Xây dựng môi trường giáo dục nghề nghiệp an toàn, lành mạnh
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo quy tắc ứng xử chung là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cán bộ, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác trong sinh hoạt cũng như học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục; học sinh, sinh viên phải sử dụng đồng phục (nếu có quy định) hoặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục khi tham gia các hoạt động trong nhà trường, đồng thời cũng thể hiện sự thanh lịch khi hoạt động ngoài nhà trường; cha mẹ học sinh, sinh viên và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.
Video đang HOT
Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích bị cấm khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo nội quy, quy chế của nhà trường và quy định của pháp luật. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
Phòng ngừa bạo lực học đường
Dự thảo cũng nêu rõ các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường gồm:Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện phương án xử lý các tình huống bạo lực học đường có thể xảy ra. Phân công rõ trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức có liên quan trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để bảo vệ an toàn cho học sinh, sinh viên, cô lập, khống chế và xử lý kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường theo quy định của pháp luật. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh, sinh viên bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực.
Đồng thời thông báo kịp thời với gia đình học sinh, sinh viên để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo baochinhphu.vn
Phân luồng chưa hiệu quả, nhiều trường nghề khó tuyển sinh
Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc tuyển sinh của nhóm trường trung cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cần chú trọng công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh
Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), 6 tháng đầu năm 2019, công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc, nhiều trường cao đẳng tuyển sinh đã đạt đủ chỉ tiêu, có được điều này là do chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện.
Cụ thể, ước tuyển sinh 6 tháng đầu năm khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 969 nghìn người.
Tuy nhiên, do công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt theo yêu cầu của Chỉ thị 10 và Quyết định 552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến công tác tuyển sinh các nhóm trường Top dưới, các trường trung cấp vẫn khó khăn.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, từ ngày 01/7/2019 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, theo đó các trường Đại học sẽ không tham gia tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng... những điều này sẽ tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, phân luồng thu hút người học tham gia vào giáo dục nghề nghiệp thuận lợi hơn.
Cho nên, trong thời gian còn lại của năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ rà soát công tác chuyên môn, tập trung thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2019, trong đó tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với tổng số lượng tuyển sinh dự kiến là 2.260 nghìn người.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững; chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Vận hành tốt bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo anninhthudo
Chung tay ngăn chặn các vấn nạn học đường - Kỳ cuối: Xây dựng môi trường học tập an toàn, trường học hạnh phúc Vấn nạn bạo lực, xâm hại tình dục... là những khoảng trống đáng buồn trong văn hóa ứng xử ở môi trường sự phạm, vốn lâu nay vẫn được nhìn nhận là rất nhân văn và thân thiện. Dù chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh" song những hệ lụy nó đem tới khiến cho xã hội phải trăn trở. Thực tế...