Xây dựng ĐH Vinh thành trường trọng điểm quốc gia
Thông tin chính thức từ Trường ĐH Vinh hôm 13/7 cho biết, ngày 11/7/2011, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã ký Công văn số 1136/TTg-KGVX về việc đồng ý bổ sung Trường ĐH Vinh vào danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia.
Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ đối với sự phát triển và vai trò, vị trí của Trường ĐH Vinh trong hệ thống giáo dục đại học quốc gia.
Trường ĐH Vinh là trường đại học công lập được thành lập theo Nghị định số 375/NĐ, ngày 16/7/1959 của Bộ GD với tên gọi ban đầu là Phân hiệu ĐH Sư phạm Vinh. Ngày 28/6/1962, Bộ trưởng Bộ GiD ký quyết định số 637/QĐ chuyển Phân hiệu ĐH Sư phạm Vinh thành Trường ĐH Sư phạm Vinh. Ngày 25/4/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số: 62/2001/QĐ-TTg đổi tên Trường ĐH Sư phạm Vinh thành Trường ĐH Vinh.
Trường ĐH Vinh được Chính phủ đưa vào danh sách xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia.
Video đang HOT
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường ĐH Vinh đã đào tạo, bồi dưỡng hàng chục nghìn kỹ sư, cử nhân, cán bộ giáo dục…, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho các tỉnh Bắc miền Trung và cả nước.
Trường ĐH Vinh đã đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp cho trên 33.754 sinh viên hệ chính quy, 23.255 học viên hệ vừa làm vừa học, 2.207 thạc sĩ, 86 tiến sĩ và 4.237 học sinh trung học phổ thông. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm trên 90% số sinh viên tốt nghiệp.
Trường ĐH Vinh cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn của các tỉnh Bắc miền Trung. Trong hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã triển khai hàng trăm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ…
Hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường đã góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học. Hơn 1.000 lượt sinh viên Thái Lan, Trung Quốc, Lào… đã tốt nghiệp đại học và Sau đại học tại Trường. Hiện tại, có hơn 500 lưu học sinh nước ngoài đang theo học đại học và sau đại học. Trường đã hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với trên 40 cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan, tổ chức khoa học trong nước và quốc tế.
Nhiều cán bộ của trường là thành viên, cộng tác viên của các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực và quốc tế (Đức, Italia, Nhật Bản, Pháp, Ba Lan, Nga, Canada, Hoa Kì, Hội Thiên văn quốc tế…).
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Trường ĐH Vinh đã được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (1979), Huân chương Lao động hạng Nhất (1992), Huân chương Độc lập hạng Ba (1995), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2001), danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kì đổi mới (2004), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ (2007), Huân chương Độc lập hạng Nhất (2009), Huân chương Hữu nghị của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2009) và nhiều phần thưởng cao quý khác. Đảng bộ Trường được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An công nhận là đảng bộ cơ sở trong sạch vững mạnh 13 năm liên tục (1998-2010). Trường đã có 25 cán bộ được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; có hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba.
Theo Dân Trí
Một giảng viên trường ĐH Vinh tự sát vì trầm cảm?
Dư luận đang xôn xao vụ một giảng viên trường ĐH Vinh (Nghệ An) bị côn đồ chém, tuy nhiên gia đình lại cho biết đó là vụ tự sát vì trầm cảm.
Mấy ngày vừa qua, người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) xôn xao thông tin,thầy L.S - Giảng viên Trường ĐH Vinh bị côn đồ chém nhiều nhát khi đang chở em gái về nhà.
Trường ĐH Vinh, nơi thầy S. tham gia giảng dạy
Trái ngược hoàn toàn với nguồn thông tin trên, chiều 9/3, PGS.TS Đinh Trí Dũng - Trưởng khoa Ngữ văn (ĐH Vinh) cho biết sáng 8/3, thầy Dũng cùng với các đồng nghiệp khác vào thăm thầy S. Tại đây, thầy Dũng được bố thầy S. kể lại: Khoảng 11 giờ ngày 6/3, đang nằm ngủ trên tầng hai thì nghe tiếng hét lớn phía dưới, ông vội bật điện chạy xuống và phát hiện con trai ngồi bất động nơi góc tường, con dao cắm trên người nên vội vàng đưa đi bệnh viện cấp cứu, hiện đã ổn định.
Bố thầy S cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc thầy S. tự sát là trầm cảm và mất ngủ.
Theo Thượng tá Dương Văn Trường - Trưởng Công an huyện Hương Sơn, phía Công an huyện chưa nắm được bất cứ thông tin nào từ gia đình phản ánh. Nếu thầy S. bị chém gây thương tích thì gia đình phải có phản ánh, cơ quan chức năng mới có cơ sở làm việc.
Theo VTC