Xây dựng mô hình cung cấp việc làm ý nghĩa cho 10.000 người trẻ
Tối 6/4, tại TP.HCM diển ra vòng chung kết Chương trình Hult Prize Đông Nam Á 2018 – 2019 mang sứ mệnh “Dẫn đầu một thế hệ trẻ – Để thay đổi thế giới”.
Nằm trong khuôn khổ cấp thành phố, Chương trình Hult Prize Đông Nam Á 2018 – 2019 được UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng UBND TP. Đà Nẵng – Hội đồng điều phối khởi nghiệp và UBND quận 3 – phòng Kinh tế, Hult Prize khu vực Đông Nam Á tổ chức vòng chung kết chương trình “Hult Prize Đông Nam Á 2018 – 2019″.
Chương trình quy tụ hơn 50 đội thi trên toàn thế giới nhằm chọn ra 6 đội có ý tưởng tốt nhất để đáp ứng chủ đề “Xây dựng mô hình cung cấp việc làm ý nghĩa cho 10.000 người trẻ trong vòng 10 năm tới”.
Nằm trong nỗ lực toàn cầu về giáo dục, dựa trên nền tảng hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng và các tổ chức giáo dục địa phương cùng các sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, cựu sinh viên, Hult Prize đã trở thành chương trình vận động thế hệ trẻ lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Chung kết Chương trình Hult Prize Đông Nam Á 2018 – 2019 mang sứ mệnh “Dẫn đầu một thế hệ trẻ – Để thay đổi thế giới”.
Hult Prize là một giải thưởng thường niên dành cho sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ, cựu sinh viên đã ra trường trên toàn thế giới, hướng đến hởi nghiệp Xã hội, do Liên Hiệp Quốc và cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton bảo trợ cùng với Hult International Business School. Hult Prize “Giải Nobel dành cho Khởi nghiệp xã hội” với mục đích chính là khuyến khích những ý tưởng kinh doanh của các doanh nhân trẻ mới khởi nghiệp với định hướng những Doanh nhân xã hội. Người chiến thắng sẽ nhận được giải thưởng 1.000.000 USD để biến sáng kiến của mình thành hiện thực và nhân rộng ra nhiều quốc gia.
Hult Prize đã được triển khai tại hơn 120 quốc gia với hơn 1.200 trường đại học và hơn 1.000.000 sinh viên cùng 100.000 hồ sơ khởi nghiệp. Vòng thi chung kết Hult Prize khu vực Đông Nam Á lần đầu tiên tổ chức ngày 6/4/2019 tại TP.HCM và sau vòng chung kết các vị giám khảo sẽ chọn ra từ một đến ba đội trong Khu vực Đông Nam Á tham gia vào chương trình Đào Tạo Toàn Cầu tại London từ 02/07/2019 đến 31/08/2019. Căn cứ vào kết quả đào tạo, 6 đội sẽ được chọn để đi tiếp đến Chung Kết Toàn Cầu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York vào ngày 15/09/2019.
XUÂN TRƯỜNG
Theo baodansinh
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Đào tạo ra con người tốt trước rồi mới tới chuyên môn
Học viện Hàng không Việt Nam cần phải đào tạo làm sao để các sinh viên tốt nghiệp ra trước hết là những con người tốt trước rồi mới tới vấn đề chuyên môn.
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhấn mạnh điều này khi dành những lời dặn dò với lãnh đạo, tập thể Học viện Hàng không Việt Nam nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập (1979 - 2019) diễn ra tối qua (22/3).
Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dành những dặn dò cho Học viện Hàng không Việt Nam nhân lễ kỷ niệm 40 năm thành lập.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lưu ý: "Cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải có đánh giá để thấy rằng tất cả sinh viên tốt nghiệp từ học viện này ra có đáp ứng yêu cầu thực tiễn hay không? Lắng nghe các ý kiến từ các doanh nghiệp, đơn vị, cảng hàng không xem trình độ năng lực thực tiễn của các cựu sinh viên như thế nào? Có phải đào tạo lại hay không?". Ông Thể lưu ý, phải đào tạo sinh viên gắn với thực tiễn để học xong là có việc làm ngay đồng thời tạo được thương hiệu đào tạo của chính học viện.
Đặc biệt, Bộ trưởng Thể cho rằng hiện nay xã hội đang quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức con người. Do đó, bắt buộc các cơ sở đào tạo nếu đã dạy tốt về trình độ năng lực nhưng đạo đức cũng cần đạo tạo tốt hơn. "Với thực trạng xã hội ngày nay xuống cấp về đạo đức xã hội, về tinh thần trách nhiệm... thì Học viện cần phải đào tạo làm sao để các sinh viên tốt nghiệp ra trước hết là những con người tốt trước rồi mới tới vấn đề chuyên môn. Được như thế thì xã hội chúng ta ngày càng có nhiều người tốt, giúp xã hội phát triển bền vững", ông Thể nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Thể cho rằng hiện đội ngũ lãnh đạo của Học viện hàng không Việt Nam vẫn còn đang hụt hẫng, do đó ông đề nghị cần quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nền tảng cho thế hệ lãnh đạo quản lý mới cho Học viện.
Được biết, Học viện Hàng không Việt Nam tiền thân là Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ Hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Dân dụng Việt Nam được thành lập ngày 24/3/1979; đến ngày 17/7/2006 được nâng cấp trở thành Học viện Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải với các chuyên ngành được đào tạo Cao học: Quản trị Kinh doanh; Đại học: Quản trị kinh doanh hàng không; Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thong; Quản lý hoạt động bay; Kỹ thuật Hàng không và các chương trình đào tạo Cao đẳng, Nghề chuyên ngành: Kiểm soát viên không lưu; An ninh Hàng không; Dịch vụ thương mại; Đặt chỗ - bán vé máy bay; Thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, Tiếp viên hàng không...
Buổi lễ kỷ niệm là dịp nhìn lại chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của Học viện này.
Trong những năm vừa qua, Học viện đã đào tạo và cung cấp cho ngành Hàng không Việt Nam hàng ngàn học viên, học sinh, sinh viên có trình độ chuyên ngành cao, rất nhiều người trong số đó đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan, doanh nghiệp trong ngành Hàng không và có đóng góp tích cực cho xã hội.
Lê Phương
Theo Dân trí
Cựu sinh viên - 'Sứ giả' kết nối quá khứ với tương lai Chia sẻ tại buổi gặp gỡ cựu sinh viên trường Đại học KHXH&NV ĐHQG Hà Nội, GS.TS Phạm Quang Minh cho rằng, các cựu sinh viên chính là những sứ giả đem tri thức học ở nhà trường phục vụ xã hội, kết nối nhà trường với xã hội, kết nối quá khứ với tương lai. Hôm nay (16/3), trường Đại học Khoa...