Xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ nền hòa bình, ổn định
Bộ Quốc phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép mang tính đột xuất và rất khó khăn trong năm qua, vừa chống dịch COVID-19, vừa đóng góp cho nỗ lực của Việt Nam hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: VGP/Hải Minh
Đó là khẳng định của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong cuộc trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm xuân mới Tân Sửu.
Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong năm 2020?
Năm 2020 là năm thế giới phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp, khó lường. Đại dịch COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mà Việt Nam không là ngoại lệ. Bên cạnh đó, các điểm nóng an ninh ở khu vực và thế giới tiếp tục tăng nhiệt như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền, biến đổi khí hậu, khủng bố, an ninh mạng… cũng tác động không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, trong đó có công tác đối ngoại quốc phòng.
Biến động đã làm cho toàn bộ các kế hoạch hoạt động đối ngoại quốc phòng năm 2020, nhất là chương trình các hoạt động, hội nghị quân sự-quốc phòng ASEAN đã xây dựng sẵn cho năm 2020 khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, bị đảo lộn hoàn toàn, buộc chúng ta phải điều chỉnh để thích nghi với bối cảnh mới.
Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao, Bộ Quốc phòng đã nỗ lực, chủ động thích ứng, biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội, không để đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hợp tác quốc phòng với các nước cũng như năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.
Chúng ta đã đổi mới tư duy, phương thức hành động, nhanh chóng đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác phù hợp với tình hình mới. Đến thời điểm này tôi có thể khẳng định, Bộ Quốc phòng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kép mang tính đột xuất và rất khó khăn trong năm 2020, đó là vừa chống dịch COVID-19, vừa hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN.
Video đang HOT
Năm 2020, Việt Nam giữ vai trò là Chủ tịch ASEAN, đồng thời là Ủy viên không Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hơp Quôc. Lĩnh vực quân sự, quốc phòng của Việt Nam trong năm 2020 đã có những điểm gì nổi bật để đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới?
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bám sát phương châm chỉ đạo “gắn kết và chủ động thích ứng”, với quyết tâm chính trị, sự tích cực, chủ động, vai trò dẫn dắt và điều phối của nước Chủ tịch và sự đoàn kết của các nước ASEAN, chúng ta đã hoàn thành tất cả các ưu tiên, sáng kiến đặt ra. Trong đó, đã tổ chức thành công các Hội nghị quân sự, quốc phòng ASEAN, bảo đảm hiệu quả, thực chất về nội dung; trọng thị, chu đáo về lễ tân; tuyệt đối an toàn về an ninh, y tế, an ninh mạng. Các sáng kiến Viêt Nam đưa ra tại các hội nghị lần này đều nhận được sự đồng thuận cao của các nước.
Đặc biệt, khi COVID-19 còn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một đại dịch toàn cầu, chúng ta đã kịp thời đề xuất và tham vấn các nước để ASEAN ra Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh tại Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN vào tháng 2/2020, tại Hà Nội, làm cơ sở, nền tảng quan trọng để quân đội các nước ASEAN đề xuất, triển khai nhiều sáng kiến trong phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh cũng như hoạt động hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN, phù hợp với bối cảnh mới.
Khép lại năm Chủ tịch ASEAN 2020, Bộ Quốc phòng đã tổ chức thành công Hội nghị ADMM-14, ADMM lần thứ 7 và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM với việc ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về Hợp tác quốc phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng (ADMM-14); Tuyên bố chung Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM về Tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM (ADMM lần thứ 7). Điều này có ý nghĩa rất lớn, khẳng định tầm quan trọng của cơ chế ADMM, ADMM , thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao, cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của các quốc gia thành viên ASEAN và ADMM trong tăng cường hợp tác quốc phòng, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Có thể nói, việc các nước phối hợp rất chặt chẽ với chúng ta để tổ chức thành công các hội nghị quân sự, quốc phòng cũng như triển khai các hoạt động hợp tác trong năm 2020 đã thể hiện sự ủng hộ rất cao của các nước đối với năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN. Đồng thời, điều đó cũng thể hiện rõ uy tín, vị thế của chúng ta, được các nước ASEAN và đối tác lắng nghe, đạt được sự đồng thuận cao trong triển khai các kế hoạch, chương trình, sáng kiến đề ra trong năm 2020, góp phần tích cực nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Việt Nam đã tham gia vào Liên Hơp Quôc và trong chính sách đối ngoại, chúng ta tuyên bố môt cách mạnh mẽ và cũng luôn là quốc gia có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Xin Thương tương đánh giá về tầm quan trọng của các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hơp Quôc?
Việc tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam, là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho Quân đội và đã được tiến hành hơn 6 năm qua.
Việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là cam kết nghiêm túc và lâu dài của Việt Nam nhằm đóng góp vào công cuộc gìn giữ và kiến tạo hòa bình trên thế giới, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, qua đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cho đến nay, lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của ta được triển khai làm nhiệm vụ tại các Phái bộ Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên Hợp Quốc, đảm nhiệm vị trí quan sát viên, các sĩ quan tham mưu, phân tích tình báo, hậu cần, đảm bảo, trang bị, tập huấn.
Tất cả lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Liên Hợp Quốc đánh giá cao, góp phần khẳng định vai trò của Việt Nam với cộng đồng quốc tế nói chung, hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc nói riêng. Đặc biệt, trong năm 2020 chúng ta có hai sĩ quan đầu tiên trúng tuyển vào cơ quan tham mưu chiến lược của Liên Hợp Quốc tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Điều này rất thuận lợi cho chúng ta trong việc triển khai các hoạt động trong thời gian tới, đồng thời cũng khẳng định trình độ, năng lực của quân nhân Việt Nam trong các môi trường làm việc quốc tế.
Trong năm 2020, bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của ta cũng để lại dấu ấn tích cực khi chữa trị số lượng bệnh nhân nhiều hơn các bệnh viện tương đương, được Liên Hợp Quốc đánh giá rất cao về những kết quả và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 cho chính bệnh viện này cũng như cho lực lượng của Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan. Chúng ta cũng đã hoàn thành công tác huấn luyện, sẵn sàng triển khai Bênh viên da chiên câp 2 số 3 thay thế Bênh viên da chiên câp 2 số 2 khi có yêu cầu và đang tích cực làm tốt công tác chuẩn bị, phấn đấu trong năm 2021 đưa Đội Công binh của Việt Nam đi làm nhiệm vụ gin giư hoa binh Liên Hơp Quôc tại một Phái bộ phù hợp.
Trong 5 năm vưa qua, cuôc chiên giư hoa binh đa lam đươc rât nhiêu viêc. Trong thơi gian tơi, theo Thương tương, chúng ta sẽ tiếp tục đề ra nhưng phương hương va muc tiêu nao?
Nhiệm vụ và mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc; thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng quân đội, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trước hết, quân đội phải chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình thế giới, khu vực, kịp thời tham mưu xử lý các vấn đề liên quan đến hôi nhâp quôc tê và đôi ngoai quôc phong, vấn đề Biển Đông, không để bị động, bất ngờ.
Tiếp tục coi trọng cả quan hệ, hợp tác quốc phòng song phương và đa phương. Trong đó, tiếp tục ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước ASEAN và các nước bạn bè truyền thống, tập trung vào một số lĩnh vực như trao đổi đoàn cấp cao; đào tạo cán bộ; khắc phục hậu quả chiến tranh; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; quân y, đào tạo; nghiên cứu chiến lược, khoa học công nghệ; công nghiệp quốc phòng, an ninh; an ninh biển; kiểm soát dịch bệnh… Đặc biệt, cần tăng cường vận động các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường và ổn định đời sống nhân dân.
Tiếp tục chủ động, tích cực tham gia các cơ chế, diễn đàn quốc phòng, quân sự đa phương do ASEAN giữ vai trò trung tâm; tham gia vào việc xây dựng, định hình, củng cố các cơ chế, luật pháp, chuẩn mực, duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, ngăn ngừa xung đột, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi. Tiếp tục cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đôi ngoai quôc phong; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đên đối ngoại quốc phòng, phu hơp vơi yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương triển khai công tác đối ngoại quốc phòng; tiếp tục bôi dương, ren luyên đôi ngu can bô làm công tac đối ngoại quốc phòng,nắm chắc luât pháp quốc tế, thông thạo ngoai ngư, địa bàn và công nghê thông tin… bảo đảm co đủ trình độ, khả năng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng cả trước mắt và lâu dài.
Công bố kết quả xử lý dioxin Hồ Cổng 2, sân bay Biên Hòa
Chiều 20/1, tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), Bộ Quốc phòng - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Quốc gia 701) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hòa Kỳ tổ chức Lễ công bố kết quả xử lý dioxin Hồ Cổng 2, sân bay Biên Hòa; khởi động Dự án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại các tỉnh ưu tiên; ký kết Ý định thư về hợp tác truyền thông khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hoá học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2026-2020, phương hướng nhiệm vụ 2021-2025, sáng 8/1/2021. Ảnh: Dương Giang/ TTXVN
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Marie Damour và Giám đốc USAID Việt Nam Ann Marie Yastishock đã tham dự sự kiện.
Tại buổi lễ, ông Lê Đình Vũ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 701 đã công bố về kết quả bước đầu xử lý đất nhiễm dioxin tại khu vực Hồ Cổng 2, sân bay Biên Hòa; nội dung khởi động Dự án hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại các tỉnh ưu tiên; nội dung Ý định thư về hợp tác truyền thông khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam.
Theo đó, Dự án xử lý dioxin khu vực sân bay Biên Hòa được khởi công từ tháng 12/2019. Năm 2020, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết khí hậu, đặc biệt là diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, song với sự nỗ lực của Quân chủng Phòng không - Không quân, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng các cơ quan chức năng, dự án đã thực hiện bốc xúc được gần 1.200 mét khối trầm tích ô nhiễm dioxin vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép, đưa vào khu vực xử lý ở công đoạn tiếp theo; giải phóng và phục hồi toàn bộ diện tích bề mặt Hồ Cổng 2 (hơn 5.300 m2), đáp ứng tiêu chuẩn về ngưỡng dioxin của Việt Nam, đảm bảo về an toàn lao động, con người, môi trường và các công trình xung quanh.
Kết quả xử lý dioxin ở Hồ Cổng 2 là cơ sở để bàn giao mặt bằng cho tỉnh Đồng Nai sắp tới, góp phần bảo vệ môi trường an toàn cho người dân. Tiếp nối kết quả dự án đã đã được, Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục bàn giao mặt bằng các khu vực ô nhiễm dioxin phía trong sân bay Biên Hòa với tổng diện tích khoảng 7,2 ha cho Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ để tiến hành xử lý, phục hồi và xây dựng công trình của dự án trong năm 2021.
Tại buổi lễ, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam và các đối tác thuộc Chính phủ Việt Nam, trong đó có Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) đã khởi động một dự án hợp tác mới nhằm hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam tại 8 tỉnh ưu tiên. Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam đã cam kết cung cấp 65 triệu đô la cho dự án này trong 5 năm tới, nhằm đảm bảo người khuyết tật có cơ hội hòa nhập xã hội toàn diện và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Dịp này, Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 701 và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức ký kết văn bản hợp tác nhằm tuyền truyền những nỗ lực, cố gắng của các bên, đồng thời thu hút sự quan âm của các tổ chức, cá nhân, trong nước, quốc tế nhằm đẩy nhanh công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam.
Nỗ lực khắc phục hoàn toàn hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/dioxin tại Việt Nam Sáng 8/1, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020,...