Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD
Sáng nay (6/7), Học viện Quản lý GD phối hợp với Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GD”.
Ảnh minh họa
Hội thảo được diễn ra tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An) và là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia, mã số KHQG/16-20.
Quản lý đóng vai trò quyết định chất lượng của quá trình GD
Tham dự hội thảo có GS.TS Phạm Quang Trung – Giám đốc Học viện Quản lý GD và GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường đại học Vinh; GS.TS Thái Văn Thành – GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An; TS Trần Trung Dũng – GĐ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh; PGS.TS Lưu Tiến Hưng – Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Nghệ An.
Phát biểu tại hội thảo, GS Phạm Quang Trung cho biết: Học viện Quản lý GD được Bộ GD&ĐT giao triển khai thực hiện đề tài cấp nhà nước, liên quan đến chủ đề chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD.
Học viện đã triển khai được một số công việc có liên quan đến đề tài. Mục đích là đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề tài, để có những phân tích, luận giải dựa vào những căn cứ khoa học từ đó đưa ra giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD.
GS Phạm Quang Trung phát biểu khai mạc hội thảo
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia. Đặt vấn đề về tiêu chí chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường đại học, GS.TS Nguyễn Đức Chính – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh:
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với nội dung cốt lõi là “Chuyển một nền GD từ chủ yếu truyền đạt kiến thức sang chủ yếu rèn luyện phẩm chất năng lực người học” đang đặt ra cho nhà quản lý những vấn đề rất khó và rất mới trong quản lý nhà tường, trong đó quản lý quá trình đào tạo là khâu then chốt.
Video đang HOT
Theo GS Nguyễn Đức Chính, trong một cơ sở GD nói chung, cơ sở GD đại học nói riêng, quản lý luôn đóng vai trò quyết định tới chất lượng của quá trình GD. Hai lĩnh vực quan trọng đó là: Quản lý nhà trường theo bộ chuẩn chất lượng và quản lý quá trình đào tạo theo đúng học chế tín chỉ.
GS Nguyễn Đức Chính tham luận tại hội thảo
Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất
Ở một góc nhìn khác, GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến đến từ Học viện Quản lý GD, cho rằng: quan niệm chung nhất về chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Nói đến chất lượng là nói tới hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc tính tạo nên bản chất của một con người, một sự vật, sự việc.
Thứ hai, những phẩm chất, đặc tính, giá trị đó đáp ứng đến đâu với những yêu cầu đã được xác định về con người, sự vật, sự việc đó và ở một thời gian, không gian xác định. Tuy nhiên, những đặc tính này có tính chất ổn định tương đối, có thể thay đổi do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan.
PGS.TS Trần Hữu Hoan tham luân tai hôi thao
Còn theo PGS.TS Trần Hữu Hoan – Phó Giám đốc Học viện Quản lý GD: Xu thế đổi mới GD trong thế kỷ XXI, cán bộ quản lý trường THPT phải là người coi trọng giá trị của sự tương tác giữa con người với nhau. Đồng thời xây dựng được mạng lưới quan hệ, có giao tiếp tốt, phản hồi nhanh.
Hiệu trưởng phải có khả năng xử lý thông tin tốt, biết thuyết phục hơn ra lệnh; phải quyết đoán trên cơ sở thu hút nhiều người; phải là người trực thực và liêm khiết.
Ngoài ra, hiệu trưởng phải biết tư duy sáng tạo và hành động hiệu quả. Hơn nữa, trong bối cảnh có nhiều thay đổi, đòi hỏi hiệu trưởng cơ sở GD THPT phải có sự thay đổi trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.
Các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ, giảng viên Học viện Quản lý GD tham gia hội thảo
“Tiêu chí chất lượng cán bộ quản lý cơ sở GD phổ thông được xác định theo các tiếp cận trên sẽ là một trong những cơ sở để đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc và chất lượng thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường phổ thông” – PGS.TS Trần Hữu Hoan trao đổi.
Hội thảo nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học và đào tạo giữa các cơ sở GD, giữa các nhà nghiên cứu GD, hoạch định chính sách, cán bộ quản lý GD với đội ngũ nhà giáo. Qua đó, nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn về quan điểm, nội dung của khung tiêu chí đánh giá chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD trong bối cảnh đổi mới GD hiện nay.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước
Sáng nay, 14-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) với 85,54% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành.
Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật do Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình trình bày, về sach giao khoa: Có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa (SGK) phải được sử dụng ổn định, lâu dài;
Có ý kiến đề nghị giao HĐND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin được báo cáo như sau: Ý kiến của đa sô ĐBQH đông y phap điên hoa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về co môt chương trinh giao duc phô thông thông nhât ca nươc, co một số SGK cho môi môn hoc, giao Bô trương Bô Giáo dục và Đào tạo chiu trach nhiêm vê chât lương va quyêt đinh ban hanh SGK sư dung trong ca nươc.
"Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương", ông Bình nói.
Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Hội đồng phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK giáo dục phổ thông là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan.
Toàn cảnh hội trường
"Vì vậy, UBTVQH đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32)", Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho hay.
Một số ý kiến đề nghị bổ sung việc nghiêm cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục để "xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ danh dự cá nhân" vào Điều 21; đề nghị gộp các Điều 20, 21, 22 thành một điều là các nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động giáo dục.
Về quy định nghiêm cấm xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, bôi nhọ danh dự cá nhân, UBTVQH nhận thấy, ý kiến của ĐBQH là rất xác đáng, rất cần quan tâm, có việc phải quy định bổ sung vào các luật, có việc sẽ tiếp tục được nghiên cứu, chỉ đạo trong quá trình tổ chức thực hiện Luật để bảo đảm an ninh quốc gia, danh dự, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức, góp phần làm lành mạnh, an toàn xã hội, nhưng không quy định ở Luật này.
Vì Luật giáo dục chỉ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục, các hành vi khác ngoài cơ sở giáo dục thực hiện theo quy định pháp luật liên quan về dân sự, hình sự, xử lý vi phạm hành chính và hành vi này đã được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Còn các điều 20, 21, 22 có nội hàm, tính chất, ý nghĩa khác nhau, không thể gộp chung thành một điều, vì vậy xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Luật.
Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua gồm 9 chương, 115 điều.
An Quỳnh
Theo cand.com.vn
Hơn 150 tham luận nóng sốt về đạo đức nhà giáo ngày nay Đó là số lượng báo cáo tham luận của hơn 200 tác giả là các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo đến từ 25 tỉnh thành trong cả nước tại hội thảo "Đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay". Hội thảo khoa học quốc gia "Đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay" do trường...