Xây dựng kế hoạch truyền thông xã hội để vận động chấm dứt các hình phạt thể chất và tinh thần trẻ em
Ngày 29/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức Hội thảo tập huấn về “Truyền thông xã hội để bảo vệ trẻ em và chấm dứt trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em”, nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội Việt Nam về xây dựng kế hoạch truyền thông xã hội, để vận động chấm dứt các hình phạt thể chất và tinh thần trẻ em.
Tại Hội thảo, tham dự viên nắm được các hình thức trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em; mô tả được các hình thức truyền thông phổ biến, vai trò và lợi ích của truyền thông xã hội; có được những kỹ năng cơ bản để xây dựng một chiến dịch truyền thông xã hội tốt. Đồng thời, tham dự viên còn có khả năng chia sẻ và phát triển ý tưởng kế hoạch truyền thông xã hội cho chủ đề chấm dứt trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em, dựa trên phương pháp kể chuyện tạo thay đổi.
Bà Nguyễn Hải Anh, Quản lý Chương trình Gia đình Việt (MSD) cho rằng: Trừng phạt thể chất và tinh thần cũng như các hành vi xâm hại (ngược đãi, đày đọa…) đều là các hình thức bạo lực xâm phạm quyền trẻ em và gây hại cho sự phát triển của trẻ. Hậu quả của trừng phạt gây đau đớn về thể chất, tinh thần (để lại những vết thương trên cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, làm trẻ bị tàn tật..). Trẻ bị đánh thường cảm thấy nhục nhã; lo lắng, tức giận và tìm cách lừa dối người lớn (bỏ nhà, bỏ học); trẻ thường ít linh hoạt và kém thích nghi, giảm sự sáng tạo.
Video đang HOT
Ngoài ra, dùng bạo lực để trừng phạt trẻ sẽ duy trì vòng luẩn quẩn bạo lực trong gia đình, xã hội ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa trẻ và người lớn. Do đó, cần phải sớm xây dựng Chiến dịch chấm dứt trừng phạt thể chất và tinh thần với trẻ em 2019, mục tiêu nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng về loại bỏ những hình thức trừng phạt thân thể, tinh thần trẻ em. Đồng thời, tăng cường sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề có liên quan đến trẻ em; thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Thạc sỹ Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) hướng dẫn xây dựng kế hoạch truyền thông xã hội về chấm dứt trừng phạt thể chất và tinh thần trẻ em 2019./.
Theo TTXVN
Vụ việc đáng tiếc tại trường Gateway: Dạy trẻ kỹ năng sống đã là đủ?
Nhiều ý kiến cho rằng nếu trẻ em được trang bị tốt kỹ năng sống sẽ có thể tránh khỏi những tình huống xấu. Nhưng như vậy đã là đủ an toàn cho trẻ?
Câu chuyện đau lòng xảy ra tại trường Gateway khiến cả nước rúng động trong bàng hoàng, xót xa, thương tiếc và cả phẫn nộ. Sẽ càng thêm đau lòng biết bao nhiêu nếu chúng ta lại thêm lần nữa nhắc đến, nhưng chúng ta phải dằn lòng để cùng nhau góp ý xây dựng, để thẳng thắn nhìn nhận vào hiện thực, để đây phải là sự việc đau lòng cuối cùng.
Trẻ em cần nhất môi trường an toàn để phát triển. (Nguồn: Hanoimoi)
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu trẻ được trang bị tốt kỹ năng sống sẽ có thể tránh khỏi những tình huống xấu. Đây là hồi chuông cảnh báo nhà trường và phụ huynh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Cần dạy trẻ thoát hiểm trong các hoàn cảnh bất trắc, khó khăn, nguy hiểm.
Ý kiến trên là đúng. Nhưng lại không hoàn toàn đúng.
Xin đừng quá đề cao việc dạy cho trẻ kỹ năng sống, đừng "thần thánh hoá" nội dung kỹ năng sống, xem đó là bảo bối cho con trẻ. Xin đừng đè thêm gánh nặng lên đôi vai của trẻ. Học kỹ năng sống là tốt, nhưng học bao nhiêu là đủ? Và tại sao lại phải học cả những tình huống mà lẽ ra trẻ sẽ không bao giờ gặp phải nếu người lớn biết sống tốt hơn, biết quan tâm đến trẻ hơn?
Sự buông lỏng, sự thả nổi trong quy trình đưa đón học sinh đã được điểm mặt chỉ tên trong mấy ngày qua trên các diễn đàn báo chí truyền thông. Nhưng lớn hơn, là sự buông lỏng, thả nổi trong quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục, về vấn đề an toàn cho trẻ em không chỉ trong nhà trường mà còn trong xã hội.
Chỉ vì những lợi ích, những toan tính của người lớn, mà trẻ em phải chịu sống trong những môi trường sống không an toàn do người lớn tạo ra. Và người lớn quay ra yêu cầu trẻ em phải học kỹ năng sống để có thể vượt qua những môi trường không an toàn đó.
Có những tai hoạ thiên nhiên khó lòng tránh khỏi. Nhưng có những tai hoạ do chính con người tự tạo ra. Xin hãy giữ lấy lòng thiện lương để hành động của mình không đe doạ, huỷ hoại đến người khác, nhất là trẻ nhỏ, vì khả năng sinh tồn của các con không thể như người lớn.
Theo baoquocte
Dễ dãi với tính mạng con trẻ Có một nghịch lý đang tồn tại. Đó là tuy ô tô được xem như một nguồn nguy hiểm nhưng dịch vụ ô tô được tổ chức để đưa đón học sinh đi học hằng ngày lại đang bị buông lỏng. Ảnh minh họa Bắt nguồn từ áp lực thời gian hằng ngày, các bậc phụ huynh phần nào đỡ vất vả hơn...