Xây dựng Chính phủ kiến tạo: Thay đổi từ đào tạo nhân lực trẻ
Chính phủ kiến tạo là thông điệp chính sách có tác động mạnh mẽ đến ngành giáo dục với đòi hỏi về những cải cách hiệu quả để cho “ra lò” lực lượng nhân sự trẻ đủ khả năng trong thời kỳ mới.
Lực lượng lao động lớn với hàng chục triệu người ở độ tuổi trẻ trung và có năng lực là một nguồn lực vô cùng quý báu cho sự phát triển đất nước. Ảnh: Minh Khuê
EQ chỉ đáp ứng khoảng 30% yêu cầu chung
Một trong những nội dung đáng chú ý của Chính phủ kiến tạo là vận hành trên hệ thống pháp luật không can thiệp mà tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển. Như vậy, ngành giáo dục cần phải đào tạo ra những công dân có kiến thức, kỹ năng, tư duy và tinh thần như thế nào? Để xây dựng một Chính phủ đổi mới sáng tạo, giáo dục cần phải trang bị những hành trang nào để công dân thích ứng và phát huy những thành quả đổi mới đó?
Năm 2018, Trung tâm UNESCO Đào tạo và Phát triển văn hóa giáo dục thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam phối hợp với Học viện G.A.P và các đơn vị khác thực hiện Dự án nghiên cứu Thế hệ tài năng Việt 2018 (Talent Generation 2018) với gần 8.000 sinh viên Việt Nam ở 300 trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Kết quả cho thấy, so với quốc gia đã phát triển và những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, kỹ năng tiếng Anh, chỉ số thông minh (IQ), năng lực tư duy ngôn ngữ của phần lớn thế hệ sinh viên trẻ Việt Nam có kết quả rất khả quan.
Tự hào có, trăn trở cũng có, đội ngũ nghiên cứu cũng nhận ra rằng những trở ngại cho sự phát triển toàn diện nguồn nhân lực phần lớn là nằm ở kỹ năng mềm và khả năng ứng xử, xử lý tình huống của người trẻ. Đây chính là yếu tố làm giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của các bạn trong môi trường toàn cầu và cũng là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia làm việc tại Việt Nam đau đầu nhất. Kết quả sơ bộ tại dự án nghiên cứu nói trên cũng ghi nhận, chỉ số thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc (EQ) của nhóm thí sinh chỉ nằm ở mức khoảng trên 30% yêu cầu chung.
Như vậy, nguồn nhân lực trẻ của chúng ta, mặc dù vẫn còn một số hạn chế song nhìn chung là rất giàu tiềm năng. Lực lượng lao động lớn với hàng chục triệu người ở độ tuổi trẻ trung và có năng lực là một nguồn lực vô cùng quý báu cho sự phát triển đất nước nói chung và việc xây dựng một Chính phủ kiến tạo, một xã hội đổi mới sáng tạo, nói riêng.
Công nghệ có là tất cả?
Trung tâm Nghiên cứu Pew tại Washington, Hoa Kỳ đã đưa ra 15 dự đoán về thế giới năm 2025 trong một nghiên cứu mang tên “Digital Life in 2025″. Một trong 15 dự đoán đó cho rằng Internet vạn vật (IoT), trí thông minh nhân tạo (AI), và khoa học dữ liệu lớn (Big Data) sẽ là 3 công nghệ làm thay đổi hoàn toàn cách thức con người hiểu biết về thế giới và hành vi của bản thân. Vì vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi các nước tiên tiến đã bắt đầu triển khai các công nghệ nói trên vào trường học nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các thế hệ tương lai. Đáng chú ý, các xu hướng này không chỉ diễn ra tại Mỹ hay các nước phương Tây, mà ngay tại các nước châu Á, việc triển khai khoa học công nghệ, đặc biệt là AI và Big Data, đang diễn ra cực kỳ mạnh mẽ.
Kỹ năng và kiến thức không phải hoàn toàn là nghĩa vụ thuộc về riêng nhà trường hay doanh nghiệp, mà chính các bạn trẻ cũng phải là người chịu trách nhiệm tự đào tạo, tự tìm kiếm cơ hội thông qua từng hoạt động nhỏ mà mình tham gia.
Thế nhưng, khả năng ứng dụng công nghệ và trình độ khoa học kỹ thuật của một đất nước có phải là yếu tố quyết định cho sự thành công tương lai của một nền giáo dục đào tạo?
Dự án Các môi trường học sáng tạo (Innovative Learning Environments) nghiên cứu về giáo dục thế kỷ 21 của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) đã đưa ra một báo cáo đáng chú ý về Bản chất của việc học (The Nature of Learning). Theo đó, 7 nền tảng cốt lõi cho một nền giáo dục hiện đại của thế kỷ 21 hoàn toàn không đề cập đến yếu tố công nghệ. Giải thích về điều này, Giáo sư Jennifer Gross trong bài viết “Technology – Rich Innovative Learning Environments” đã lý giải rằng, trong góc nhìn học thuật của những người nghiên cứu giáo dục, công nghệ vẫn chưa được xem là một đòi hỏi bắt buộc trong giáo dục, mà đơn thuần, đó vẫn chỉ là một công cụ, dù rằng công cụ này có một vai trò to lớn ảnh hưởng đến việc dạy, học, thiết kế giáo trình và xây dựng môi trường học tập.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta nhìn vào báo cáo Tương lai các công việc (The Future of Jobs) được Diễn đàn Kinh tế thế giới thực hiện qua khảo sát 350 lãnh đạo thuộc 9 lĩnh vực ngành nghề khác nhau tại 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới về một câu hỏi: “Sinh viên, học sinh nên làm gì để thành thạo công việc hiện tại của họ – hoặc chuẩn bị cho công việc tiếp theo?”.
Câu trả lời cho thấy danh sách 10 kỹ năng quan trọng nhất vẫn hoàn toàn tập trung chủ yếu vào những kỹ năng “con người” nhất, như: tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý đội ngũ, khả năng đàm phán, trí thông minh cảm xúc,… Như vậy, cho dù thế giới có phát triển đến đâu, công nghệ có đi xa đến đâu, những kỹ năng và tư duy nền tảng của cả trăm năm qua đều không thể thay thế được.
Chỉ 10% hiểu biết có từ sách vở, trường lớp
Một trong những vấn đề nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều nhất từ cả doanh nghiệp lẫn nhà trường và đặc biệt là sinh viên chính là làm thế nào để mỗi một nhân lực được trang bị đầy đủ trải nghiệm thực tế trước khi chính thức bước vào môi trường chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Tại Diễn đàn Khai phóng năng lực người Việt trẻ vào tháng 9/2018 tại Đại học Fulbright Việt Nam, các nhà giáo dục và các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đã cùng đưa ra một kết luận rằng: “Trong bối cảnh một Chính phủ kiến tạo đang thay đổi mạnh mẽ tại Việt Nam, mang đến không gian kinh tế hội nhập toàn cầu, tinh thần chủ động và khuyến khích tự phát triển, mỗi người trẻ cần bước ra khỏi “vùng an toàn” và tận dụng mọi cơ hội cho việc phát triển bản thân. Kỹ năng và kiến thức không phải hoàn toàn là nghĩa vụ thuộc về riêng nhà trường hay doanh nghiệp, mà chính các bạn trẻ cũng phải là người chịu trách nhiệm tự đào tạo, tự tìm kiếm cơ hội thông qua từng hoạt động nhỏ mà mình tham gia”.
Cho dù ở thời đại công nghiệp 4.0, điều quyết định sự thành công của một công dân trẻ toàn cầu vẫn nằm ở câu chuyện tự học và tự trau dồi các kỹ năng cần thiết. Mô hình 70 – 20 – 10 là một trong những mô hình được nhiều tập đoàn đa quốc gia sử dụng cho đào tạo và phát triển nội bộ. Trong đó, 70% kỹ năng và hiểu biết của con người có được qua làm việc, giao tiếp, xử lý tình huống hàng ngày, 20% được học qua các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, và những người xung quanh, còn 10% được học qua sách vở, trường lớp.
Lê Đình Hiếu, CEO Học viện G.A.P
Theo baodauthau
Viết luận về đồng hào, nam sinh điển trai giành học bổng Mỹ 4,8 tỉ đồng
Đáp lại yêu cầu bài luận từ Đại học Mỹ, Trần Văn Hào đã khiến hội đồng tuyển sinh ấn tượng cấp học bổng khi viết về đồng hào và sự liên kết đặc biệt của nó đến cái tên, con người và sự trưởng thành của em.
Không chỉ bứt phá về đích với thư mời nhập học từ Đại học Villanova (top 49 trường đại học quốc gia tốt nhất nước Mỹ) ngay trong đợt nộp hồ sơ sớm (Early Decision), Hào còn xuất sắc trúng tuyển Đại học Ohio Wesleyan (học bổng trị giá 38,000 USD/năm) và Đại học Fairfield (học bổng trị giá 25,000 USD/năm).
Tại Đại học Villanova, chàng trai này nhận được hỗ trợ tài chính trị giá 200.000 USD (tương đương 4,8 tỉ đồng) cho 4 năm học.
Trần Văn Hào, nam sinh Việt vừa giành học bổng 4,8 tỉ đồng từ ĐH Villanova.
Sáng tạo trong cách học
Trần Văn Hào đang là học sinh lớp 12 của trường Trung học phổ thông Vinschool. Em được nhiều bạn bè biết đến khi "cải cách" một số kiến thức sẵn có trong sách giáo khoa.
Theo nam sinh 10X, các môn học trên lớp đôi khi khiến học sinh cảm thấy tẻ nhạt. Điều đó đã thôi thúc em thực hiện một số "cải cách".
"Cải cách" nổi bật nhất của chàng trai này chính ở cách ghi chép bài học.
"Thông thường giáo viên của em sẽ ghi chép từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và theo từng đầu mục trong sách giáo khoa. Nhưng em đã tự học được một kĩ năng ghi chép có tên là "Cornell Notes", Hào nói.
Cornell Notes là một phương pháp ghi chép được phát minh vào những năm 1950 bởi giáo sư Walter Pauk của trường Đại học Cornell (thuộc nhóm những trường tốt nhất nước Mỹ).
Để ghi chép theo phương pháp Cornell, trang vở sẽ được chia làm bốn phần: tiêu đề (trên cùng), các ý chính hoặc câu hỏi chủ đề (bên trái), câu trả lời và nội dung chính (bên phải), tóm tắt bài học (dưới cùng).
Mỗi bài giảng sẽ có hai hoặc ba câu hỏi gợi mở chủ đề bài học thì Hào sẽ viết sang bên trái. Xuyên suốt bài giảng giáo viên sẽ tập trung vào trả lời các câu hỏi đó, nam sinh điển trai này sẽ viết sang phải ngay cạnh phần câu hỏi.
Một ví dụ về cách ghi chép của Hào theo phương pháp Cornell Notes.
Nói về hiệu quả trong sáng tạo cách học ngay từ cách ghi chép trên lớp, Hào cho biết, trước đây khi ghi chép theo kiểu thông thường em không biết kiến thức này sẽ dùng để làm gì và mối quan hệ giữa các kiến thức ấy với nhau. Chuyển sang ghi chép theo "Cornell Notes", Trần Văn Hào đã hiểu gần như toàn bộ bài giảng ngay trên lớp bằng việc chỉ tập trung vào câu hỏi chủ đề và trả lời chúng.
Không chỉ vậy, cách ghi chép này còn thêm được nhiều lớp thông tin, thể hiện sự liên kết giữa các nội dung đồng thời giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách khoa học và mạch lạc hơn.
Ý tưởng bài luận độc đáo nảy ra lúc... đá bóng
Chia sẻ về bài luận đặc biệt, Trần Văn Hào cho biết, trong lúc em đang đá bóng, nhìn thấy quả bóng lăn, điều đó làm em suy nghĩ đến việc viết về thứ gì đó tròn và luôn vận động, hơn nữa còn phải liên quan đến bản thân.
Vì thế, Hào nảy ý viết về đồng hào và sự liên kết đặc biệt của nó đến cái tên, con người và sự trưởng thành của bản thân, từ đó khai thác sâu hơn đồng hào dưới góc độ kinh tế.
Ý tưởng bài luận được Hào nghĩ ra lúc đá bóng - môn thể thao ưa thích của em.
Hào kể lại: "Em mở đầu bài luận bằng việc tự suy nghĩ tại sao các bạn trêu cái tên của mình, tại sao không phải "Đô-la" hay "Euro" mà lại là "Hào". Sau đó, em đã liên hệ đến sự mất giá của đồng hào trong lịch sử và việc nền kinh tế Việt Nam ngừng lưu thông đồng tiền này.
Ngoài ra, đồng hào hay đồng xu nói chung đều mang hình tròn vì hình tròn là biểu tượng của sự luân chuyển liên tục.
Em lấy ý tưởng này và phát triển thành ý chính của bài luận, rằng mình nên sống đúng với các giá trị của mình, luôn luôn vận động, luôn luôn luân chuyển chứ không phải ở yên một chỗ để rồi mất đi giá trị như đồng hào kia.
Em kết lại bài luận bằng sự khẳng định rằng em muốn trở thành một đồng "hào" năng động để phục vụ cộng đồng, xây dựng quê hương của mình giàu mạnh hơn".
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, việc khó khăn nhất với chàng trai 10X chính là ôn thi SAT, TOEFL và viết bài luận cá nhân.
Toàn bộ quá trình từ chọn đề tài, viết và sửa các bản nháp để có bài luận ưng ý nhất em phải mất hơn bốn tháng. Ôn luyện cho kì thi chuẩn hóa khá muộn nhưng đến đầu năm lớp 12, Hào vui mừng khi nhận được kết quả vượt qua mong đợi với số điểm của TOEFL là 107 và SAT là 1440 điểm.
Lấy sự không ngừng vận động của bản thân làm thang đo cho trưởng thành
Tự nhận mình là một người năng động, thích tiếp xúc với mọi người và cảm thấy vui khi có thể góp sức mình tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc sống, Hào vẫn ngày ngày tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa.
Em từng là cộng tác viên kinh doanh cho một công ty chuyên thiết kế và sản xuất áo thun cho học sinh, sinh viên, các doanh nghiệp tại Việt Nam; trại viên và đại sứ học sinh của trại hè HVIET - trại hè mô phỏng giáo dục khai phóng từ đại học Harvard dành riêng cho học sinh cấp ba ở Việt Nam.
Ngoài ra, Hào còn là sáng lập viên của "Kĩ năng sinh tồn cho trẻ" - facebook fanpage dạy kĩ năng sinh tồn cho trẻ em.
Văn Hào trong vòng chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh EF Challenge 2018.
Văn Hào thể hiện mối quan tâm trong việc tạo ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng từ những việc làm nhỏ nhất. Em đã dự thi và vào chung kết cuộc thi hùng biện tiếng Anh EF Challenge 2018 với chủ đề: "Phát triển bền vững có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?"; đạt giải Báo cáo xuất nhất trong cuộc thi Phân tích kinh doanh do Đại học quốc gia Australia tổ chức năm 2018.
Hào cho rằng để trở thành một người toàn diện thì phải khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ nên em cũng đầu tư thời gian cho các hoạt động thể thao.
Văn Hào nói: "Em chơi bóng đá từ năm lớp 2 đến giờ và trong ba năm cấp ba, em liên tục tham gia vào đội tuyển bóng đá của trường. Đầu năm lớp 8, em mới tiếp xúc với môn bơi nhưng ngay lập tức thấy yêu thích vì bơi rèn luyện cho em sự linh hoạt, dẻo dai. Hai môn thể thao này là sự kết hợp hoàn hảo để giúp em có sức khỏe tốt".
Văn Hào giành huy chương bạc, huy chương đồng môn bơi của Giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm 2017.
Từ khi còn bé, bố Hào đã mua rất nhiều sách để trên giá và em thực sự đam mê đọc sách. Em đọc qua nhiều thể loại nhưng ấn tượng nhất vẫn là những cuốn sách liên quan đến kinh tế - kinh doanh.
"Dòng chảy của tiền, chi phí cơ hội hay lãi suất tiết kiệm là những cụm từ xuất hiện ngày càng nhiều qua các cuốn sách em đọc và cũng có vô số áp dụng thực tế. Nó đã thôi thúc em tìm hiểu, nghiên cứu nhiều hơn và em quyết định theo đuổi ngành học này khi du học", Hào chia sẻ.
Hào đang trình bày báo cáo tại cuộc thi Phân tích kinh doanh năm 2018.
Thầy Nguyễn Đức Giang (giáo viên chủ nhiệm của Hào) cho biết: "Để nói về Hào thì điểm nổi bật chính là em rất chăm chỉ, có kĩ năng quản lí thời gian tốt và kiên định theo đuổi mục tiêu của bản thân. Đặc biệt, em ấy vô cùng cẩn thận, ghi chép nắn nót, rõ ràng và chữ đẹp.
Ngoài ra, Hào cũng là một cậu bé vui vẻ, hoà đồng, nhiệt tình, luôn chủ động tham gia các hoạt động nên được các bạn và thầy cô rất yêu quý."
Năng động, toàn diện, phát triển hồ sơ theo hướng nổi bật cá tính bản thân và bài luận sâu sắc, Trần Văn Hào đã hoàn thành mục tiêu chinh phục ngôi trường đại học mơ ước ở đất Mỹ ngay đợt nộp đơn sớm.
Hồng Vân
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Trường học đạt chuẩn quốc gia lo phá chuẩn "Việc duy trì chuẩn của các trường đã đạt chuẩn chưa thật sự bền vững vì nhiều lý do. Do số học sinh tăng cơ học nên sĩ số học sinh/lớp chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia". Đây là nội dung được bà Huỳnh Thị Kim Trang, Phó Trường phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM cho...