Xây dựng Trường Cao đẳng CSND I thành cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển (1965-2015), Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I (CSND I) là một trong những ngôi trường có bề dày thành tích, đào tạo hàng chục vạn học viên cho Công an các đơn vị, địa phương.
Các thế hệ học viên được đào tạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước qua các thời kỳ.
Nhằm đáp ứng về tổ chức và lực lượng Cảnh sát nhân dân (CSND), ngày 30-12-1965, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1594/QĐ-BCA, thành lập Phân hiệu CSND trên cơ sở phát triển của khoa Cảnh sát thuộc Trường Công an Trung ương (C500). Ngay sau khi thành lập, Phân hiệu CSND đã mở nhiều lớp huấn luyện, đào tạo CSND phục vụ nhiệm vụ của ngành, đặc biệt là 2 lớp phục vụ cho an ninh miền Nam.
Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, Trường Cao đẳng CSND I ngày nay được hình thành và phát triển trên cơ sở 5 trường Công an phía Bắc, trong đó có 3 trường cao đẳng là: Cao đẳng CSND I, Cao đẳng Cảnh sát bảo vệ, Cao đẳng Cảnh sát quản lý và Cải tạo phạm nhân; 2 trường trung học là Trung học CSND Hà Nội và Trung học CSND Hải Phòng. Ngày 9-7-2013, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 2509/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trường Cao đẳng CSND I. Trên cơ sở đó, ngày 2-8-2013, Bộ trưởng Bộ Công an ký quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trường.
Tiếp bước truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Cao đẳng CSND I luôn tự hào là trung tâm đào tạo cán bộ Cảnh sát có trình độ tay nghề thực hành bậc cao của lực lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; có trình độ, năng lực nghiệp vụ chuyên môn về chuyên ngành được đào tạo; có phương pháp tư duy khoa học; có sức khoẻ tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đảng ủy Trường Cao đẳng CSND I ra mắt tại Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020.
Nhà trường đã đảm nhận đào tạo nhiều bậc học (sơ học, trung học, cao đẳng) nhiều loại hình đào tạo (bồi dưỡng, tại chức, tập trung…) đối với các chuyên ngành của lực lượng CSND. Mặc dù cơ sở đào tạo phân tán, chuyển đổi hàng chục địa điểm khác nhau và gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và học viên của trường đã chung sức, đồng lòng, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi gian khổ, thách thức, vừa giảng dạy, học tập, rèn luyện, vừa xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an giao cho.
Thành tựu nổi bật trong 50 năm qua của nhà trường về công tác giáo dục đào tạo là luôn quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, quy định của Nhà nước, Bộ Công an, Bộ GD&ĐT vào chương trình kế hoạch đào tạo đáp ứng với tình hình, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự qua từng giai đoạn cách mạng. Nhà trường được các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ GD&ĐT đánh giá là một trong những cơ sở đào tạo có chất lượng cao.
Học viên Trường Cao đẳng CSND I trong Lễ khai giảng.
Video đang HOT
Những năm gần đây, tỷ lệ học viên tốt nghiệp đều đạt 100%, tỷ lệ khá giỏi đạt từ 40% đến 70%. Học viên ra trường được Công an các đơn vị, địa phương đánh giá cao, nắm vững được quy trình công tác và cách xử lý tình huống nghiệp vụ. Nhiều học viên sau khi ra trường đã trưởng thành, được giao những nhiệm vụ trọng trách của ngành Công an, của Đảng và Nhà nước, nhiều đồng chí đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Nhà giáo Nhân dân (NGND), Nhà giáo Ưu tú (NGƯT).
Đạt được những thành tựu quan trọng nêu trên, yếu tố quyết định là sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; của Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND (nay là Tổng cục Chính trị CAND), vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của trường để ban hành những nghị quyết chuyên đề rất cơ bản có tính đột phá như: Nghị quyết về công tác cán bộ, công tác giáo dục đào tạo, công tác quản lý học viên, công tác nghiên cứu khoa học và hậu cần đời sống theo hướng gắn đào tạo với thực tiễn, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công tác, chiến đấu của lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện tốt sứ mệnh vẻ vang của mình, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường luôn tự hào, phát huy truyền thống, tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, xứng đáng là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận giáo dục, đào tạo của ngành.
Học viên CSND I trong Lễ khai giảng.
Do vậy, đội ngũ giảng viên của nhà trường nhận thức rõ trách nhiệm nặng nề và to lớn của mình đối với việc dạy “người”, dạy “nghề”; tâm huyết, say mê với nghề nghiệp, tích cực biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, duy trì trật tự, kỷ cương, kỷ luật, nếp sống văn hóa, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, luôn là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, ý chí học tập vươn lên; là người truyền cảm hứng, thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết để học viên đam mê học tập, say mê nghề nghiệp, khát khao cống hiến cho lý tưởng cách mạng.
Trải qua nửa thế kỷ,với sự nỗ lực vượt bậc, đến nay đội ngũ cán bộ, giảng viên có sự trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực sự giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo. Số lượng giảng viên của nhà trường hiện có 257 đồng chí, trong đó 45% có trình độ sau đại học. Qua các thời kỳ phát triển có 2 đồng chí được phong tặng danh hiệu NGND và 18 đồng chí được phong tặng danh hiệu NGƯT.
Nhà trường luôn chú trọng rèn luyện kỷ luật, kỷ cương, giáo dục đạo đức nhân cách cho học viên, trong đó xác định: Giáo dục cho học viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng là tư tưởng mấu chốt, làm nền tảng trong công tác quản lý, giáo dục học viên. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện điều kiện, phương tiện dạy và học theo hướng hiện đại, đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
Các tổ chức quần chúng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chủ động, tích cực, sáng tạo trong tổ chức các phong trào, thường xuyên tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thăm quan thực tế, các hoạt động xã hội tình nguyện, nối nhịp cầu nhân ái giữa lực lượng Công an với nhân dân bằng những việc làm thiết thực.
Với vị thế là một cơ sở đào tạo có bề dày truyền thống, trong giai đoạn mới, trường luôn quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong CAND” để phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu chung là: Xây dựng, phát triển Trường Cao đẳng CSND I trở thành cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng trong hệ thống giáo dục, đào tạo của lực lượng CAND; đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo, đạt chuẩn chức danh theo quy định; học viên tốt nghiệp ra trường vững về chính trị, giỏi về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chuyên ngành và trình độ đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất và điều kiện đảm bảo dạy học theo hướng đồng bộ, hiện đại, xứng đáng với truyền thống và danh dự của nhà trường qua 50 năm xây dựng và phát triển.
Theo CAND.COM.VN
Tăng học phí liệu có giảm 'lạm thu'?
Mức thu học phí thấp là chủ trương nhân văn của Nhà nước nhưng lại xa thực tế để nâng cao chất lượng. Vì thế, tình trạng "lạm thu" có đất sống.
Từ ngày 1/1/2016, Hà Nội chính thức áp dụng mức thu học phí mới đối với các bậc mầm non, tiểu học, THPT hệ công lập. Theo đó, đối với khu vực thành thị, mức học phí mỗi tháng của học sinh là 60.000 đồng/tháng (hiện tại là 40.000 đồng). Khu vực nông thôn là 30.000 đồng (hiện nay 20.000 đồng). Khu vực miền núi 8.000 đồng (hiện nay không thu).
UBND TP Hà Nội cho rằng, mức thu học phí mới với các cấp học trên bằng mức thấp nhất trong khung học phí được Chính phủ ban hành để không đột biến so với mức thu hiện nay nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội.
Học phí thấp, nhưng đòi hỏi chất lượng giáo dục cao là xa thực tế. Ảnh: VOV.
Có thể nói, mức thu học phí như trên không hề tăng nhiều so với hiện tại và còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Với mức học phí trên, cũng có thể nói, giáo dục từ cấp tiểu học đến THPT gần như được Nhà nước "bao cấp".
Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn là nếu học phí tăng thì chất lượng đào tạo ở hệ thống trường công lập có tăng theo. Mặt khác, việc tăng học phí có chấm dứt được tình trạng thu thêm nhiều khoản phí ở trường học nữa không?
Đưa ra vấn đề trên là hoàn toàn có cơ sở vì hiện nay, chất lượng đào tạo ở hệ thống trường học từ mầm non đến THPT công lập ở Hà Nội còn nhiều bất cập. Nhiều trường tiểu học mang danh hiệu "trường đạt chuẩn quốc gia" nhưng vẫn thiếu lớp, phòng học, phải cho học sinh học luân phiên cả thứ bảy, chủ nhật và bù ngày nghỉ vào một ngày thường trong tuần.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu trường đạt chuẩn quốc gia thì mỗi lớp học không được phép quá 35 học sinh. Thế nhưng trên thực tế, ở các trường tiểu học công lập mang danh ấy vẫn còn nhiều lớp học có sĩ số đến 60 học sinh.
Học sinh đông như vậy, chưa chắc giáo viên có thể bao quát hết lớp học. Đặc biệt là từ năm 2014, Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT quy định không dùng điểm số đánh giá thường xuyên đối với học sinh thì giáo viên phải làm việc nhiều, có trách nhiệm hơn so với trước đó.
Tuy nhiên, điều đáng nói là, với mức lương vẫn thế mà áp lực công việc nặng nề hơn, nhiều giáo viên chưa thực sự chuyên tâm vào giảng dạy nên dẫn đến chất lượng đào tạo ở hệ thống trường học công lập chưa được như mong muốn.
Học phí thấp, chất lượng cao: Xa thực tế!
Với mức học phí hiện tại chỉ có 40.000 đồng/học sinh/tháng không đủ để các trường công lập đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị dạy học. Vì vậy, họ đã nghĩ ra nhiều cách như phối hợp các trung tâm đào tạo, công ty may mặc, du lịch, một số cơ sở chụp ảnh... để kêu gọi phụ huynh đóng góp cho con học thêm, mua sắm đồng phục, đi tham quan, chụp ảnh lưu niệm.
Sở dĩ nhà trường phải bất đắc dĩ "bắt tay" với các công ty, đơn vị thực hiện những việc làm trên cũng là để có thêm khoản "hoa hồng", đóng góp vào công quỹ của trường, lớp.
Chưa hết, các khoản đầu tư, nâng cấp xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học và hoạt động của trường còn dưới hình thức kêu gọi đóng góp "tự nguyện". Điều này phần nào giải thích vì sao có tình trạng "lạm thu" ở trường học và nó vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều năm nay cho dù ngành giáo dục đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục và ngăn chặn nhưng không hiệu quả.
Rõ ràng, mức thu học phí thấp là chủ trương rất nhân văn của Nhà nước nhưng lại xa thực tế. Bởi vì mức thu học phí của các trường hiện nay không đủ để phát triển chất lượng đào tạo mà Nhà nước cũng không có đủ kinh phí, ngân sách đầu tư cho địa phương để phân bổ xuống trường học thì không khác gì thả nổi chất lượng giáo dục.
Thực tế trên đang khiến ngành giáo dục đứng trước tình thế "tiến thoái lưỡng nan", giữa một bên là những chủ trương tốt đẹp cho người dân và một bên là sự đòi hỏi của phát triển giáo dục nhưng không có đủ ngân sách để đầu tư cho trường công lập.
Chính vì những lý do trên, đã đến lúc chúng ta cần nghĩ tới phải sửa đổi Luật Giáo dục nhằm huy động sự đóng góp của người dân cho phát triển giáo dục đào tạo.
Việc nghiên cứu tăng dần học phí cũng như khoản thu ở các cấp học sẽ do địa phương quy định theo điều kiện kinh tế của từng nơi, thông qua khảo sát mức sống của người dân.
Các khoản thu học phí có thể áp dụng chia theo khu vực trường chất lượng cao và trường bình thường. Số gia đình có thu nhập cao có thể cho con theo học ở những trường có cơ sở vật chất tốt hơn với mức thu học phí cao. Còn phần đông gia đình có mức sống trung bình thì nên chấp nhận cho con học ở những trường bình thường với các khoản thu do Nhà nước quy định.
Ngân sách Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng thêm trường học ở các địa phương có đông dân cư, cũng như xây thêm mới, nâng cấp cơ sở vật chất ở những vùng, miền khó khăn. Học sinh ở những nơi này và con em các gia đình thuộc diện chính sách được miễn hoặc giảm học phí theo quy định chung.
Khi thực hiện được những biện pháp trên thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và mới khắc phục được tình trạng "lạm thu" đang ngang nhiên tồn tại ở các trường học núp dưới hình thức "tự nguyện" khác nhau nhưng nhiều người vì còn e ngại hoặc chưa mạnh dạn đứng lên phản đối.
Theo Bích Lan/VOV
Kết nghĩa, tương trợ Phòng GD&ĐT Họp mặt giao lưu, kết nghĩa, tương trợ giữa Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy và Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: M.C Nhằm chia sẻ, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cơ sở vật chất, từ nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT quận Bình Thủy và Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đã duy trì hoạt động giao lưu,...