Xây dựng khung trình độ quốc gia để thu hút học sinh học nghề
Nhằm phát triển hệ thống giáo dục nghề đạt chuẩn thế giới, thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề tới năm 2020, Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB-XH và Hội đồng Anh tổ chức hội thảo về phát triển kỹ năng nghề vào cuối tuần qua.
Theo PGS-TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề, một trong những thách thức đối với lĩnh vực dạy nghề của Việt Nam là tỷ lệ học sinh lựa chọn học nghề sau bậc trung học còn thấp. Ông Alistair Shaw, Trưởng ban Quốc tế, Cơ quan Trình độ Scotland, đã giới thiệu về khung trình độ quốc gia Scotland (SCQF).
SCQF giúp người học có thể lập kế hoạch học tập để phục vụ cho mục đích ngắn hạn trong khi vẫn nhìn rõ được con đường học tiếp lên cao. Với chế độ quy đổi tín chỉ rõ ràng, SCQF giúp người học tránh việc phải học lại; các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp đánh giá năng lực của người lao động mà không cần phải chú trọng đến việc họ có bằng nghề hay bằng đại học.
T.NG
Video đang HOT
Theo thanh niên
Học sinh không"mặn mà" với việc học nghề
Nhiều học sinh học nghề từ THCS lên THPT nhưng không nắm được kiến thức cơ bản vì giáo viên chỉ dạy cho có, du di lúc thi để các bạn có điểm cộng ưu tiên vào lớp 10.
Dạy nghề trong các trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng nghề nhất định, từ đó giúp các bạn có khái niệm về nghề nghiệp để định hướng tương lai. Thế nhưng thực tế, việc dạy nghề đang vô tình là cách kiếm điểm ưu tiên trong kỳ thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.
Dạy cho có
THCS học Điện, lên THPT cũng học Điện, quá trình học nghề của Minh Ngọc (học sinh lớp 12 Trường THPT Hoàng Hoa Thám - TPHCM) quanh đi quẩn lại là như thế. Minh Ngọc cho biết: "Ở THCS, mình học Điện dân dụng vì nhiều bạn học nghề này, mình cũng thấy nghề này dễ kiếm điểm lại không tốn nhiều tiền mua sắm thiết bị. Chỉ cần một đoạn dây điện, cầu chì, công tắc và ổ cắm là đủ" - Minh Ngọc nói.
Tại TPHCM, phần lớn các trường phổ thông tổ chức dạy nghề Điện, Vi tính, Dinh dưỡng. Thầy Nguyễn Đình Thịnh, hiệu trưởng trường THPT Hoàng Hoa Thám cho biết, trường dạy nghề Vi tính và Điện dân dụng nhưng đa phần học sinh chọn Điện dân dụng. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng dạy nhiều nghề để học sinh chọn lựa mà thường chỉ dạy một hoặc hai nghề dễ kiếm điểm.
Vì thế, nhiều học sinh từ THCS lên THPT chỉ học một nghề. Chương trình đào tạo nghề lại không liên thông, nâng cao nên khi lên THPT, các em chỉ học lại, thi lại những gì đã học ở THCS.
Cô Đặng Như Trang, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp quận 9 - TPHCM cho biết, đa số các trường hiện nay khi dạy nghề cũng chỉ dạy cho có, giáo viên không thể dồn hết công sức vì học trò không "mặn mà" do chưa chọn được nghề yêu thích. Ý thức học của các em vì thế cũng kém đi.
Một tiết học nghề của học sinh lớp 8 Trường THCS Võ Trường Toản (TPHCM).
Nặng tính hình thức
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc dạy nghề trong các trường phổ thông, tuy nhiên với nhiều học sinh thì học nghề chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là để được cộng điểm ưu tiên.
Thầy Phạm Hoàn Vũ, chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho rằng, học sinh THCS được cộng điểm ưu tiên khi xét tốt nghiệp THCS nhưng điều kiện để được công nhận tốt nghiệp rất dễ, hầu như chẳng học sinh nào cần đến điểm nghề trong xét tốt nghiệp. Phần lớn học sinh đổ xô vào học nghề để lấy điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Lúc này xảy ra nghịch lý trong dạy và học giữa các trường đóng trên địa bàn TP. Tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), thầy Nguyễn Bác Dụng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường tổ chức dạy Nhiếp ảnh và Vi tính vì các em có nhu cầu học để được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngược lại, tại quận 9, cô Đặng Như Trang cho biết, không khí học nghề của học sinh các trường THCS đã "chùng" xuống kể từ khi học sinh tốt nghiệp THCS quận này được vào thẳng lớp 10.
"Trường THPT Hoàng Hoa Thám trước đây không bắt buộc học sinh phải học nghề nhưng vài ba năm trở lại đây, nhiều học sinh phải cộng thêm điểm nghề mới đậu tốt nghiệp THPT. Do vậy, học nghề đã trở thành bắt buộc ở trường" - thầy Nguyễn Đình Thịnh nói. Thầy Phạm Hoàn Vũ cho rằng mục đích học nghề của học sinh là để kiếm điểm ưu tiên nên chỉ mang tính hình thức. "Nếu bỏ cộng điểm hỏi còn bao nhiêu học sinh muốn học nghề?"- thầy Vũ đặt câu hỏi.
Theo PLXH
Hãy làm thợ giỏi, đừng làm thầy kém Đại học là mơ ước của tất cả mọi người nhưng đó không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công. Điều đó ai cũng hiểu, cũng nghe nhiều nhưng không phải ai cũng dám nhìn nhận thẳng thắn năng lực bản thân và đủ dũng cảm để chọn lựa một lối đi riêng. Muôn thuở chuyện thợ - thầy...