Xây dựng hệ thống lương thực – thực phẩm toàn cầu bền vững
“Không còn nạn đói” là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDG) mà Liên hợp quốc (LHQ) muốn đạt được vào năm 2030, nhưng đại dịch COVID-19 kéo theo khủng hoảng lương thực và suy dinh dưỡng dưới mọi hình thức đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn cầu.
Phụ nữ nhận lương thực cứu trợ tại Jalalabad, Afghanistan, ngày 20/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại thời điểm quan trọng này, thế giới đang đối mặt với nhiệm vụ lịch sử là chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, thay đổi triệt để cách thế giới sản xuất và tiêu thụ lương thực thực phẩm thông qua một cách tiếp cận tổng thể và phối hợp. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo thế giới phải thay đổi tư duy, các chính sách và mô hình kinh doanh.
Đây cũng là nội dung trọng tâm của hội nghị trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh Hệ thống lương thực thế giới, vừa diễn ra tại trụ sở Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) ở Rome, Italy. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự trực tuyến và phát biểu tại phiên họp cấp cao về “Thúc đẩy sáng tạo ở các quốc gia để chuyển đổi các hệ thống lương thực – thực phẩm”.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến thống nhất rằng hệ thống lương thực thực phẩm ngày nay chưa được phát triển đúng cách và ở nhiều nơi trên thế giới, các hệ thống này không hiệu quả, thiếu tính bao trùm và bền vững. Dữ liệu mới nhất của LHQ cho thấy nạn chặt phá rừng để gieo trồng, tạo dựng các hệ thống lương thực thực phẩm là nguyên nhân tạo ra 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, khiến nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng biến đổi khí hậu.
Việc chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu thông qua thay đổi cách thức quản lý, điều hành và sử dụng càng đặc biệt cấp thiết bởi vì chúng cũng là nguyên nhân gây ra 80% tổn thất đa dạng sinh học trên thế giới. Đây là những yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe của hàng tỷ người, cũng như việc đạt được các SDG, nhất là những mục tiêu liên quan đến việc làm, phát triển kinh tế và bất bình đẳng.
Những tác động nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế do tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống đang trở nên rõ ràng. Người dân các nước thu nhập thấp và trung bình cùng người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng thời, đại dịch COVID-19 đã phơi bày những điểm yếu và sự mong manh trong các hệ thống lương thực thực phẩm.
Chế độ ăn uống và các hệ thống lương thực thực phẩm cung cấp chúng là trung tâm của những thách thức liên quan đến suy dinh dưỡng, sức khỏe con người, suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Theo báo cáo do FAO và các đối tác công bố tháng 7/2021, năm 2020, khoảng 10% dân số toàn cầu – lên tới 811 triệu người – bị suy dinh dưỡng, cho thấy thế giới sẽ cần nỗ lực nhiều hơn để thực hiện cam kết chấm dứt nạn đói vào năm 2030. Trên các thị trường giao dịch quốc tế, giá lương thực thế giới tháng 6/2021 đã tăng 33,9% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Chế độ ăn dưới mức tối ưu hiện đang gây ra 20% số ca tử vong sớm (do bệnh tật) trên toàn thế giới. Kết quả là áp lực gia tăng nhanh chóng lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống – bao gồm đột quỵ, tim mạch và tiểu đường. Các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng có nguy cơ bị cuốn vào những chu kỳ đói nghèo và bất bình đẳng giữa các thế hệ.
Tính đến nay, hầu hết các quốc gia đều không đạt được các mục tiêu dinh dưỡng do Đại Hội đồng y tế thế giới đặt ra cho năm 2025 như giảm 40% tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ năm 2010 đến năm 2025, giảm 50% tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ vào năm 2025; tình trạng béo phì ở trẻ em đã tăng gần gấp ba lần trên toàn thế giới kể từ năm 1975, hiện đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên hành tinh.
Trẻ em bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực điều trị tại bệnh viện ở thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh: AFP/TTXVN
Các hệ thống lương thực thực phẩm vốn đã rơi vào khủng hoảng từ trước đại dịch COVID-19 nay càng chịu tác động mạnh. COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có trong các tương tác xã hội, ảnh hưởng đến cả việc cung và cầu lương thực thực phẩm. Những gián đoạn đối với việc làm, thu nhập và nguồn cung cấp lương thực đã làm gia tăng và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng hiện có.
Trong khi tầng lớp trung lưu mới nổi ở thành thị phải chịu thiệt hại lớn hơn về thu nhập, thì những người nghèo và dễ bị tổn thương ở khu vực nông thôn và thành thị phải chịu những tác động xấu nhất về sinh kế. Nhiều chương trình an sinh xã hội đã bị gián đoạn, trì hoãn hoặc tạm dừng, cản trở tiến trình xóa đói giảm nghèo, xóa suy dinh dưỡng và mù chữ đã được thực hiện trong nhiều thập niên. Tình hình càng phức tạp hơn do sự bất bình đẳng về vaccine phòng COVID-19.
Các đại biểu nhận định những bài học từ COVID-19 mang lại cơ hội duy nhất để thực hiện thay đổi cấu trúc thực sự, có thể làm cho các hệ thống này hiệu quả, linh hoạt, lành mạnh, bền vững và công bằng hơn. Điều quan trọng là các hệ thống lương thực thực phẩm phải được chuẩn bị để đón nhận những cú sốc trong tương lai, liên quan trực tiếp đến việc xây dựng khả năng chống chọi của các yếu tố dễ bị tổn thương, hình dung các cú sốc và bao gồm các hướng dẫn về nguyên tắc và hành động để tăng cường sức chống đỡ của hệ thống lương thực thực phẩm khi chúng được xây dựng lại từ đại dịch COVID-19.
Ba nhóm hành động quan trọng và cấp bách mà các quốc gia cần thực hiện ngay là giải quyết những sai lệch và không nhất quán của chính sách; thiết lập các mục tiêu “cùng thắng” nhằm cải thiện các chức năng của hệ thống lương thực thực phẩm theo những cách mang lại nhiều lợi ích đồng thời; tận dụng các biện pháp can thiệp hiện có hoặc đã lên kế hoạch để có thể thân thiện hơn với hệ thống lương thực thực phẩm, trong đó vấn đề cạn kiệt hoặc suy thoái tài nguyên thiên nhiên, phát thải khí nhà kính và sức khỏe con người cần phải được đặt vào trung tâm của các đánh giá và xác định các giải pháp.
Phát biểu tại phiên họp cấp cao, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam sẽ tích cực tham gia thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực – thực phẩm toàn cầu với tư cách là quốc gia cung cấp lương thực thực phẩm “minh bạch, trách nhiệm, bền vững”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của nông nghiệp với biến đổi khí hậu, tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi các hệ thống lương thực – thực phẩm theo hướng xanh, ít phát thải và bền vững…
Xây dựng lộ trình để phát triển hệ thống lương thực – thực phẩm của các quốc gia theo hướng bền vững trong bối cảnh “bình thường mới” đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Cuộc khủng hoảng COVID-19, ở khía cạnh tích cực, đang mở ra không gian cho sự thay đổi lớn và lâu dài, như khẳng định của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres tại hội nghị: “Chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng.
Tại hội nghị trù bị này, chúng ta có thể xác định phạm vi tham vọng của tập thể và tăng cường nỗ lực để đạt được tất cả 17 mục tiêu phát triển bền vững bằng cách chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm”. Quan trọng hơn cả là các tác nhân liên quan cùng chia sẻ giá trị, trách nhiệm, hành động và lợi ích chung để thực hiện mục tiêu xây dựng hệ thống lương thực – thực phẩm toàn cầu bền vững.
COVID-19 khiến khủng hoảng lương thực toàn cầu trầm trọng hơn
COVID-19 nổ ra đúng thời điểm khủng hoảng lương thực và suy dinh dưỡng có chiều hướng gia tăng.
COVID-19 gây ra một số đứt gãy trong hệ thống sản xuất, phân phối lương thực. Ảnh: ModernDiplomacy
Theo dự báo mới nhất của Liên hợp quốc, suy giảm kinh tế do tác động của đại dịch khiến thế giới có thêm 132 triệu người rơi tình cảnh thiếu đói bên cạnh 690 triệu người đã thuộc diện này từ trước. Cùng lúc, sẽ có khoảng 135 triệu người phải chịu ảnh hưởng từ mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cần hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp.
Dịch bệnh có xu hướng thuyên giảm ở một số quốc gia, khi số ca mắc mới giảm. Nhưng COVID-19 lại lây lan mạnh tại nhiều khu vực khác. Đây vẫn là một cuộc khủng hoảng toàn cầu, cần phải có giải pháp tầm thế giới.
Đại dịch tác động mạnh tới cuộc sống của con người, gây ảnh hưởng đứt gãy đối với ngành nông nghiệp. Nếu không hành động nhanh chóng, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, gây hậu quả dài hạn đối với hàng trăm triệu người lớn và trẻ em. Khủng hoảng xuất phát từ việc không có sẵn nguồn cung lương thực, thực phẩm, khi thu nhập bị giảm, tiền kiều hối giảm, còn giá cá các mặt hàng lương thực lại tăng.
Nông nghiệp vẫn là thành tố quan trọng, đáng tin cậy trong nền kinh tế và ổn định toàn cầu, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, thu nhập, việc làm cho các cộng đồng nông thôn ngay cả khi nhân loại phải đối diện với đại dịch. Tác động của COVID-19 đối với ngành nông nghiệp là rất rộng, gây ra tình cảnh thiếu ổn định ở cấp độ chưa từng có đối với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, trong đó có điểm nghẽn về thị trường lao động, cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, vận tải và hậu cần...
Khi người dân phải hứng chịu nạn đói và suy dinh dưỡng kinh niên, điều này đồng nghĩa với việc nhiều người không thể tiếp cận lương thực, thực phẩm đầy đủ theo nhu cầu - vốn là điều kiện cần thiết để có được lượng calo cho một cuộc sống bình thường. Thực tế này gây ra nhiều tác động trong dài hạn và sẽ là rào cản cho nỗ lực toàn cầu để tiến đến mục tiêu Chấm dứt đói nghèo (Zero Hunger) mà chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc đặt ra.
Trên thực tế, số lượng các nước đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực trầm trọng tăng nhanh. COVID-19 càng làm cho tình hình trầm trọng hơn, khiến nhiều gia đình phải đối mặt với tình cảnh khó khăn và tác động tiêu cực còn có thể kéo dài sang cả năm 2022.
Một khu chợ bày bán lương thực, thực phẩm điển hình ở châu Phi. Ảnh: Shutterstock
Chỉ số giá mặt hàng lương thực (ACPI) trong tháng 6 vừa qua đứng ở mức cao nhất kể từ năm 2013, với mức giá cao hơn 35% so với thời điểm tháng 1/2021, riêng mặt hàng ngũ cốc tăng 43%. Giá tăng một phần phản ánh nhu cầu tiêu dùng tăng, nhưng bên cạnh đó còn là những lo ngại về bất ổn thời tiết dẫn đến năng suất mùa vụ giảm, các điều kiện kinh tế vĩ mô kém lạc quan, cùng với đứt gãy chuỗi cung nông sản do đại dịch gây ra.
Nguy cơ mất an ninh lương thực hiển hiện rõ nhất tại các nước có giá bán lẻ cao hơn, nhưng thu nhập lại giảm vì dịch bệnh, khiến nhiều hộ gia đình phải cắt giảm số lượng và chất lượng sản phẩm, mặt hàng lương thực tiêu dùng.
Rất nhiều nước đang lâm vào tình cảnh lạm phát lương thực do mức giá tăng cao, dưới tác động của tình trạng gián đoạn chuỗi cung kéo dài, cùng với các nhân tố khác như biện pháp giãn cách xã hội để ngừa COVID-19, đồng nội tệ mất giá. Giá lương thực tăng ảnh hưởng lớn hơn đối với người dân tại các nền kinh tế thu nhập thấp và trung bình, do chi cho lương thực chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu hộ gia đình.
Một cuộc khảo sát mới đây do Ngân hàng Thế giới (WB) tiến hành ở 48 quốc gia cho thấy số người không có lương thực hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng nhanh. Việc buộc phải giảm lượng calo đầu vào, thiếu dinh dưỡng đe dọa hủy hoại các thành tựu trong quá trình giảm nghèo, nâng cao chất lượng y tế, sức khỏe đạt được trong thời gian qua, tiềm ẩn tác động dài hạn đối với trẻ em.
Sản lượng nông nghiệp toàn cầu vẫn đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho tất cả mọi người. Nhưng số người phải đối diện với nạn đói lại tăng lên. Đó là bởi hệ thống lương thực có vấn đề, từ sản xuất cho tới cung ứng. Đại dịch COVID-19 khiến tình hình càng thêm trầm trọng.
Hàn Quốc yêu cầu công dân rời khỏi Afghanistan Hàn Quốc đã yêu cầu công dân nước này rời khỏi Afghanistan do tình hình bạo lực leo thang trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy kế hoạch rút quân khỏi quốc gia Tây Nam Á vào tháng 9. Hiện trường vụ đánh bom xe tại Jalalabad, Afghanistan, ngày 2/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu với báo giới ngày 8/6, một quan chức giấu tên...