Xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét
Lũ quét và sạt lở đất là hai loại hình thiên tai nguy hiểm do tính bất ngờ, không thể dự báo sớm, thường để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản.
Tại Việt Nam, nhiều vụ sạt lở đất thương tâm đã xảy ra.
Nhiều hộ dân huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sống trong vùng nguy cơ sạt lở. Ảnh: TTXVN phát
Trước thực tế trên, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” nhằm xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể.
Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng cho biết, Kế hoạch trên làm cơ sở phân công, chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Cục tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện “Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo đó, Cục Địa chất Việt Nam nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các khu vực rủi ro cao (ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp).
Video đang HOT
Cục Địa chất Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế – kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát chi tiết, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét ở tỷ lệ lớn; phối hợp với Cục Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét.
Bên cạnh đó, Cục Địa chất tiến hành điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất – khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn; tiến hành lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét; lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.
Theo Cục trưởng Cục Địa chất Trần Bình Trọng, một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới là tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước; xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, theo dõi, giám sát thiên tai theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
Đồng thời, Cục tiếp tục ưu tiên phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; tập trung ứng dụng công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa các mô hình, công nghệ hiện đại trong giám sát, quản lý, khai thác; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm, phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai lũ quét, sạt lở đất theo thời gian thực; đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, các đối tác quốc tế trong ứng dụng khoa học công nghệ, trao đổi thông tin dữ liệu, nâng cao năng lực phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai.
Trong quá trình thực hiện, Cục sẽ đẩy mạnh phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, người dân và doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; chủ động liên hệ, tiếp nhận, chia sẻ các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề án, dự án, đề tài có liên quan, thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét từ các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo kế thừa, tiết kiệm, hiệu quả.
Cục Địa chất phối hợp với các tỉnh, thành phố liên quan thống nhất danh mục các khu vực cần thực hiện và kế hoạch phối hợp, lồng ghép với các nhiệm vụ của địa phương, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới điều tra khảo sát, xác định, đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai, tránh chồng chéo, lãng phí; chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Đề án để phục vụ xây dựng quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, sơ tán, di dời dân cư khỏi vùng thiên tai đáp ứng các yêu cầu cấp bách trong công tác phòng, chống, ứng phó với rủi ro lũ quét, sạt lở đất tại địa phương.
Ngoài ra, ưu tiên thực hiện trước các nhiệm vụ hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết kế, xây dựng kiến trúc công nghệ thông tin, hệ thống thông tin – cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất – khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn.
Thêm một nạn nhân tử vong do mưa lũ ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang cho biết, do sạt lở đất đá chiều 8/7 tại huyện Hoàng Su Phì tiếp tục có thêm 1 người tử vong, 1 người bị thương do lúc qua đường, đất đá từ trên taluy dương bật ngờ sạt xuống vùi lấp.
Mưa lũ đã vùi lấp chiếc ô tô bán tải tại tuyến đường tỉnh lộ từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì (đoạn km 37 cũ xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì). Ảnh: TTXVN phát
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 20 phút chiều 8/7, trên đường tỉnh 177 từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì, đoạn tại km 36 (cũ) qua xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, do mưa lớn trong nhiều giờ đã bất ngờ sạt lở hàng trăm m3 đất đá, đã vùi lấp 2 người đi đường, tuy nhiên một người đã may mắn thoát nạn còn một người tử vong. Nạn nhân tử vong là Xìn Dỉ B. (sinh năm 1976), trú tại thôn Pố Lũng, thị trấn Vinh quang, huyện Hoàng Su Phì.
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng cùng với người dân địa phương đã đào bới và tìm được thi thể nạn nhân, đưa một người bị thương đến Trạm y tế gần nhất cứu chữa.
Tính đến tối 8/7, do mưa lớn kéo dài nhiều giờ trong 2 ngày (7-8/7), trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra lũ ống, lũ quét, gây sạt lở đất tại nhiều địa phương..., khiến 2 người thiệt mạng (trong đó có 1 trẻ em), 1 trẻ bị thương; thiệt hại ban đầu ước tính gần 15 tỷ đồng.
Nạn nhân tử vong là cháu Vàng Văn Đ. (sinh năm 2011, dân tộc Tày, trú tại thôn Quyết Tiến, xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì) do sạt lở đất đá làm sập nhà. Mưa lớn nhiều giờ cũng làm sạt lở đất đá, đổ tường nhà khiến cháu Thào Quốc K. (sinh năm 2021, trú thôn La Chí Chải, xã Nàn Ma, huyện Xín Mần) bị thương.
Mưa lớn trong nhiều giờ khiến 58 ngôi nhà ở các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và Vị Xuyên bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời, hàng chục ha lúa bị ảnh hưởng, nhiều diện tích ruộng bị ngập úng; hàng trăm con gia súc, gia cầm bị thiệt hại.
Mưa lũ trong nhiều giờ khiến cầu thôn Trung Sơn, xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên bị hư hỏng hoàng toàn, người dân không thể đi lại được. Ảnh: TTXVN phát
Mưa lũ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về giao thông tại các tuyến đường từ huyện Bắc Quang đi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; tuyến đường từ thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình đi thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần; tuyến đường từ huyện Xín Mần đi huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; tuyến đường Minh Ngọc (huyện Bắc Mê) đi Mậu Duệ (huyện Yên Minh) hàng trăm m3 đất đá sạt lở tràn xuống lòng đường. Đặc biệt, nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện lỵ đi các xã ở huyện Hoàng Su Phì cũng bị sạt lở nghiêm trọng, sụt lún, khiến giao thông bị tắc cục bộ, xe máy không lưu thông được.
Ngay sau khi xảy ra thiên tai, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng dân quân và nhân dân hỗ trợ khắc phục hậu quả, di dời các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Dự báo mưa lớn ở Hà Giang sẽ còn duy trì trong nhiều giờ nữa. Mưa lớn liên tục khiến độ ẩm đất (tức lượng nước tích lũy trong đất) ở nhiều nơi, khu vực đạt trạng thái gần bão hòa; cảnh báo nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét nên các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai đến với nhân dân để có giải pháp phòng, tránh kịp thời, giảm thiểu thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Hoà Bình: Báo cáo nhanh những thiệt hại do mưa lũ Do tình hình mưa lũ kéo dài từ ngày 26 - 28/9, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình vừa ra công điện về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn. Cụ thể, từ ngày 26 - 28/9, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã có mưa vừa và mưa to...