Xây dựng quy tắc ứng xử, đặt nền tảng văn hóa học đường
Làm tốt công tác tư vấn tâm lí sẽ góp phần hạn chế những vấn đề, vụ việc tiêu cực gây nhức nhối xã hội như bạo lực học đường, hay hệ lụy xảy ra khi học sinh ứng xử không chuẩn mực.
Phòng tư vấn tâm lí dành cho học sinh trường THPT Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Nam
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2019-2020 là đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Để làm tốt điều đó, cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử để tạo ra môi trường văn hóa học đường tốt đẹp.
Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) Bùi Văn Linh cho biết, Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 31 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông và Thông tư 33 hướng dẫn công tác xã hội trong trường học.
Trong thông tư 31 đã quy định nhà trường có Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lí cho học sinh. Thành phần Tổ tư vấn, hỗ trợ học sinh gồm đại diện lãnh đạo nhà trường cùng các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Mục đích của tổ tư vấn tâm lí là phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp khi cần thiết đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lí trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra. Tiếp theo là hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội, rèn luyện sức khỏe thể chất tinh thần, xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
Khi thông tư được ban hành, Bộ GD&ĐT đã giao cho các đơn vị chức năng để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viên tư vấn tâm lí; giao nhiệm vụ cho 20 cơ sở giáo dục đại học có chuyên ngành về tâm lí giáo dục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại các tỉnh cấp chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ.
Bộ GD&ĐT cũng đã phối hợp với các nhà xuất bản để biên soạn, thẩm định các bộ sách thực hành tâm lí từ lớp 1 đến lớp 9.
Đến tháng 8/2019 đã có 33/63 tỉnh đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên tư vấn tâm lí và cấp chứng chỉ. Ngoài việc bồi dưỡng để cấp chứng chỉ, Bộ phối hợp với các tổ chức quốc tế bồi dưỡng thường xuyên nâng cao nghiệp vụ cho các thầy cô tham gia công tác tư vấn tâm lí.
Theo ông Bùi Văn Linh đánh giá, Thông tư 31 đi vào cuộc sống nhanh, đảm bảo nội dung ở tất cả các nội dung, từ tổ chức bộ máy, chế độ chính sách, xây dựng tài liệu, sự tham gia của các trường trong việc xây dựng tài liệu, bồi dưỡng tập huấn cho các thầy cô giáo. Ngoài ra còn kể đến sự tham gia của các tổ chức quốc tế cung cấp các kinh nghiệm để làm hiệu quả hơn công tác tư vấn tâm lí trong nhà trường.
Video đang HOT
Cùng với Thông tư 31, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 16 hướng dẫn khung vị trí việc làm, trong đó quy định Tư vấn tâm lí là nhiệm vụ kiêm nhiệm của giáo viên, quy định thời lượng, định mức giờ của tổ tư vấn tâm lí.
Theo đó, mỗi giờ tư vấn sẽ được quy đổi thành từ 3 đến 8 tiết dạy để tính cho các thầy cô tham gia, phụ thuộc vào quy mô của trường, vùng miền. “Có thể nói đây là bước đi dài trong việc chuyên nghiệp hóa công tác tư vấn tâm lí”, ông Linh nhận định.
Theo phân tích nghiên cứu của các tổ chức tư vấn tâm lí học đường quốc tế, về mặt khoa học, việc tổ chức hoạt động tư vấn có 3 chức năng: Hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp.
Việc thành lập tổ tư vấn tâm lí ở trong nhà trường ở tất cả các tỉnh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các sở, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo. Ông Bùi Văn Linh cho biết, theo thống kê, hiện nay cơ bản các trường đã thành lập được tổ tư vấn tâm lí. Tuy nhiên, việc triển khai thành lập các tổ tư vấn tâm lí cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó có điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn.
Bộ GD&ĐT đã mở ra hai hướng để khắc phục, đó là có phòng tư vấn riêng hoặc không gian tư vấn riêng, bố trí lịch để tiếp đón vào đầy đủ các giờ trong ngày.
Việc thành lập tổ tư vấn tâm lí sẽ trang bị tốt kĩ năng sống cho học sinh, kịp thời nắm bắt những khó khăn của học sinh, giúp cho các nhà trường sẽ kịp thời xử lí. Những mâu thuẫn của học sinh được giải quyết kịp thời sẽ giúp giảm thiểu việc xảy ra bạo lực học đường. Ông Linh khẳng định đây là hướng đi mạnh mẽ của Bộ GD&ĐT nhằm góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường.
Ông Bùi Văn Linh cũng cho biết, trong năm học này, ngành giáo dục sẽ thực hiện các giải pháp để xây dựng văn hóa học đường và quy định về ứng xử văn hóa trong các trường học.
Về phía Bộ GD&ĐT, ông Linh cho biết đang tích cực triển khai đưa vào thực tiễn các quyết định về văn hóa ứng xử. Trên cơ sở đó, các nhà trường sẽ thể hiện tốt vai trò quản lý nhà nước của mình, cập nhật tất cả các văn bản chỉ đạo của cấp trên, ban hành, triển khai trong tất cả các thầy cô giáo, học sinh. Nếu làm tốt, thì đây sẽ là mắt xích quan trọng để tất cả các chủ trương sẽ được phổ biến, quán triệt đến cán bộ giáo viên và học sinh trong các cơ sở giáo dục để thực hiện.
Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ trong các cơ sở giáo dục. Đây là nội dung quan trọng trong tổ chức các hoạt động văn hóa ứng xử hiệu quả trong nhà trường. Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cũng cần có trách nhiệm cao trong việc giúp nhà trường nắm bắt tâm lí học sinh từ đó phối hợp với gia đình, nhà trường để quản lý và định hướng hoạt động của các em.
Nhật Nam
Theo baochinhphu
Khai giảng ngày nay bị chê hình thức, mệt mỏi, tốn kém nhưng hàng năm có nên bỏ sự kiện quan trọng này?
"Nhiều người bây giờ nói khai giảng bây giờ là lễ nghi, thậm chí còn có ý kiến đòi bỏ lễ khai giảng, nhưng đã trải qua cả hai nền giáo dục trong nước và nước ngoài, mình vẫn tự tin mà nhận định rằng ngày khai giảng ở Việt Nam là một nét đẹp đáng tự hào của văn hóa học đường nước ta".
Năm nào các trường cũng có ngày khai giảng giống nhau. Vẫn là các hoạt động như thầy cô đọc phương án năm học, nghe đại biểu phát biểu, đánh trống chào năm mới rồi vài ba tiết mục văn nghệ lại đi về. Dù khai giảng ngày nay dần co hẹp thời gian phần lễ, tăng nhiều màn biểu diễn đặc sắc nhưng nhiều người vẫn thấy nó rườm rà, chỉ là nghi lễ và thậm chí còn đòi bỏ lễ khai giảng.
Mới đây, một bài viết trên trang cá nhân của anh Hoàng Huy, tổng giám đốc một công ty du lịch khi chia sẻ về ý kiến này đang được nhiều bạn trẻ đồng cảm và chia sẻ. Ngược dòng quá khứ, ngày khai giảng ngày xưa thực sự thân thương, là ngày hội cả nhà khi bố mẹ cùng dẫn tay con đến trường, bố lai đi khắp phố phường mua cho những quyển sách để chuẩn bị năm học mới.
"NGHĨ VỀ NGÀY KHAI GIẢNG
Dù không còn được đi học, nhưng với mình, ngày khai giảng luôn luôn là một ngày thiêng liêng, nhiều kỉ niệm.
Nhiều người bây giờ nói khai giảng bây giờ là lễ nghi, là hình thức, là mệt mỏi... và thậm chí còn có ý kiến đòi bỏ lễ khai giảng, nhưng đã trải qua cả hai nền giáo dục trong nước và nước ngoài, mình vẫn tự tin mà nhận định rằng ngày khai giảng ở Việt Nam là một nét đẹp đáng tự hào của văn hóa học đường nước ta.
Với những năm học đầu đời, ngày khai giảng là cả một bầu trời ký ức xanh trong tuổi thơ. Mình vẫn nhớ như in cái nắm tay của Mẹ, cái nắng nhẹ nhàng của mùa thu năm ấy - mùa thu đầu tiên đi học, nhớ mẹ cười thật tươi khi trao tay mình cho cô Thoa ở trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng để cô dắt vào trường ngày khai giảng nhưng lại chấm vội nước mắt, quay bước đi thật nhanh không ngoảnh lại, vì chắc sợ mình nhìn thấy Mẹ khóc. Cái cử chỉ ấy là một sự trao gửi mang tính biểu tượng thể hiện sự tin tưởng của phụ huynh khi giao con cho các thầy cô để kiếm con chữ, dựng cuộc đời. Suốt những năm tháng ấy, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dù có trăm công ngàn việc, thì cả Bố hay Mẹ mình cũng không bao giờ nói "Bận" như một lý do để con cái đi khai giảng một mình. Dù khác tính cách, nhưng Bố và Mẹ lại rất giống nhau ở câu hỏi "Hôm nay con đi khai giảng có vui không?" - "Hôm nay con đi học có vui không?", chứ chẳng bao giờ hỏi "Hôm nay con được mấy điểm?".
Ngày đấy chưa có những phương tiện hay dịch vụ đưa đón hiện đại như của Gateway bây giờ, nhưng ngồi đằng sau xe của bố mẹ, ôm thật chặt mỗi buổi được đưa đi đón về, mình hít hà được cả mùi của tuổi thơ trong mồ hôi lưng áo của đấng sinh thành. Ngày khai giảng khi ấy là một ngày hội của cả nhà, mẹ sẽ mua những tờ giấy bọc sách vở màu nâu, hướng dẫn và cùng bọc sách vở mới, như cái cách người ta cùng gói bánh chưng ngày Tết. Bố thì sẽ chở đi đến những hiệu sách to lớn nhất thành phố và biến hình thành người cha hào phóng nhất thế gian, chẳng bao giờ lắc đầu trước mọi yêu cầu của con cái nhưng cũng không vì thế mà quên nguyên tắc một lần "Bố mua cho con cái hộp bút này là đắt tiền đấy nhé, nhưng là cái hộp bút duy nhất của năm học này, nếu con làm mất hoặc làm hỏng nó trước ngày khai giảng năm sau, con sẽ phải tự xoay xở". Khai giảng ngày xưa thân thương thế đấy.
Khai giảng ngày xưa thân thương lắm vì bố mẹ cùng đưa con đến trường, bố hào phóng dẫn đi khắp thành phố mua cho đồ dùng học tập.
Những năm sau này khi lớn hơn trong nhận thức, ngày khai giảng với mình là một sự nhắc nhở quan trọng. Tiếng trống trường báo hiệu năm học mới mở ra, mùa hè đã khép lại, và một chặng đường mới của đời học sinh bắt đầu. Ngày khai giảng không chỉ là lời nhắc nhở cho một kỳ nghỉ đã kết thúc, mà còn là lời nhắc về trách nhiệm với đất nước của những công dân tương lai - là thư của Bác Hồ, là thư của chủ tịch nước....là những thứ mà người ta coi là lặp đi lặp lại. Nhưng ngày nào bạn chẳng phải rửa mặt, có những sự lặp đi lặp lại vẫn luôn là cần thiết.
Ở nước mình, thật thú vị là Ngày Khai giảng ngay sau Ngày Quốc Khánh. Bạn là ai trong đất nước ngày mai? Bạn sẽ làm gì để cống hiến được nhiều nhất? Thông điệp trong ngày khai giảng nhắc bạn về điều đó. Một trong những điều mà mình cảm thấy lo lắng nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam bây giờ, đó là Sống hời hợt: Rất nhiều người trong số các em cho đến lúc ra khỏi nhà trường, vẫn chưa biết là mình muốn gì, mình cần gì, mình giỏi gì - kém gì và mình muốn mình của tương lai như thế nào?
Bạn có thể nói "Con không biết" với bố mẹ, nhưng bạn không dễ gì nói được điều đó với cuộc đời. Không trả lời được những câu hỏi đó một cách nghiêm túc và có trách nhiệm nhất với chính mình, thì nhẹ nhất là chọn nhầm nghề, và nặng nhất là sống nhầm đời.
Khai giảng thời nay cũng đã đổi khác với việc tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hơn như việc thả chim bồ câu thay vì thả bóng bay để bảo vệ môi trường.
Và những năm tháng này đây, ngày khai giảng với mình là dịp để bày tỏ sự kính trọng và biết ơn với các Thầy cô giáo, với những anh chị em, những bạn bè đang ngày đêm cống hiến cho sự trồng người. Họ như những chú ong thầm lặng trong cánh đồng đầy hoa của cuộc sống và đất nước. Những người mình theo dõi nhiều nhất trên Facebook, có một số đông đảo là những người làm Thầy giáo làm Cô giáo. Mình say mê dõi theo họ để nhìn thấy gần hơn tương lai của đất nước bởi "Thầy cô hạnh phúc, học sinh sẽ hạnh phúc". Dù cuộc sống có thăng trầm, đất nước còn nhiều thách thức chưa dễ gì giải quyết trong sớm chiều, họ - những con người đáng kính - vẫn đang ngày đêm âm thầm kiến tạo tương lai, lặng lẽ mùa khai giảng này đến mùa khai giảng khác, hết chuyến đò này đến chuyến đò sau.
Hôm nay, một ngày khai giảng mới của đất nước, từ một hòn đảo rất xa, mình đã ngừng lại thật lâu để nhìn ngắm những ánh mắt trong veo của những bạn học sinh lần đầu tới lớp, thấy mình của ngày xưa trong ấy, thấy cả tương lai của mình ở trong ấy. Một lễ khai giảng giản dị, mộc mạc của những người thầy - người cô mà lòng yêu nghề của họ làm cho chúng ta cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Mình ước mơ ngày hôm nay trẻ em nào cũng được khai giảng, được bố mẹ đưa tới trường, được học để Hạnh phúc, chứ không cần học để Kiệt xuất. Trẻ con hạnh phúc, đất nước hạnh phúc".
Chúc mừng Ngày khai giảng, của mỗi chúng ta!
Theo Trí Thức Trẻ
Tăng cường giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học Ngày 26/7 tại Đại học Huế, Bộ GD&ĐT phối hợp với với TW Đoàn TNCS HCM tổ chức hội thảo "Văn hóa ứng xử trong trường học". Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT, các Trường ĐH và Học viện giáo dục trên toàn quốc. Tại hội thảo các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề: vai trò...