Xây dựng “không gian xanh” để học sinh thích đi học
Với tâm niệm làm sao để học sinh luôn cảm thấy đến lớp là một niềm vui, cô Nguyễn Thị Huyền Trang – GV Trường Tiểu học Minh Khai B (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lên ý tưởng cải tạo lại khung cảnh sư phạm…
Không gian xanh của Trường Tiểu học Minh Khai B.
Đến Trường Tiểu học Minh Khai B, có thể dễ dàng nhìn thấy không gian xanh trong lành, sạch đẹp mà HS được học tập và vui chơi, sinh hoạt hàng ngày. Để có được điều đó là nhờ những năm qua, nhà trường nỗ lực tạo nên không gian xanh – sạch – đẹp và môi trường giáo dục thân thiện. Trong đó, có sự góp sức không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang.
Cô Trang kể: Trong buổi sinh hoạt lớp, những câu nói hồn nhiên của HS: “Con muốn nhà vệ sinh được trang trí với các hình ảnh đẹp. Con muốn có khu vui chơi đẹp như công viên. Con muốn có tiết học ngoài trời thoải mái” đã thôi thúc cô Trang đưa ra ý tưởng cải tạo lại khung cảnh sư phạm của nhà trường.
Sau khi được Ban giám hiệu nhà trường đồng ý triển khai, cô Trang liền bắt tay cải tạo những thùng nước có nắp đậy ngăn chặn nguồn sinh sản của muỗi trong nhà vệ sinh. Mặc dù không phải là giáo viên Mỹ thuật nhưng những hình vẽ ngộ nghĩnh, đẹp mắt trên thùng rác, hộp đựng giấy do cô Trang vẽ đã biến nhà vệ sinh giờ đây không còn là “nỗi sợ hãi”.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Huyền Trang cùng học sinh Trường Tiểu học Minh Khai B.
Bên cạnh đó, việc tạo ra khu vui chơi liên hoàn rộng rãi, thoáng mát, hấp dẫn cũng được cô Trang và nhà trường khẩn trương bắt tay xây dựng. Trong giờ học vẽ, các em được hòa mình vào thiên nhiên. Trong giờ Tập làm văn, các em không còn phải quan sát tranh mẫu để miêu tả, thay vào đó là tận mắt quan sát cây thật, vật thật. Các tiết học dần dần không còn giới hạn trong một lớp học nhỏ hẹp mà mở rộng ra tự nhiên, học sinh có thể phát huy khả năng quan sát, tính sáng tạo.
Sự cố gắng, sẻ chia và yêu thương của cô Trang là chất xúc tác lan tỏa và gắn kết các GV trong trường ngày càng có nhiều hành động thiết thực góp phần cải tạo khung cảnh sư phạm. Diện mạo của nhà trường đã thay đổi, cả thầy và trò trong nhà trường đều nhận ra một điều giản dị “thay đổi để hạnh phúc hơn”.
Nhận xét về đồng nghiệp, cô Vũ Hoài Nhi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai B cho biết: Những sáng kiến của cô Trang đã góp phần làm thay đổi diện mạo của nhà trường ngày càng đẹp hơn và quan trọng nhất là đáp ứng được nguyện vọng của HS, hướng đến đích là xây dựng trường học thân thiện, HS chăm ngoan.
Với những đóng góp của mình, cô Nguyễn Thị Huyền Trang được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo năm 2020. Cô Trang bộc bạch: Nghề giáo không chỉ là phấn đấu trong công việc mà còn phải luôn tâm huyết với nghề, là tình yêu với học trò, tình đồng nghiệp, tình yêu dành cho mái trường.
Học trò lớp 1 kể mẹ nhặt con từ bãi rác, cô giáo chỉ bình một câu khiến dân tình thốt: "Thế mới đáng mặt giáo viên chứ!"
Nghe xong câu chuyện của cô bé này, nhiều người lớn cũng phải cảm thấy vừa thương vừa cười.
Tập làm văn là môn học nhập môn đối với học sinh Tiểu học, giúp trẻ rèn luyện được khả năng miêu tả cùng kỹ năng quan sát. Nhiều người thường chê văn của học trò lớp 1 vì nghĩ trẻ con, tuy nhiên, nhiều bài viết lại thể hiện suy nghĩ chín chắn đến cả người lớn cũng giật mình.
Mới đây, một cô học trò tên là Wan Yihan (Trung Quốc) được yêu cầu viết bài tả người thân. Cô bé ngay lập tức tả mẹ chỉ vỏn vẹn 100 từ với tiêu đề " Một bí mật".
Cô nhóc bắt đầu bài viết bằng câu kể: " Mẹ luôn nói nhặt mình từ bãi rác về". Đây là câu mà nhiều bậc cha mẹ thường hay trêu đùa con cái. Tuy nhiên, không ít đứa trẻ lại thực sự tổn thương, nghĩ mình chỉ là đồ thừa trong gia đình.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, khác với bạn bè đồng tranh lứa, cô nhóc này lại lém lỉnh viết tiếp: " Con chỉ cười xòa, không muốn nói ra bí mật này cho mẹ biết. Họ của bố là Vạn, họ của anh ruột con là Vạn, con cũng họ Vạn nốt, có mỗi mẹ là họ Jiang. Vậy ai mới là người bị nhặt từ bãi rác về đây?".
Bất ngờ không kém, cô học trò còn tái bút phía dưới: " Mong đây sẽ là bí mật giữa chúng ta nhé cô giáo. Con không muốn mẹ buồn đâu!". Trước sự lém lỉnh, chín chắn cũng như tình cảm của cô học trò dành cho mẹ, vị giáo viên đã phê lại: " Hmm, chúng ta sẽ cùng nhau cất giữ bí mật này nhé!".
Bên dưới bài viết, nhiều người đã để lại bình luận trước sự hài hước của cô học trò lớp 1. Dù mới 6 tuổi nhưng cô bé đã nhận ra ngay vấn đề, không bị mẹ lừa là nhặt từ bãi rác. Thậm chí cô bé này còn phân tích ra việc mẹ là người duy nhất khác họ trong gia đình. Cô nhóc tỏ ra vô cùng chín chắn khi nhất quyết không nói ra bí mật vì sợ mẹ buồn.
Bởi vậy mới nói, không thể xem thường khả năng văn chương của lũ trẻ. Nhiều người lớn tưởng như đã "nắm thóp" các mẹ, nhưng chính sự hồn nhiên lại khiến văn của trẻ em trở nên bất ngờ hơn bao giờ hết.
Còn bạn, bạn đã từng gặp bài văn Tiểu học hài hước nào chưa?
Bài văn nói xấu bố của học sinh lớp 5 đạt điểm 10: Bố em bụng bự, trán dô, mắt láo liên, bị vợ mắng suốt ngày Cách tả bố siêu lầy của cô bé này đã nhận về điểm 10 tròn trĩnh từ giáo viên. Tập làm văn là một trong những môn học quan trọng gắn liền với thời học trò suốt cả 12 năm đi học. Đây là môn học không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng đọc - viết, sử dụng câu, tăng vốn từ...