Xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên ngành sư phạm
Cử tri thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, có kế hoạch đào tạo giáo viên (GV) ngành sư phạm (SP) vừa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và không gây lãng phí kinh phí đào tạo.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Để bảo đảm công tác đào tạo SP gắn với nhu cầu sử dụng GV của các địa phương, hạn chế tối đa tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành SP ra trường không có việc làm hoặc phải làm trái ngành, trái nghề; đồng thời, thu hút học sinh vào học các ngành SP và đào tạo GV ngành SP vừa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và không gây lãng phí kinh phí đào tạo, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Rà soát, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo GV theo hướng tập trung thu gọn, giảm đầu mối, tránh trùng lặp chức năng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV được tích hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và đào tạo GV giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2035 theo Luật quy hoạch và định hướng của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Triển khai Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT giai đoạn 2019 – 2030 (Quyết định số 89/QĐ-TTg).
Giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo các ngành SP theo đề xuất của các địa phương, từng bước giải quyết tình trạng đào tạo dư thừa (việc này được thực hiện từ năm 2019). Chỉ đạo cơ sở đào tạo GV triển khai thực hiện tốt Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ ngành Giáo dục mầm non năm 2020. Trong đó nhấn mạnh các trường SP sẽ không tuyển sinh trình độ trung cấp mà chỉ tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục mầm non.
Đồng thời, tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với các ngành đào tạo GV, sức khỏe; áp dụng với các loại hình tuyển sinh… để sinh viên SP sau khi tốt nghiệp sẽ bảo đảm được chuẩn đầu ra, được địa phương tuyển dụng, bố trí phân công công tác.
Video đang HOT
Thực hiện Nghị định số 116/2020 NĐ-CP, từ năm học 2021 – 2022, sinh viên SP ngoài được hỗ trợ học phí, còn được hỗ trợ chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng; đồng thời, các địa phương được chủ động đặt hàng đào tạo với trường SP, chủ động trong chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, nên địa phương hoàn toàn chủ động được nguồn tuyển dụng GV. Đồng thời, đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi vào học SP trong những năm tới.
Sửa đổi, ban hành quy định mới về xếp lương theo chuẩn trình độ được đào tạo của GV mầm non theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Việc này sẽ khắc phục được bất cập trong xếp lương với GV mới được tuyển dụng có trình độ ĐH vẫn xếp ở hệ số lương khởi điểm 1,86 đối với GV mầm non, tiểu học và hệ số lương khởi điểm 2,10 đối với GV THCS. Việc xếp lương theo trình độ chuẩn được đào tạo giúp GV mới ra trường tăng thu nhập; đây cũng là một trong những yếu tố thu hút sinh viên vào học SP.
Chỉ đạo các địa phương tiếp tục chỉ đạo cơ sở giáo dục xây dựng Đề án vị trí việc làm; rà soát, sắp xếp đội ngũ GV, chủ động có giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu GV và chuẩn bị chu đáo đội ngũ GV thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra, ở nhiều địa phương có thêm chính sách thu hút, ưu tiên trong tuyển dụng như: Hỗ trợ nhà ở công vụ; hỗ trợ kinh phí tăng thu nhập qua lương hàng tháng; tuyển dụng GV ở những địa phương khác không cần có hộ khẩu… để không để xảy ra tình trạng có học sinh mà không có GV giảng dạy.
Lương thấp, giáo viên khuyên con 'chuột chạy cùng sào cũng đừng vào sư phạm'
Lương thấp, áp lực công việc cao và chịu sức ép từ nhiều phía là những lý do chính khiến nhiều giáo viên không muốn con cái theo nghề của cha mẹ.
Nhìn mẹ chong đèn soạn giáo án, Nguyễn Thị Lan Hương (lớp 12, THPT Tùng Thiện, Sơn Tây, Hà Nội) thủ thỉ: "Năm nay con định đăng ký thi sư phạm mẹ nhé" . "Không nên con ạ. Nhìn cảnh mẹ đi dạy chưa thấy khổ sao? ", chị Hằng trả lời con không chút ngần ngại. Còn Lan Hương nghe mẹ nói vậy thì nghĩ ngợi hồi lâu.
Từ nhỏ, Hương lớn lên trong tiếng giảng bài và thích từng nét chữ mềm mại trong những trang giáo án của mẹ. 5 tuổi, Hương được mẹ đưa đến trường. Ấn tượng đầu đời của em là hình ảnh mẹ mặc bộ áo dài, cầm bó hoa tươi thắm trong ngày 20/11. Với em, đó là lúc mẹ đẹp nhất. Hình ảnh đó sâu đậm đến nỗi trong suy nghĩ của Hương lúc nào cũng nhen nhóm ý định lớn lên phải thi trường sư phạm và trở thành cô giáo giống mẹ.
Năm 10 tuổi, ông nội ốm nặng. Lần đầu tiên Hương thấy bố mẹ cãi nhau. Lý do vì công việc của mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, trong khi thu nhập lại không cao do mẹ chưa được vào biên chế. Bố tức giận yêu cầu mẹ bỏ nghề dạy học để tìm công việc khác. Mẹ nhất quyết không bỏ nghề.
Lớn lên, Hương hiểu rằng nghề của mẹ là nghề cao quý nhưng cũng nhiều nỗi niềm riêng. Một ngày, mẹ phải làm rất nhiều công việc từ chuyên môn cho đến những việc không tên ở trường. Giai đoạn cuối năm học, Hương thấy mẹ thường mất ngủ vì lo lắng không biết năm học sau có được tiếp tục hợp đồng hay không?
Mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng học sinh giỏi vẫn từ chối ngành sư phạm. (Ảnh minh họa: V.N).
Buồn nhất là đến ngày nhận lương. Lương của mẹ không cao chỉ loanh quanh 2 đến 3 triệu đồng/ tháng. Vì thế gánh nặng kinh tế gia đình đổ dồn lên vai bố. Những lúc như vậy, bố lại khuyên mẹ bỏ nghề. Mẹ nhất quyết không nghe và đành tìm công việc làm thêm để tăng thu nhập. Từ đấy mẹ lại bận rộn hơn.
Sau mỗi buổi dạy trên lớp, mẹ Hương nhận công việc bán thời gian. Khi thì cấy thuê, làm cỏ, khi thì đan hạt, dọn nhà. Mẹ cứ làm quần quật từ sáng đến tối và không có ngày nghỉ, đơn giản là mong muốn được đi dạy vì mẹ yêu nghề. Nhưng quả thật, mẹ chẳng vui nổi khi cầm đồng lương cuối tháng. Có một dạo, Hương thấy mẹ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhiều lần để ý, mẹ vào phòng ôm mặt khóc rưng rức.
Thời điểm đó mẹ gần như bị trầm cảm do áp lực từ công việc. Học sinh thì một số bạn chưa ngoan, cãi nhau tay đôi với cô. Phụ huynh thì gây áp lực, viết đơn kiện lên ban giám hiệu chỉ vì phạt con họ lao động do nói chuyện riêng trong lớp. Ban giám hiệu và hiệu trưởng bắt mẹ làm tường trình, dọa cắt hợp đồng. Mẹ bất lực và suy nghĩ đến việc bỏ nghề. Thế nhưng, vượt qua tất cả mẹ vẫn đứng lớp được hơn 10 năm. Tuy nhiên nghe thấy con bày tỏ nguyện vọng thi sư phạm, trở thành giáo viên chị Hằng gạt phắt đi.
Chị cho biết không riêng chị mà đại đa số đồng nghiệp trong trường đều không muốn con cái theo nghề dạy học. Đây là thực trạng có thật trong ngành giáo dục vì hơn ai hết giáo viên quá thấm và quá hiểu những vất vả, cơ cực của nghề gõ đầu trẻ.
Khoảng 20 năm trước, học sinh thi vào sư phạm rất có giá vì điểm chuẩn cao, tỷ lệ chọi luôn nằm trong những trường top đầu. Khi ra trường cử nhân sư phạm không lo về việc làm và thu nhập cũng tương đối so với những ngành nghề khác. Quan trọng hơn, nghề dạy học là nghề cao quý, được xã hội coi trọng.
Thời thế thay đổi, trong những năm qua, thầy cô thường than phiền khi nghề giáo phải chịu nhiều áp lực do đồng lương thấp và sự thay đổi của xã hội. Chẳng hạn nhiều vụ việc đau lòng xảy ra khi phụ huynh sẵn sàng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay hoặc buông lời xúc phạm đến giáo viên.
Chị Hằng tâm sự: "Tâm lý chung của nhiều đồng nghiệp và tôi là không ủng hộ con cái theo nghề của mình. Hiện nay, sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp nhiều. Khi đi làm thì lương 3 cọc, 3 đồng lại chịu nhiều áp lực. Nên tôi khuyên con phải định hướng lại công việc để có lựa chọn đúng đắn".
Giáo viên hơn 10 năm thu nhập cũng chỉ bằng lương phụ hồ, khiến thầy cô phải làm nhiều công việc để mưu sinh. (Ảnh: V.N)
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, đây là thực tế đáng phải suy ngẫm. Vì sao ngành sư phạm nhiều năm qua không thu hút được sinh viên giỏi? Đây là bài toán được đặt ra từ lâu nhưng vẫn chưa được tháo gỡ.
Theo chuyên gia, mặc dù Nhà nước có nhiều chính sách thu hút học sinh giỏi thi sư phạm như hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng nhưng mấu chốt của vấn đề vẫn nằm ở triển vọng công việc. Hiện nay mức lương giáo viên tại Việt Nam tương đối thấp so với nhiều quốc gia trong khi cử nhân ra trường không xin được việc làm là lý do chính khiến cho ngành này kém thu hút học sinh.
"Ở nhiều quốc gia, lương của giáo viên có thể nuôi sống được một gia đình. Nhưng tại Việt Nam chúng ta chưa làm được điều này. Khi thầy cô phải lo chân trong, chân ngoài thì họ không thể toàn tâm ý cho công tác chuyên môn được. Vì thế cái khó nhất của ngành giáo dục là phải làm sao khiến nghề này hấp dẫn với xã hội. Như thế thì không lo thiếu học sinh giỏi thi sư phạm" , PGS Trần Xuân Nhĩ nói.
Lương giáo viên mầm non cao nhất 9,5 triệu đồng/tháng từ ngày 20/3 Giáo viên mầm non được xếp hạng I có mức lương từ 5,96 đến 9,5 triệu đồng/tháng. Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ được áp dụng từ ngày 20/3. Ảnh minh họa Theo đó, giáo...