ và thầy cô giáo. Sau 3 năm triển khai, những nụ cười, sự tự tin của các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh nữ trong các phần thi kiến thức và thi đấu thể thao.
Học sinh TP Hồ Chí Minh thích thú với mô hình trường học xanh Năm nay là năm thứ 5 TP Hồ Chí Minh phát động mô hình xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, thân thiện môi trường trong các trường học. Năm nay là năm thứ 5 TP Hồ Chí Minh phát động mô hình xây dựng môi trường xanh Nhiều trường tại TP Hồ Chí Minh đã tận dụng không gian nhỏ, tạo nên...