Xây dựng một đô thị khoa học và giáo dục
Đánh giá cao ý tưởng đề xuất xây dựng đô thị khoa học tại Bình Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương, nguyên tắc để Bình Định xây dựng một đô thị khoa học và giáo dục. Đây là bước đi mạnh dạn và tiên phong để có thể quy tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới, góp phần thúc đẩy khoa học nước nhà.
Thủ tướng thăm không gian khoa học và nhà mô hình vũ trụ tại Trung tâm ICISE. Ảnh: VGP
Sáng 6/5, trong chuyến công tác tại Bình Đình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) do GS. Trần Thanh Vân, một nhà khoa học có uy tín quốc tế cao sáng lập, tài trợ.
Theo GS. Trần Thanh Vân, từ khi đi vào hoạt động (năm 2013) đến nay, Trung tâm đã tổ chức 40 hội nghị khoa học quốc tế đỉnh cao và 16 trường học khoa học chuyên đề với hơn 3.500 nhà khoa học quốc tế, trong đó có 12 giáo sư giành giải Nobel và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác. Đây được xem là ngôi nhà chung của những tâm hồn đồng điệu tình yêu khoa học của Việt Nam và thế giới.
GS. Trần Thanh Vân cho biết ông đã cùng với các nhà khoa học của Hội Gặp gỡ Việt Nam đề xuất với lãnh đạo tỉnh Bình Định xây dựng dự án Trung tâm Khám phá khoa học, là không gian khám phá khoa học dành cho trẻ em và công chúng nhằm đưa khoa học đến với đại chúng và khơi gợi niềm đam mê khoa học, sáng tạo của tuổi trẻ. Ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước, Hội đã huy động sự giúp đỡ về chất xám của nhiều nhà khoa học quốc tế.
Với đề xuất ý tưởng hình thành một đô thị khoa học quốc tế tại Bình Định của Hội Gặp gỡ Việt Nam, GS. Trần Thanh Vân bày tỏ mong muốn được Chính phủ quan tâm tạo điều kiện giúp tỉnh Bình Định xây dựng đô thị khoa học này để phát huy tiềm năng khoa học của vùng.
Giáo sư cũng mong muốn Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập các viện hoặc trung tâm nghiên cứu tại Khu đô thị khoa học và giáo dục Quy Hòa, TP. Quy Nhơn để phát huy tối đa nguồn chất xám từ các nhà khoa học quốc tế đến dự hội nghị tại Trung tâm ICISE. Trong đó, có thể bắt đầu từ các lĩnh vực về vật lí lý thuyết, vật lí nano, vật lí thiên văn, toán ứng dụng, độc học môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu…
Video đang HOT
Ảnh: VGP
Trao đổi với GS. Trần Thanh Vân và các nhà khoa học tại Trung tâm ICISE, Thủ tướng đánh giá cao Trung tâm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, dần hình thành một cơ sở nghiên cứu khoa học lớn và một định hướng về thành phố, đô thị khoa học. Các sự kiện khoa học quốc tế lớn tại đây đã làm cho nhiều nhà khoa học danh tiếng thế giới biết nhiều hơn đến Việt nam và đặc biệt cộng đồng khoa học Việt Nam có được sự giao lưu, kết nối, trao đổi với các nhà khoa học danh tiếng quốc tế về những thành tựu khoa học mới.
Thủ tướng cũng đánh giá cao vợ chồng GS. Trần Thanh Vân-Lê Kim Ngọc đã đưa nhiều ý tưởng mới vào công tác đào tạo con người, góp phần kiến tạo mô hình và môi trường học tập mới ở nước ta.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra đối với Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam, nhiều cơ hội và thách thức, Thủ tướng mong muốn Trung tâm ICISE phát triển bền vững, hiệu quả và có tính lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Đánh giá cao ý tưởng đề xuất xây dựng đô thị khoa học tại Bình Định, Thủ tướng đồng ý về chủ trương, nguyên tắc để Bình Định xây dựng một đô thị khoa học và giáo dục. Đây là bước đi mạnh dạn và tiên phong để có thể quy tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới, góp phần thúc đẩy khoa học nước nhà.
Thủ tướng cũng đề nghị Trung tâm tiếp tục tạo môi trường khoa học tốt để thu hút thêm nhiều nhà khoa học đến nghiên cứu, cộng tác, trao đổi học thuật; có kết nối, hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu khoa học cơ bản của Việt Nam và quốc tế; tạo điều kiện để thúc đẩy cả khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng ở Việt Nam.
Nhấn mạnh việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào phát triển kinh tế là rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, Thủ tướng mong muốn Trung tâm ICISE là nơi kết nối, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.
Cho rằng GS. Trần Thanh Vân và GS. Lê Kim Ngọc là hình mẫu biểu tượng của những trí thức hết lòng vì sự phát triển của khoa học và tình yêu lớn đối với quê hương, đất nước, kể cả khi tuổi đã cao, Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học trẻ học tập, phấn đấu để đóng góp cho khoa học và nước nhà.
*Trước đó, Thủ tướng đã đến thăm Trung tâm Khám phá khoa học, nghe giới thiệu về Dự án Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Trào lưu quay lại chữ viết tay
Trong khoảng thời gian dài, thư viết tay dần biến mất. Gần đây nhiều người bắt đầu muốn phục hồi thư viết tay.
Chữ viết của Nguyễn Thị Bích trên trang Chữ viết tay nhận được ngưỡng mộ của nhiều thành viên
NGUYỄN THỊ BÍCH
Xuất bản một cuốn sách bằng chữ viết tay là ý tưởng mà tiến sĩ Vũ Thế Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dự định thực hiện trong năm nay. Ông cho rằng, khi tất cả các cuốn sách khác đang được xuất bản bằng chữ đánh máy thì một cuốn sách bằng chữ viết tay sẽ là điều khác biệt.
Ý tưởng này được tiến sĩ Dũng đưa lên trang cá nhân để lấy ý kiến bạn bè, đồng nghiệp, học trò. Kết quả khá bất ngờ. Có đến 58% lượng người cho ý kiến đồng ý chọn cách làm này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng chữ viết tay sẽ không được nhanh như chữ đánh máy. Trong thời đại thông tin, nhiều người đã quen với cách đọc nhanh và nắm ý chính hơn là đọc và nghiền ngẫm. Tiến sĩ Dũng chia sẻ tư duy nhanh - chậm càng là lý do cho ý tưởng ra đời một cuốn sách bằng chữ viết tay. Chữ khó đọc hơn thì tư duy chậm sẽ được kích hoạt, dẫn đến lý trí sẽ hoạt động sâu hơn.
Chưa biết ý tưởng viết sách bằng chữ viết tay sẽ như thế nào, nhưng tiến sĩ Dũng cho biết vẫn kiên trì thực hiện vì chữ viết tay cảm xúc hơn, sáng tạo hơn, thể hiện cá tính hơn so với chữ máy tính giống nhau và đã quá quen thuộc.
Trên Facebook hiện có trang Thư tay VN. Mục đích của trang này được tóm gọn như sau: "Một buổi tối, bạn nắn nót từng chữ trong lá thư gửi ông già Noel. Một buổi sáng, bạn mở mắt và nhận được thư hồi âm đặt đầu giường. Đã bao lâu rồi, bạn chưa tận hưởng điều kỳ diệu đó? Thời đại công nghệ thông tin mang đến nhiều thứ mà cũng lấy đi nhiều thứ. Ngay bây giờ, hãy viết đi. Gửi ai đó cũng được. Để sống lại điều kỳ diệu năm nào".
Cũng với đam mê với chữ viết tay, Nguyễn Thị Bích, SV năm thứ 4 Học viện Báo chí - Tuyên truyền, đã lập riêng trang "Chữ viết tay" để trao đổi với những người cùng sở thích. Thông tin trên trang rất đơn giản, thường là chữ viết của Bích về một câu danh ngôn, một đoạn văn hay vài câu thơ. Nhưng vì chữ Bích rất đẹp nên thu hút được hơn 1.000 thành viên tham gia.
Nguyễn Thị Bích cho rằng trong một xã hội đâu đâu chúng ta cũng chỉ bắt gặp những hình ảnh văn bản, những nét chữ đánh máy cứng nhắc đã quá quen thuộc theo một khuôn mẫu nhất định thì việc tìm thấy những nét chữ mềm mại là một điều rất đáng quý và đáng được trân trọng.
"Mình lập ra trang này, vẫn luôn hy vọng chữ viết tay sẽ còn mãi giống như việc người ta thường cất giữ cẩn thận những lá thư viết tay trao cho nhau trong đời", Bích nói.
Theo thanhnien.vn
Bộ ảnh kỷ yếu "xuyên thời gian" ấn tượng của học sinh Ninh Bình Bộ ảnh kỷ yếu độc đáo của 40 học sinh lớp 12G Trường THPT Nguyễn Huệ, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được lấy ý tưởng từ bộ phim "Những tháng năm rực rỡ" đình đám trong các rạp phim thời gian qua. Ý tưởng của bộ ảnh trải dài từ thời các em vẫn còn cùng nhau chơi đùa vui vẻ bên...