Xây dựng ký túc xá ‘khủng’ cho sinh viên tại TP.HCM
Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là khoảng 3.500 tỷ, theo đó các bạn sinh viên ở ĐH Quốc gia và các trường thuộc khu Đông Bắc thành phố sẽ có một không gian sống, học tập hiện đại.
Mỗi tỉnh một dãy nhà
Đến năm 2013, dãy nhà ký túc xá (KTX) trong khu Đô thị ĐHQG TP. HCM hoàn thành. Lúc đó, tất cả sinh viên ĐHQG TP. HCM và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tại khu Đông Bắc thành phố sẽ được hưởng các lợi ích.
Tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng cho dự án KTX này là 59 ha. Dự án gồm các hạng mục chính như: 32 tòa nhà từ 12 – 16 tầng, diện tích xây dựng hơn 370.000m² (bình quân 7,8 m²/sinh viên). Sau khi hoàn thành, khu KTX sinh viên sẽ đáp ứng nhu cầu cho tất cả sinh viên ĐHQG TP. HCM và sinh viên các trường lân cận khu vực Thủ Đức.
Theo GS. TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP. HCM, khi đưa vào sử dụng, KTX sẽ phục vụ nhu cầu ăn ở và các hoạt động công cộng khác như siêu thị, nhà văn hóa, bệnh viện, sân chơi, nhà ăn, bến xe buýt, cây xanh, hồ nước…
Tại buổi làm việc với ĐHQG TP. HCM, Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: “Thành phố sẽ chỉ đạo các đơn vị như Liên hiệp Hợp tác xã thương mại thành phố, Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn, Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa… đầu tư các dịch vụ công cộng để phục vụ sinh viên”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
GS. TS Phan Thanh Bình cho biết, cuối năm nay, dự án KTX sẽ đáp ứng 40.000 chỗ ở cho sinh viên. Đến cuối 2013, dự án sẽ cán mốc hơn 60.000 chỗ ở trong KTX. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất của dự án hiện tại là kinh phí. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án là khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng chỉ dành cho công tác xây dựng nhà mà không bao gồm kinh phí mua tủ, bàn, giường, ghế… trong phòng. Vì vậy, ĐHQG TP. HCM rất mong muốn các tỉnh có sinh viên đang theo học tại trường đầu tư phần “ruột” để chia sẻ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập.
GS. TS Phan Thanh Bình khẳng định: “Khi dự án hoàn thành, KTX tỉnh nào đầu tư, chúng tôi sẽ bố trí tất cả sinh viên tỉnh đó ở chung một dãy nhà. Sinh viên cùng trong một tỉnh đi học tại thành phố lại được ở cùng nhau chắc chắn sẽ giúp nhau, tạo ra động lực để học tốt hơn”.
Băn khoăn khâu quản lý
Hầu hết lãnh đạo 18 tỉnh tham gia buổi làm việc đều thống nhất đầu tư nội thất để sinh viên an tâm học tập. Tuy nhiên, các đại biểu cũng hết sức băn khoăn về việc ai sẽ đứng ra quản lý KTX, tài sản tỉnh đã đầu tư vào đây sẽ được bảo quản như thế nào.
Ông Nguyễn Văn Khang, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho rằng: “Chúng tôi sẽ làm việc với Thường trực tỉnh ủy và HĐND tỉnh để thông qua việc chi tiêu ngân sách. Nhưng sau khi đầu tư, chúng ta sẽ quản lý như thế nào để phát huy hiệu quả?”.
Ông Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, tập trung sinh viên đông mà không có cơ chế quản lý chặt chẽ sẽ rất dễ nảy sinh ra tệ nạn. Hơn nữa, xen lẫn trong làng đại học là hàng trăm nhà dân sinh sống. Vì thế, trong thời gian tới, UBND tỉnh Bình Dương sẽ phối hợp với TP. HCM giải tỏa, di dời các hộ dân này ra khỏi quy hoạch của khu đô thị đại học.
Trả lời các thắc mắc của đại biểu, GS. TS Phan Thanh Bình cho biết, số tiền mà các tỉnh đầu tư vào nội thất tại các dãy nhà vẫn là tài sản của các tỉnh đặt tại khu Đô thị ĐHQG TP. HCM. Hằng năm, các tỉnh vẫn được phép đi kiểm qua, quản lý.
Còn Chủ tịch UBND TP. HCM Lê Hoàng Quân khẳng định, khu đô thị đại học này gần tương đương với một quận tại thành phố. Vì thế, TP. HCM sẽ phối hợp chặt chẽ với ĐHQG TP. HCM và tỉnh Bình Dương để đảm bảo an ninh cho sinh viên.
Theo SVVN
TPHCM: Trường NCL: Số lượng tăng, cơ sở vật chất còn kém
Ngày 26/4, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị các trường phổ thông ngoài công lập (NCL) nhằm đánh giá lại hoạt động các cơ sở giáo dục NCL và chuẩn bị năm học mới. Dù số lượng trường tăng nhanh nhưng đa phần cơ sở vật chất còn kém, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng...
Tại hội nghị, ông Thái Quốc Tuấn - Phó phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM có 182 trường THPT trong đó có 85 trường ngoài công lập (NCL). Trong 3 năm gần đây, số lượng trường NCL mới thành lập tăng nhanh (năm 2009 10 trường, 2010 là 15 trường, 2011 là 11 trường). Có 39/85 trường chưa đảm bảo đúng tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng giáo viên theo quy định (cấp THCS và THPT phải có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu). Không những thế, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc của một số trường còn thiếu và chưa đạt chuẩn.
Nhìn nhận về hạn chế của cơ sở vật chất, ông Nguyễn Đình Thái Châu,Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạchcủa Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết: Từ ngày 5/3-20/4/2012, đoàn kiểm tra của sở đã thực hiện kiểm tra ở 30/85 trường ngoài công lập. Theo đó, cơ sở vật chất hầu hết các trường đều thuê và cải tạo lại để chuyển công năng sử dụng. Chỉ có 4/30 trường có chủ quyền đất sử dụng.
Không những thế, nhiều trường có diện tích nhỏ, 18 trường chỉ đạt 6m2/học sinh. Theo kiểm tra có 12 trường không có sân chơi, 9 trường không có phòng thí nghiệm, 10 trường dùng phòng thí nghiệm chung, không trường nào có phòng sử dụng cho bộ môn công nghệ, 3 trường không có thư viện... Theo ông Châu, điều đáng chú ý là lúc đi kiểm tra thẩm định thành lập trường thì có đủ nhưng khi kiểm tra lại sau khi trường đi vào hoạt động thì lại không. Đáng quan tâm nữa là nhiều trường còn chưa chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy.
Đánh giá tổng kết hội nghị, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, cho rằng việc chỉ ra những mặt hạn chế của các cơ sở không nhằm bêu xấu mà qua đó để các cơ sở giáo dục NCL nhìn nhận để có điều kiện phát triển bền vững hơn. Ông Chương đề nghị các trường cần phải chú trọng nâng cao từ cơ sở vật chất đến điều kiện học tập tới sân bãi và số lượng giáo viên... để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, rà soát lại việc thành lập trường, nếu không đảm bảo yêu cầu thì Sở cũng sẽ ngưng hoạt động những cơ sở này.
Lê Phương
Theo dân trí
ĐH Phương Đông thông báo tuyển sinh Là một trong những trường đại học ngoài công lập được thành lập đầu tiên của Việt Nam, Trường Đại học Phương Đông được thành lập từ năm 1994, đến nay đã đào tạo 18 khoá, đã có 14 khoá ra trường với trên 25.000 Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư đã tốt nghiệp. Qua gần 20 năm xây dựng và phát...