Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường ĐH: Những bước chạy đà ấn tượng đang dần hình thành
Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10-2017 và từ đó đến nay đã có những chuyển động tích cực trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ, TC và các cơ sở giáo dục, từ đó nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên, đồng thời thúc đẩy quá trình đào tạo, nghiên cứu sáng tạo có đổi mới khác đi so với xu hướng truyền thống.
Giáo dục khởi nghiệp: Cần nhìn nhận đúng
Trao đổi về vai trò của giáo dục trong khởi nghiệp sáng tạo, PGS.TS Nguyễn Anh Thi, GĐ Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐH Quốc gia TPHCM) cho rằng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước là tạo ra nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp hơn, để thực hiện được mục tiêu này phải có nhiều doanh nhân khởi nghiệp, muốn có doanh nhân khởi nghiệp phải có môi trường nuôi dưỡng họ là hệ sinh thái khởi nghiệp, muốn có nhiều hệ sinh thái khởi nghiệp phải có xã hội khởi nghiệp, người người, nhà nhà chia sẻ tinh thần khởi nghiệp. Và muốn có xã hội ấy, phải bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp.
“Trước đây, phần lớn bố mẹ thường khuyên con học giỏi để có tấm bằng đại học rồi xin việc đi làm nhưng vẫn chỉ là đi làm thuê. Phụ huynh chưa khuyến khích con em mình khởi nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi tư duy của phụ huynh và xã hội. Chúng ta cần có tư duy khuyến khích con em mình khởi nghiệp, dấn thân trên con đường khởi nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm được như vậy thì cần bắt đầu từ giáo dục khởi nghiệp”- PGS. TS Nguyễn Anh Thi chia sẻ.
Tuy nhiên, giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên cũng cần có những nhìn nhận đúng. GS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: Phải hiểu rằng trong các nhiệm vụ của sinh viên: Học tập, rèn luyện, nghiên cứu, khởi nghiệp… đều quan trọng. Nhưng giáo dục ĐH cần thiết phải giúp các em có tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên nó phải là những sự giáo dục có tính thiết thực, hiệu quả, không làm theo phong trào. Tôi đã từng gặp một em học sinh lớp 12 cho biết đã đi thi mấy cuộc thi khởi nghiệp, một học sinh lớp 12 mà thi quá nhiều cuộc thi khỏi nghiệp có thực sự đúng đắn hay không? Trước tiên, dạy các em tinh thần khởi nghiệp, cũng cần dạy các em nền tảng kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho phù hợp.
GS.TS Phạm Hồng Quang, GĐ ĐH Thái Nguyên cho rằng: Khởi nghiệp sáng tạo phải là hoạt động chính, cốt lõi của đại học Việt Nam. Nhưng các trường ĐH, CĐ cần xác định và tập trung vào những vấn đề cụ thể.
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường ĐH có rất nhiều việc cần làm, trong đó ĐH cần xác định vai trò của mình ở những khâu nào để phát huy tinh thần khởi nghiệp thực sự của sinh viên. Ảnh: P.T
Trường ĐH không chỉ cung cấp không gian khởi nghiệp
Theo định nghĩa trên thế giới, hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bao gồm các cột trụ: Hệ thống giáo dục và đào tạo, các tổ chức và đơn vị nghiên cứu, các nguồn vốn và quỹ đầu tư, doanh nghiệp, các tổ chức cung cấp các dịch vụ, các tổ chức hỗ trợ và thúc đẩy, các tổ chức và đơn vị của nhà nước.
Cốt lõi của khởi nghiệp là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Do vậy các trường cần chú trọng các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học từ giảng viên và sinh viên. Nhà trường tập trung nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, không nhất thiết hiện đại nhưng cần phù hợp và tạo giá trị cho địa phương. Nếu như nhà trường có được phong trào nghiên cứu khoa học mạnh mẽ thì đó là tiền đề cho kiến tạo các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ.
Nhà trường cũng cần thúc đẩy các giảng viên, các chuyên gia đầu tư vào việc nghiên cứu và khởi nghiệp khoa học công nghệ thay vì chỉ tập trung cho các sinh viên trẻ. Lực lượng giảng viên và chuyên gia nghiên cứu mới là nguồn lực bền vững và lâu dài cho khởi nghiệp kiến tạo giá trị trong xã hội.
Những năm gần đây, một số ĐH lớn như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Kinh thế quốc dân đều thành lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh sinh viên. Nhưng theo GS.TS Đinh Văn Phong, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong các trường ĐH không chỉ là cung cấp không gian, mà đi kèm với đó còn nhiều yếu tố khác, trong đó rất quan trọng là sự phát hiện đề tài.
Vì vậy, từ mấy năm gần đây, sinh viên ĐH Bách Khoa ngoài vẫn nghiên cứu khoa học theo cách truyền thống với các đề tài nghiên cứu trong cuộc thi nghiên cứu khoa học sinh viên, thì còn tham gia những cuộc thi có ý tương sáng tạo hơn như: Sáng tạo trẻ Bách Khoa – nhằm khuyến khích tính sáng tạo trong sinh viên, khả năng kết nối tư duy đa lĩnh vực, rèn luyện kỹ năng tạo ra các sản phẩm thiết thực và quản lý đổi mới sáng tạo hướng tới khả năng khởi nghiệp. Cuộc thi này hướng đến những đề tài gần gũi với sự tài trợ phát triển của nhiều doanh nghiệp lớn.
TS Nguyễn Trung Dũng, Tổng GĐ Bách Khoa Holdings, ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ ra rằng: Đang có sự thiên lệch khi phần khởi nghiệp nằm ở ngọn nhưng lại được nhắc đến nhiều, trong khi phần đế sáng tạo, đổi mới lại chưa được chú trọng. Chính vì thế, ông Dũng đánh giá, sự ra đời của Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần xây dựng lên nền tảng vững chắc cho kim tự tháp đổi mới – sáng tạo – khởi nghiệp.
Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên 2019 được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5-10-2019 tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Phó Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi cho biết, SV-Startup 2019 được tổ chức sẽ thúc đẩy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp của 20 triệu học sinh sinh viên, qua đó cũng tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực cho học sinh, sinh viên cả nước. Từ hoạt động này, Bộ GD&ĐT sẽ là đầu mối kết nối các dự án đoạt giải cao với các nhà đầu tư. Có nhiều dự án đã được triển khai và bước đầu thành công, nhiều dự án đã chuyển sang giai đoạn có lãi.
Phan Thủy
Theo PLXH
Sinh viên Tây Ninh bùng nổ với những khát vọng khởi nghiệp
Ngày 12.9, "Hành trình từ trái tim - Hành trình Lập chí vĩ đại - Khởi nghiệp kiến quốc cho 30 triệu thanh niên VN" đến Trường CĐSP Tây Ninh (TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) mang theo những khát vọng khởi nghiệp bằng một cảm xúc đặc biệt.
Khát vọng lớn lan tỏa
Khán phòng rộng khoảng 700 chỗ ngồi trong khuôn viên trường đã không còn một chỗ trống.
Thầy trò trường CĐSP Tây Ninh nhận sách trong niềm vui - Ảnh: Giang Phương
Thầy Quách Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐSP Tây Ninh hào hứng nói: "Trường CĐSP Tây Ninh rất vinh dự là 1 trong 21 điểm đến tặng sách của Trung Nguyên Legend. Chương trình ý nghĩa này sẽ góp phần thực hiện đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" của Bộ GD-ĐT và kế hoạch "Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp" của trường.
Thầy Dũng chia sẻ: "Thông qua chương trình, sinh viên Trường CĐSP Tây Ninh, đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời được chia sẻ, được truyền cảm hứng sáng tạo trong học tập, khởi nghiệp".
"Người ta thường có quan điểm, sinh viên cao đẳng không cần phải khởi nghiệp. Tôi nghĩ rằng sinh viên phải loại bỏ ngay tư tưởng ấy đi để cố gắng tích cực, nỗ lực bản thân không ngừng nghỉ để thay đổi", thầy Dũng nhấn mạnh.
Khán phòng trường CĐSP Tây Ninh "nóng" hơn bao giờ hết - Ảnh: Giang Phương
Có mặt tại buổi truyền cảm hứng cho sinh viên, Phó chủ tịch Hội LHTNVN tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Trúc Mai hồ hởi cho biết: "Đây là một chương trình rất ý nghĩa. Bởi, sinh viên được truyền năng lượng tích cực. Qua đó, các em có thể áp dụng và sử dụng hiệu quả thời gian cá nhân để thực hiện những ý tưởng có ích cho bản thân, gia đình và xã hội". Không giấu được niềm vui, chị Mai tâm sự: "Phần diễn thuyết của PGS-TS Trần Hữu Đức, Giám đốc Đào tạo Tập đoàn Trung Nguyên Legend về những câu chuyện khởi nghiệp đúng nghĩa là truyền cảm hứng. Tôi cảm thấy rất thích thú cách mà PGS-TS Trần Hữu Đức truyền đạt. Ngôn từ, cách thức thật sự rất gần gũi, sát sườn với thực tế cuộc sống. Từ đó, giúp cho sinh viên tập quan sát, tập nhìn nhận về những điều giản dị mà ý nghĩa ngay bên cạnh mình".
Tại buổi diễn thuyết truyền cảm hứng, chị Mai cũng là người đầu tiên đặt câu hỏi cho PGS-TS Trần Hữu Đức. Chị Mai nói: "Khi nghe chương trình về Tây Ninh, tôi đã lập tức đăng ký tham dự ngay. Tôi mong muốn đơn vị sẽ có một chương trình như vậy đến Tây Ninh mà đối tượng tiếp cận là dành cho thanh niên chậm tiến và hoàn lương".
Buổi truyền cảm hứng càng trở nên sôi nổi khi lần lượt những câu hỏi về khởi nghiệp của sinh viên liên tục được đặt ra. Trong số đó, chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp bằng nhà sách của mình, sinh viên Nguyễn Phước Duy (lớp tiếng Anh 42) khiến khán phòng hào hứng. Với cách chia sẻ vui tươi, rõ ràng, đúng trọng tâm, Duy được PGS-TS Trần Hữu Đức mời lên sân khấu để tiếp tục "tỏa sáng". Duy cho biết dù mới chỉ là sinh viên nhưng Duy đã bắt đầu khởi nghiệp bằng một nhà sách nhỏ. Trong đó, Duy bán bánh tráng để "lấy ngắn nuôi dài". Buổi trò chuyện trở nên vui tươi, gần gũi hơn khi Duy không quên "thẳng thừng" PR cho nhà sách bán kèm bánh tráng trộn của mình trong sự hào hứng của sinh viên bên dưới. PGS-TS Trần Hữu Đức đánh giá cao về ý tưởng, cách thực hiện và lộ trình của chàng sinh viên trên con đường khởi nghiệp của mình.
PGS-TS Trần Hữu Đức "đặc cách" cho chàng sinh viên khoa tiếng Anh Nguyễn Phước Duy chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình bằng một nhà sách - Ảnh: Giang Phương
Cạn túi vì quá yêu sách
Đó là câu chuyện mà sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học 43A Nguyễn Thị Thu Thảo nói với chúng tôi. Thảo kể, Thảo là một tín đồ của sách, nhiều lần cạn túi vì quá yêu sách. Thảo thích đọc sách từ nhỏ nhờ ảnh hưởng một phần từ ba. Ba Thảo là người nghiện sách cho đến hiện tại, vẫn đều đặn đọc sách mỗi đêm.
Những nụ cười hạnh phúc của sinh viên Trường CĐSP Tây Ninh khi nhận được sách - Ảnh: Giang Phương
"Em là người khó hòa nhập vào nhiều thứ mà giới trẻ hiện tại là không chơi game. Đối với em, sách là niềm đam mê lớn nhất", Thảo chia sẻ.
Thảo cũng cho biết thêm: "Thiết bị di động đang khiến cho bạn bè có khoảng cách ngày càng xa nhau hơn. Thậm chí gặp mặt nhau rồi mỗi đứa lại cúi mặt vào điện thoại".
Nói đúng chủ đề mình yêu thích, Thảo trãi lòng: "Em thích nhất quyển sách Đắc nhân tâm bởi ngay từ đầu quyển sách có một thông điệp giúp em khai sáng bản thân mình. Đó chính là câu"Tin rằng thành công - Bạn sẽ thành công!".
Trong khi đó, Lê Nguyễn Lộc, sinh viên lớp Giáo dục Mầm non 43A cũng cho biết em cũng là một tín đồ của sách. Em từng đọc qua những quyển như Đắc nhân tâm, Sống như người Nhật... Bởi ở đó nó chứa đựng những bài học bổ ích để bản thân mình thay đổi. "Em vẫn đang tìm tòi những quyển sách hay để đọc và chia sẻ với bạn bè của mình. Khi nhận được sách của "Hành trình Từ Trái Tim" khiến rất vui. Có lẽ, đây sẽ là những quyển hay tiếp theo trong thư viện sách của mình", Lộc hào hứng nói. Cạnh đó, bạn cùng là Trần Nguyễn Phương Như cũng hào hứng nói thêm: "Sách giúp em rèn luyện tính cần cù, chịu khó. Giúp em tập được thói quen đọc mà nhiều vĩ nhân trên thế giới vẫn đang làm".
Cùng ngày, "Hành trình Từ Trái Tim" cũng đã đến tặng sách tại Thư viện tỉnh Tây Ninh. Sau khi rời Trường CĐSP Tây Ninh và Thư viện Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, tỉnh cuối cùng trong chuyến hành trình ở miền Đông Nam bộ, "Hành trình Từ Trái Tim" tiếp tục di chuyển đến Tân An, tỉnh Long An, chính thức bắt đầu những chặng đường vùng sông rạch ĐBSCL.
Sinh viên háo hức tìm hiểu nội dung của những quyển sách quý đổi đời - Ảnh: Giang Phương
"Hành trình Từ Trái Tim" ở vùng sâu - vùng xa miền Đông và vùng sông rạch ĐBSCL do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng đã chính thức khởi hành từ ngày 10.9 tại Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Hành trình sẽ xuyên suốt 18 tỉnh thành trong 17 ngày qua TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ. Hành trình mang sứ mệnh là đưa hàng triệu cuốn sách quý đổi đời đến với các học sinh, sinh viên, thanh niên, chiến sĩ, người dân... vùng sâu, vùng xa miền Đông và vùng sông rạch ĐBSCL với quãng đường hơn 2.000 km.
Theo Thanh niên
Sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hào hứng với lớp học tìm ý tưởng khởi nghiệp Lớp học hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh đầu tiên đã được Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức cho các bạn sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Theo enternews











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lộ chuyện Gil Lê tình tứ với cô gái lạ, Xoài Non chất vất ngay trên livestream
Sao việt
15:19:56 19/04/2025
Double2T sau "Rap Việt": Mang nhiều tiền về cho mẹ, đắt show vẫn ở nhà thuê
Nhạc việt
15:11:03 19/04/2025
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả
Tin nổi bật
15:01:53 19/04/2025
100 năm nữa, đây vẫn là bức ảnh "chuẩn mực" về cách dạy con: Cần gì báo đáp của ngon vật lạ, thế này là đủ rồi
Netizen
15:01:26 19/04/2025
Dấu ấn "Đừng đốt" sau 16 năm và cuộc sống bình lặng của nữ chính
Hậu trường phim
15:00:29 19/04/2025
Nam thanh niên Ấn Độ nguy kịch vì bị bạn gái cắt "của quý" sau mâu thuẫn tình cảm
Thế giới
14:59:03 19/04/2025
Cặp vợ chồng trẻ bỏ 1,75 tỷ đồng về quê xây ngôi nhà sân vườn rộng 370m: Dân thành phố nhìn mà mê mẩn
Sáng tạo
14:58:46 19/04/2025
Bị 'rụng đầu khỏi cổ', người phụ nữ trải qua 37 ca phẫu thuật để giữ tính mạng
Lạ vui
14:54:53 19/04/2025
Thủ tướng chỉ đạo điều tra, truy tố vụ mua bán ma túy tại Quảng Ninh
Pháp luật
14:49:14 19/04/2025
Chuyện đáng lo gì đã xảy ra với cặp đôi vàng Lee Do Hyun - Lim Ji Yeon?
Sao châu á
14:38:38 19/04/2025