Xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ trong đào tạo
Tại hội nghị kế hoạch ngân sách giáo dục năm 2012, Bộ GD-ĐT đề nghị các trường xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ trong đào tạo để đề xuất với bộ thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Theo kết quả kiểm toán năm 2010 tại Bộ GD-ĐT còn một số tồn tại. Cụ thể, một số đơn vị chưa phản ánh số đã chi từ nguồn thu học phí, một số nội dung chi chưa đủ thủ tục quyết toán hoặc sai nguồn kinh phí, sai chế độ. Một số trường thu học phí hệ chính quy, hệ không chính quy và lệ phí tuyển sinh vượt mức quy định của Nhà nước đồng thời tự ý thu nhiều khoản thu chưa có quy định của Nhà nước. Hầu hết các trường đều không nộp học phí đầy đủ và kịp thời vào Kho bạc nhà nước để kiểm soát chi… Tại các đơn vị trực thuộc Bộ, quyết toán sai nguồn kinh phí, không đúng chế độ, kinh phí còn dư hết nhiệm vụ chưa nộp trả ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định; trích thiếu học bổng so với mức tối thiểu quy định. Chi trả tiền vượt giờ cho giảng viên còn chưa đúng quy định.
Ngân sách giáo dục năm 2012 tăng 5,4% so với năm trước.
Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD-ĐT đề nghị: “Các trường cần bố trí lịch giảng dạy phù hợp cho các giảng viên, khắc phục tình trạng nhiều giảng viên có số giờ dạy thêm vượt giờ chuẩn cao và giảng viên dạy không đủ số giờ chuẩn theo quy định. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn thu học phí, lệ phí và nguồn thu khác; trích và chi trả học bổng khuyến khích học tập theo đúng quy định; chấm dứt việc thu học phí, lệ phí vượt mức quy định và thu của sinh viên các khoản chưa có quy định của Nhà nước; thực hiện kê khai và nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế theo quy định”.
Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã được giao ngân sách là 5.762.217 triệu đồng, tăng 5,4% so với năm 2011, trong đó dự toán chi thường xuyên sẽ là 4.832.530 triệu đồng, tăng hơn 15% so với năm 2011.
Video đang HOT
Về kinh phí chi thường xuyên trong năm 2012, theo Bộ GD-ĐT, năm 2012 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách ( 2011 – 2013) thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ được giao dự toán gồm 3 nhóm: Nhóm 1, gồm 7 trường ĐH thuộc khối kinh tế – tài chính, phải tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên. Nhóm 2 gồm 37 trường, trong đó các trường sư phạm được NSNN đảm bảo từ 60-70% chi hoạt động thường xuyên; các trường ĐH Sư phạm được NSNN đảm bảo từ 40-50% chi hoạt động thường xuyên; các trường ĐH khối văn hóa, thể thaotừ 50-70%; các ĐH khối Nông-Lâm-Ngư từ 30-50%; các trường khối công nghệ kỹ thuật từ 20-40%; nhóm 3, gồm 7 trường là các trường hữu nghị, vùng cao, dự bị đại học… được NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.
Bộ GD-ĐT đề nghị các trường chủ động nghiên cứu, đề xuất với bộ về việc sửa đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật theo từng nhóm ngành đào tạo. Xây dựng cơ chế tính giá dịch vụ trong đào tạo để đề xuất với bộ thực hiện đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Theo DT
Học phí đại học sẽ tăng hơn 3 lần?
Hôm qua 29.11, Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo bàn về việc đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Các chính sách về đầu tư và học phí đã được đưa ra xem xét với rất nhiều kiến nghị cần tăng học phí GDĐH.
Học phí thấp, chất lượng thấp?
Tại hội thảo, đa số ý kiến của các đại biểu đều cho rằng một nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDĐH thấp là do mức học phí thấp. Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính, cho biết hiện nay học phí mới đáp ứng một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo ĐH, nên chưa tạo điều kiện cho GDĐH phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng. Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến phần lớn các cơ sở đào tạo công lập không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng. Do bị khống chế về trần học phí nên để có thêm nguồn thu, các cơ sở GDĐH công lập buộc phải tăng số lượng và quy mô sinh viên (SV), mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo... nhưng việc mở rộng quy mô không tương xứng với năng lực đào tạo của nhà trường nên đã làm giảm chất lượng đào tạo.
Xin được tự xác định mức thu học phí GS-TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, kiến nghị: "Để thực hiện được chính sách xã hội hóa giáo dục, đồng thời đảm bảo tự chủ chi thường xuyên, trường đề nghị nhà nước cho phép được tự xác định mức học phí như trường ĐH thuộc doanh nghiệp nhà nước". Ý kiến này được nhóm tư vấn chính sách của Bộ Tài chính đồng tình.
Điều đáng lưu ý là việc tăng quy mô đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến suất đầu tư cho một SV của nhà nước. Ông Giang ví dụ: theo tốc độ tăng bình quân của ngân sách nhà nước cho GDĐH năm 2010 là 7,15 triệu đồng/SV/năm, nhưng thực tế phần lớn các cơ sở GDĐH công lập đều không đảm bảo mức phân bổ này. Có những trường chỉ đầu tư khoảng 3 triệu đồng/SV/năm. Nguyên nhân là muốn tăng nguồn thu, các trường càng mở rộng quy mô thì định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước tính trên 1 SV ngày càng giảm... Ông Giang nói: "Chúng ta luôn yêu cầu các trường phải nâng cao chất lượng, nhưng chúng ta giữ nguyên mức trần học phí trên 10 năm không thay đổi, trong khi mọi chi phí trong thời gian đó đều tăng cao thì rất khó để cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi suất đầu tư trên 1 SV thì không tăng, thậm chí lại còn giảm".
Đầu tư ngược cho người giàu
Nhận định về chính sách học phí hiện nay, Giáo sư Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: "Chính sách học phí thấp thường lại làm cho mất công bằng xã hội nhiều hơn. Ví dụ, chi phí đơn vị (suất đầu tư cho 1 SV - PV) là 10 triệu đồng, học phí là 3 triệu đồng thì ngân sách nhà nước là 7 triệu đồng. Nhưng ở GDĐH, tỷ lệ SV thuộc tầng lớp trên (nhà giàu) chiếm phần lớn, nên tiền trợ cấp trong đó chủ yếu lại chạy vào các tầng lớp dân cư giàu có".
Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, học phí trường ĐH công lập phải tăng thì mới đáp ứng được chi phí đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang cũng đồng ý với quan điểm này. Ông nói: "Việc duy trì mức học phí thấp dưới mức chi phí đào tạo được áp dụng đồng đều cho tất cả SV nhập học, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người học được thực hiện mang tính chất bình quân, cào bằng đối với tất cả SV, không có sự phân biệt giữa SV thuộc gia đình nghèo với SV thuộc gia đình trung lưu. Trong khi đó, thực tế cho thấy tỷ lệ SV của các gia đình trung lưu chiếm đa số trong các cơ sở GDĐH. Điều này dẫn đến một thực tế là chính sách học phí thấp của chúng ta đang trợ cấp ngược cho nhà giàu!". Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: con nhà giàu học giỏi cũng cần phải được xã hội quan tâm chăm sóc và khích lệ.
Học phí sẽ phải tăng lên hơn 3 lần
Hầu hết các ý kiến tham luận tại hội thảo đều cho rằng mức học phí cần phải tăng lên để "tính đủ" cho chi phí đào tạo. TS Nguyễn Trường Giang nói: "Đối với GDĐH, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế về GDĐH. Học ĐH để có nghề, tạo thu nhập kiếm sống nuôi bản thân và gia đình nên người học phải đóng đủ học phí". Nhiều chuyên gia GDĐH cũng có chung quan điểm này. Theo tính toán của GS Phạm Phụ thì phải tăng hơn 3 lần so với mức học phí hiện nay mới đảm bảo chi phí đào tạo.
""Chúng ta luôn yêu cầu phải nâng cao chất lượng, nhưng chúng ta giữ nguyên mức trần học phí trên 10 năm, thì rất khó để các trường nâng cao chất lượng đào tạo"" -Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính
Để đảm bảo công bằng, việc đầu tư từ ngân sách nhà nước cần có sự thay đổi. Theo báo cáo của nhóm tư vấn chính sách và nhóm nghiên cứu Vụ Hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính, cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước. Từng bước giảm dần chi ngân sách cho bộ máy và hoạt động thường xuyên của các trường, tiến tới các trường tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cơ sở vật chất và đối tượng SV diện chính sách, SV cử tuyển, đào tạo một số chuyên ngành theo đặt hàng của nhà nước.
Kết luận hội thảo, GS-TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã đồng tình với những giải pháp đổi mới cơ chế tài chính mà các đại biểu đề xuất. Thứ trưởng Ga nhấn mạnh: "Sẽ điều chỉnh mức thu học phí theo tinh thần Nghị định 43 là nhà nước hỗ trợ đối tượng chính sách, nâng cao hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người học".
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)
Đại gia tiêu tiền 'khủng' thời bão giá Cơn bão giá không khiến nhiều người giàu có bi quan hay "lăn tăn" trước những hàng hóa, dịch vụ đắt tiền. Họ vẫn mua hàng hiệu vài chục triệu/món, ô tô hạng sang, hoa quả, thực phẩm và rượu ngoại đắt tiền vẫn lên ngôi giữa thời bão giá. Hàng hiệu đắt tiền vẫn tiêu thụ đều đều Những chiếc túi hàng...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân phim 18+ từng được khen gợi cảm hơn cả Thư Kỳ: Tuổi 56 vẫn rực rỡ như rượu vang ủ lâu năm
Sao châu á
19:30:12 14/04/2025
Thi thể người đàn ông nghi tâm thần được phát hiện sau gần 20 ngày mất tích
Tin nổi bật
19:27:48 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025
Con trai út nhà Tăng Thanh Hà - Louis Nguyễn cực lém lỉnh, sợ làm ba tổn thương nên "rào trước" bằng câu nói này
Sao việt
19:25:42 14/04/2025
Ca tử vong thứ 4 nghi do bệnh dại tại Bình Thuận
Sức khỏe
19:21:26 14/04/2025
Algeria trục xuất 12 nhân viên Đại sứ quán Pháp
Thế giới
19:19:47 14/04/2025
Phát hiện người yêu quen cùng lúc 3-4 cô, nữ ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi quyết định chơi chiêu"
Tv show
19:18:47 14/04/2025
Kylian Mbappe bị treo giò mấy trận?
Sao thể thao
19:13:16 14/04/2025
Đoạn clip 1 phút 30 giây khiến nửa triệu người dừng chân: Điểm 10 là chưa đủ!
Netizen
19:11:27 14/04/2025
5 ngày cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp trăm bề suôn sẻ, có số phát tài, giàu có vang danh, vận trình hanh thông thuận lợi
Trắc nghiệm
19:04:50 14/04/2025