Xây dựng phương án dạy học trực tuyến tại cơ sở giáo dục phổ thông
Trong quá trình dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học trực tuyến, qua truyền hình trong thời gian nghỉ dịch và điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học với giáo dục mầm non, phổ thông.
Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Ngành Giáo dục đánh giá kết quả học trực tuyến, qua truyền hình trong thời gian nghỉ dịch để có kế hoạch củng cố lại kiến thức đã học, trang bị kiến thức mới; linh hoạt trong áp dụng các hình thức kiểm tra, xem xét cách thức giảng dạy trong đó tính đến phương án giảng dạy online được triển khai trong thời gian qua.
Ảnh minh họa/INT
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT có Công văn số 1061/BGD&ĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian HS nghỉ học ở trường vì Covid-19 năm học 2019 – 2020.
Trong quá trình dạy học trực tuyến, Bộ GD&ĐT tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học trực tuyến, qua truyền hình trong thời gian nghỉ dịch và điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học với giáo dục mầm non, phổ thông.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, Bộ GD&ĐT nghiên cứu và có văn bản hướng dẫn địa phương trong việc tinh giản nội dung dạy học chương trình học kỳ II năm học 2019 – 2020 theo nguyên tắc: Điều chỉnh nội dung dạy học với thời gian còn lại của năm học 2019 – 2020; không tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá vào các bài hoặc nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; sử dụng thời gian HS đi học trở lại và thời gian đầu của năm học 2020 – 2021 (nếu cần thiết) để bổ sung các nội dung kiến thức trước khi thực hiện chương trình năm học mới; tổ chức dạy học các môn tự chọn một cách phù hợp, ưu tiên thời gian tối đa để tổ chức dạy học các môn học bắt buộc; tiếp tục tăng cường dạy học qua Internet và trên truyền hình.
Bộ cũng xây dựng và công bố Đề thi tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 làm căn cứ cho giáo viên và HS giảng dạy và ôn tập; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và phương án xét tuyển sinh đại học năm 2020 bảo đảm gọn nhẹ, an toàn và đánh giá đúng năng lực của HS.
Sau khi các địa phương cho HS đi học trở lại, Bộ GD&ĐT có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương, nhà trường rà soát kết quả học tập của từng HS để có kế hoạch hướng dẫn, bổ sung nội dung kiến thức bảo đảm nội dung giáo dục sau khi đã được tinh giản.
Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn cơ sở giáo dục thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ kết quả học tập của HS trong học kỳ II năm học 2019 – 2020 sau khi thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019 – 2020 đối với cấp THCS, THPT thực hiện giảm số đầu điểm kiểm tra phù hợp với chương trình đã tinh giản.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức việc dạy học trực tuyến trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT để xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Khi Thông tư được ban hành, việc tổ chức dạy học trực tuyến sẽ được quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời quyền lợi học tập cho HS khi tham gia học tập trực tuyến sẽ được bảo đảm và ghi nhận; các cơ sở giáo dục có cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai hoạt động dạy học trực truyến đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhu cầu học tập của HS.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục
Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận kiến thức cho học sinh (HS), góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT.
Mở rộng cơ hội tiếp cận cho học sinh
Tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn ngành. Đặc biệt, bắt đầu từ năm này, cả nước đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc dạy học trực tuyến góp phần thúc đẩy đổi mới thành công. Tại Quảng Ngãi, các cơ sở giáo dục dần đầu tư tivi thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
Trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học của ngành GD&ĐT TP.Quảng Ngãi có nội dung yêu cầu các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình của địa phương, trường học cũng như đặc điểm tâm sinh lý và mức tiếp thu của HS. "Trên cơ sở đó, nhà trường triển khai cho các tổ chuyên môn cũng như bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến trong trường hợp bất khả kháng.
Hiện tại, HS khối lớp 1 gặp khó trong việc học trực tuyến. Tuy nhiên, năm nay, tất cả 9 lớp 1 của trường đều được trang bị tivi thông minh 55 inch. Vì vậy, nếu tình hình dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát thì giáo viên sẽ đến trường và HS sẽ học trực tuyến tại nhà", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi) Nguyễn Thị Thắng cho hay.
Việc Bộ GD&ĐT ban hành dự thảo Thông tư là cơ sở để các đơn vị triển khai đồng bộ trong toàn ngành. Tuy nhiên, theo cô Nguyễn Thị Thắng, khó khăn nhất hiện nay là HS tiểu học còn quá nhỏ, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Trong khi đó, không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện hỗ trợ các con trong việc học trực tuyến. Phụ huynh phải phối hợp với nhà trường dành thời gian và có sự đầu tư cho con em. Khi các em quen với tiếp cận CNTT mới thì việc dạy học trực tuyến sẽ đem lại những lợi ích thiết thực...
Theo các nhà quản lý giáo dục, việc dạy học trực tuyến giúp mở rộng cơ hội tiếp cận kiến thức cho HS. Đặc biệt là, khi HS không thể đến trường tham gia học tập vì những lý do khách quan. Phương thức này bổ trợ cho phương thức dạy học trực tiếp trên lớp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo phát triển kỹ năng số của giáo viên và HS...
Ba hình thức dạy học trực tuyến
Dự thảo thông tư có 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến, gồm: Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp; dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
Gần 29 năm đứng trên bục giảng, Tổ trưởng Tổ Khoa học- xã hội, Trường THCS Nguyễn Nghiêm (TP.Quảng Ngãi) Lê Thị Uyên Thi cho biết: "Trong thời gian HS nghỉ học vì dịch Covid 19, tôi đã chủ động đăng ký với nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến cho HS. Quan trọng là giáo viên phải tự học hỏi. Ban giám hiệu nhà trường kết nối, hỗ trợ phần mềm và thông tin rộng rãi để giáo viên trong trường học tập lẫn nhau. Sau một thời gian dạy học trực tuyến, trình độ CNTT của các thầy, cô giáo cũng được nâng lên. Đây là tiền đề để các trường thực hiện dạy học trực tuyến trong thời gian đến".
Yêu cầu dạy học trực tuyến phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, nội dung và phù hợp với kỹ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý của HS. Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan theo quy định của Bộ GD&ĐT; đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT, hệ thống phần mềm; tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ...
Dạy và học trực tuyến: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn Ngày 26-8-2020, Báo Hànộimới đăng bài "Tăng tính chủ động" đề cập đến việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Bài báo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo...