Xây dựng nhà trường trên niềm tin yêu
Ký ức về nhà trường với rất nhiều học sinh luôn là ký ức đẹp. Thế nhưng nhiều hình ảnh không đẹp gần đây liên tục xuất hiện trong môi trường này.
Cần phải duy trì sự tôn trọng thầy cô giáo, thương yêu học trò trong trường học
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Phụ huynh học sinh vào trường đánh thầy cô giáo đến mức phải nhập viện; bắt cô giáo quỳ để xin lỗi học sinh và phụ huynh; thầy cô phạt học sinh bằng roi đòn, bằng sự nhục mạ…
Một người anh trong ngành giáo dục, có 37 năm tuổi nghề, năm nay tuổi đã hơn 70, kể: Hồi anh đi học, thầy cô phạt các bạn nghịch ngợm, phá phách trong lớp và trong khuôn viên trường là chuyện bình thường. Thầy xử nhẹ nhàng thì bằng các câu chuyện làm người phải tránh điều xấu. Nặng hơn thì phạt đứng ở góc lớp. Những lúc không kìm được, thầy lấy thước kẻ vụt vào mông, vai, tay… học trò. Không ai trong số đó trách thầy cô mình cả! Thậm chí, một vài người còn cảm ơn hình phạt mà thầy/cô “dành” cho họ và cho rằng họ nên người vì được thầy “tặng” đòn!
Xã hội phát triển, nhà trường ngày nay đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực: Thầy trò thân thiện hơn, nhà trường trở thành nơi thực thi quyền dân chủ cao nhất. Ở đó dù không có tòa án và các phiên tòa nhưng sự thưởng phạt vẫn được duy trì qua những quy định của ngành giáo dục, của từng nhà trường, đặc biệt là tòa án lương tâm của chính người học, người dạy!
Các hình thức cấm giáo viên đối xử thô bạo với học trò cả trên phương diện tinh thần lẫn vật chất đã được quy định rõ trong nhà trường hiện đại, trong bài học nhập môn nhà giáo của các trường sư phạm. Cho đến lúc này, nhà trường vẫn là nơi tốt nhất gây dựng tương lai cho thế hệ trẻ. Nhưng sao chuyện không hay giữa thầy – trò, phụ huynh vẫn xảy ra nhiều như thế?
Chúng ta không đồng ý với việc ngày nay thầy cô giáo trừng phạt học trò bằng đòn roi, bằng sự thiếu tôn trọng… làm tổn thương cả về tinh thần lẫn thể chất học trò. Nhưng cũng không cho phép những hành vi thiếu tôn trọng thầy cô của học sinh và phụ huynh. Nhà trường phải được xây dựng trên niềm tin yêu con người. Thiếu đi sự tin yêu, sự kính trọng của học trò, phụ huynh và xã hội đối với thầy cô giáo, nhà trường sẽ trở thành một cái lò tinh luyện. Khi đó con người sẽ thiếu đi tính người!
Tôn trọng thầy cô giáo, thương yêu học trò là điều cần phải được duy trì dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ xã hội nào. Ở đâu không có tình thương yêu con người, ở đó không có trường học!
Tôi không còn “ thương cho roi cho vọt”. Năm học này, tôi dạy một học sinh mà ba em cũng lại là học trò cũ của tôi. Ngay ngày đầu năm học, bà nội cháu dắt cháu đến và nói với tôi: “Nó lười, lì, quậy như ba nó hồi xưa. Thầy cứ đánh, la dạy để nó nên người như ba nó”. Lâu lắm rồi, tôi mới nhận được một lời gửi gắm như thế.Mấy mươi năm về trước, tôi là một giáo viên có tiếng dạy học trò yếu, chưa ngoan trở nên ngoan ngoãn, chăm chỉ hơn. Tôi dạy dỗ học sinh chưa ngoan thành công là do đã áp dụng biện pháp trách phạt và cả sử dụng đòn roi, đúng như câu “Thương cho roi cho vọt”. Khi các em sai, tôi phân tích dạy bảo. Các em phạm cùng một lỗi đến lần thứ ba, tôi mới trách phạt sau khi cho các em tự nhận thấy đã không tiến bộ dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Trách phạt rồi, em ấy vẫn vi phạm lần thứ tư, tôi mới dùng roi. Tôi đánh các cháu vào bàn tay bằng roi mây, nhiều nhất là ba roi. Những cháu tiến bộ luôn được tôi khen và đôi khi thưởng tập hay sách truyện…Bây giờ, mỗi lần tôi gặp học trò cũ nay đã trưởng thành, các em thường nhắc lại chuyện cũ, trong đó có chuyện tôi trách phạt hay đánh đòn các em. Tôi hỏi: “Hồi đó bị thầy phạt rồi đánh đòn, các em có ghét thầy không?”. Các em nói lúc đó tụi em chỉ sợ thầy khi phạm lỗi thôi chứ không hề ghét. Có em còn nói nếu ghét thì bây giờ tụi em đâu có thăm hỏi thầy.Những năm gần đây, tôi không còn trách phạt hay đánh đòn học sinh nữa. Vì tôi sợ bị phụ huynh mắng chửi, thậm chí hành hung. Sợ ngành nghề, xã hội lên án không biết cách giáo dục học sinh. Tôi đã không còn “thương cho roi cho vọt” nữa!
Lê Phương Trí (Giáo viên Trường tiểu học Đống Đa, Q.4, TP.HCM)
Video đang HOT
Nguyễn Kim Hồng
Theo thanhnien.vn
Cuối năm giáo viên lại chạy thi đua bở hơi tai
"Cuộc chiến" chỉ tiêu trong các trường nói riêng trong ngành giáo dục nói chung sẽ chưa có hồi kết trừ khi một số Thông tư phổ cập, chuẩn quốc gia được bãi bỏ
Giáo viên bở hơi tai với chạy thi đua (Ảnh minh họa: giaoducthoidai.vn).
LTS: Giáo viên là người nắm rõ nhất lực học của học sinh thì lẽ ra họ phải là người có quyền quyết định em nào lên lớp, em nào ở lại. Thế nhưng dù bất bình thì thầy cô vẫn không thể làm trái lệnh cấp trên.
Theo đó, nhằm những góc khuất trong việc dạy học và cho điểm học sinh ở các nhà trường hiện nay, cô Mai Hoa đã có bài viết.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Thời điểm này các trường học đang bước vào đợt kiểm tra đánh giá chất lượng học tập giữa kì 2. Nhiều giáo viên ở các bậc học nói với nhau đây là giai đoạn nước rút để hoàn thành các chỉ tiêu được giao.
Song song với việc tổ chức ôn tập cho học sinh thì nhiều thầy cô cũng bận rộn rà soát lại kết quả học tập, rèn luyện của học sinh mình để kịp thời "ứng phó" khi trò thi đạt kết quả không tốt.
Giáo viên buộc "ứng phó" và giải quyết hậu quả khi trò học chưa tốt. Vì đầu năm học, các trường thường lên chỉ tiêu học tập, rèn luyện áp về các tổ. Tổ đưa chỉ tiêu đăng kí qua từng lớp.
Nói là tự đăng kí nhưng giáo viên chỉ được phép nâng chỉ tiêu cao hơn quy định chứ tuyệt nhiên không được đăng kí thấp hơn.
Chỉ tiêu trên giao đã cao đôi khi vẫn chưa thể bằng chỉ tiêu của từng trường đưa ra. Nhiều trường muốn chắc ăn và muốn chứng tỏ đẳng cấp của mình nên áp chỉ tiêu về các lớp cao chót vót, thậm chí một cách vô lý.
Ví như lớp có sĩ số 45 em nhà trường chỉ cho phép học sinh nghỉ học 1%, lưu ban 1%, hạnh kiểm chưa đạt...1% trong tổng số học sinh của lớp.
Ai chẳng biết chỉ cần 1 em trong lớp chưa đạt thì tỉ lệ đã chiếm hơn 2%. Thế nên cái quy định 1% kia chẳng khác nào không có.
Học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông còn phải đăng kí chất lượng môn học. Đặc biệt học sinh khối 9 và khối lớp 12 liên quan đến việc thi vào 10 và xét tốt nghiệp. Vì thế, chuyện điểm số với các em thời điểm này vô cùng quan trọng.
Đã có hiệu trưởng hùng hồn tuyên bố "để học sinh điểm thấp là lỗi của các thầy cô". Việc đưa chỉ tiêu cao không phù hợp với chất lượng thực tế trong lớp học.
Nhà trường nói rằng dù không muốn ép giáo viên nhưng cũng không thể làm khác những chỉ tiêu quy định trong các Thông tư như Thông tư số: 59/2012/TT-BGDĐT, Thông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT, Thông tư 36/TT-BGDĐT...
Những Thông tư này, đưa ra các chỉ tiêu về phổ cập đúng độ tuổi, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng, hiệu quả sau 5 năm đào tạo, tỉ lệ học sinh khá, giỏi, tỉ lệ duy trì sĩ số, tỉ lệ học sinh lưu ban thường cao ngất ngưỡng.
Đã từng có lần, tôi mạnh dạn cho 5 học sinh học lực yếu (mới ở học kì 1) thì Phó hiệu trưởng nhà trường đã tuyên bố rằng:
"Từ học kì này, chị phải thường xuyên dự giờ lớp em. Xem em dạy dỗ thế nào mà nhiều học sinh yếu như thế?". Và rồi hàng tuần, khi nào rảnh vị hiệu phó ấy lại xách sổ vào ngồi ngay cuối lớp.
Nếu là giáo viên, ai cũng cảm thấy chẳng thoải mái gì khi trong tiết dạy cứ có người ngồi dưới lớp nhìn chòng chọc và xăm soi mình.
Có đồng nghiệp của tôi vì cương quyết xếp 2 học sinh yếu ở lại lớp cũng bị hạ bậc thi đua vì chưa hoàn thành nhiệm vụ. Khốn khổ không kém là việc học sinh bỏ học. Cứ bỏ một em, giáo viên bị hạ một bậc thi đua...
Người ta cứ đánh thẳng vào việc xếp loại giáo viên. Chẳng thầy cô nào lại mong muốn mình bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong khi chính bản thân đã nỗ lực hết mình suốt cả năm học.
Giáo viên chủ nhiệm xin điểm, thầy cô bộ môn tăng cường "gieo xạ"
Thế nên để tự cứu mình, giáo viên phải làm đủ mọi cách để đạt chỉ tiêu một cách hợp lệ.
Thường thì sau khi rà soát những học sinh có nguy cơ lưu ban vì đạt điểm quá thấp. Những thầy cô chủ nhiệm đi xin đồng nghiệp nâng điểm hoặc tự mình điều chỉnh điểm số cho những em đang có kết quả học tập thấp.
Việc xin điểm cho trò cũng dễ dàng không kém việc mình tự nâng điểm. Bởi chẳng khác gì chuyện nợ đồng lần lẫn nhau.
Anh xin cho em này, tôi lại xin cho em khác...lần này chưa xin thì lần khác sẽ có. Bởi thế, trước yêu cầu của đồng nghiệp cũng rất ít người từ chối.
Điểm số trong tay thầy cô muốn cho trò bao nhiêu điểm mà chẳng được. Thôi thì đủ cách cấy, xạ nhưng có lẽ an toàn nhất vẫn là điều chỉnh điểm miệng, điểm 15 phút.
Điểm ưu việt nhất của biện pháp này là không để lại bằng chứng của việc nâng hạ điểm. Ví như giáo viên sẽ thưởng điểm vì học sinh trả lời câu hỏi đúng (một câu hỏi quá dễ để lấy cớ ghi điểm chẳng hạn), vì em ấy tích cực trong giờ học...
Thường điểm kiểm tra 15 phút thầy cô có thể không phát và không cần lưu giữ. Nên cho bao nhiêu điểm cũng "chỉ mình thầy biết thầy hay".
Không chỉ học sinh yếu mà học sinh khá giỏi cũng phải nâng điểm. Ví như khá lên giỏi, giỏi sẽ đạt xuất sắc.
Giáo viên phải xem lại kết quả chất lượng giáo dục lớp mình đạt được ở cuối kì 1 để dựa vào đó nâng chất lượng nhích dần lên theo đúng tinh thần "kết quả lần sau phải cao hơn kết quả lần trước".
Vì thế, "cuộc chiến" chỉ tiêu trong các trường học nói riêng trong ngành giáo dục nói chung sẽ mãi chẳng có hồi kết trừ khi một số Thông tư về phổ cập, chuẩn quốc gia...được bãi bỏ.
Theo Giaoduc.net
52% biên chế cả nước thuộc về ngành giáo dục Theo thống kế mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng biên chế sự nghiệp là 2,3 triệu, trong đó ngành giáo dục là 1,2 triệu - chiếm 52%. Tổng số giáo viên của ngành giáo dục (ảnh: Nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo) Báo nêu cụ thể về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục...