Xanh bằng mặt nước
Với những công trình kiến trúc hiện đại, dù đã có nhiều thay đổi, thì nước vẫn là một “vật liệu” hữu hiệu góp phần tăng giá trị cảnh quan, cải thiện môi trường cho công trình.
Nước vừa có vai trò công năng, vừa có giá trị thẩm mỹ. Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thủy ở các công trình kiến trúc cổ.
Những con suối róc rách, hai bên trồng đầy hoa cỏ, dù là nhân tạo nhưng cũng tạo được khí hậu mát mẻ mang đến cảm giác thư thái cho con người .
Vật liệu nước ở đây không phải là vật liệu, vật tư của ngành… cấp – thoát nước; không phải là những ống, cút, chếch, van, vòi… hay các thiết bị sử dụng nước, liên quan đến nước.
Nước, có thể coi như một loại vật liệu cấu thành kiến trúc, tham gia cùng các vật liệu khác trong kiến trúc. Tuy nhiên nước là một loại vật liệu đặc biệt, không sử dụng để làm những cấu kiện hay chi tiết kiến trúc; mà góp phần tạo nên các giá trị công năng, thẩm mỹ trong tổng thể công trình kiến trúc.
Trong công trình kiến trúc sử dụng cho con người, nhất thiết phải có nước. Nước là một dạng vật chất đặc biệt duy trì sự sống và sinh hoạt cho con người. Bên cạnh đó, vật liệu nước góp phần không nhỏ vào việc kiến tạo cảnh quan, môi trường cho kiến trúc.
Nước có mặt rất sớm trong các công trình kiến trúc cổ, kiến trúc dân gian truyền thống, ở cả nông thôn và đô thị. Mặt nước là một yếu tố quan trọng trong bình đồ tổng thể. Người xưa đã khai thác các yếu tố tự nhiên để tạo thành những mặt nước gắn bó với công trình như hồ, ao, sông, suối.
Rồi tiếp đến là các mặt nước nhân tạo, được thiết kế, có ý đồ công năng và thẩm mỹ như hồ nhân tạo, hào thành, bể, giếng… Nước cũng là một yếu tố quan trọng trong phong thuỷ ở công trình kiến trúc cổ.
Mặt nước trong quần thể kiến trúc ở Công trình Khoa Pháp – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội .
Ở những công trình kiến trúc dân gian truyền thống, mặt nước cùng cây xanh được coi như yếu tố âm để cân bằng âm – dương. Và các mặt nước đa phần là dạng tĩnh, nếu có sự chuyển động thì là dòng chảy tự nhiên (sông, suối), việc cấp, tiêu – thoát cũng phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên.
Xanh bằng mặt nước
Trong các công trình kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, nước là một nhân tố quan trọng để tăng tính “xanh”, thân thiện của công trình. Nước cải tạo môi trường vi khí hậu, làm môi trường trong lành hơn; làm giảm độ nóng bức, đem lại cảm giác sảng khoái dễ chịu cho người sống và làm việc trong môi trường đó.
Bên cạnh những thiết kế mặt nước cổ điển, nước phát huy vai trò hơn nhờ những công nghệ và thiết bị hiện đại. Vật liệu nước có thể có mặt trong nhiều vị trí, bộ phận kiến trúc với nhiều trạng thái. Nước có thể tồn tại ở dạng tĩnh như mặt hồ, bể cảnh… và có thể ở dạng động như thác tràn, vòi phun, đài phun, dòng chảy nhân tạo…
Dòng suối nhân tạo ở một khu vườn .
Video đang HOT
Mặt nước lớn làm dịu mát và thoáng đãng không gian, tạo nên hiệu ứng soi bóng. Bên cạnh là đài phun nước tạo độ ẩm giúp không gian thêm mát mẻ (Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội).
Làm cho kiến trúc xanh bằng mặt nước là một giải pháp truyền thống nhưng vẫn có nhiều hiệu quả và nhiều chỗ cho sự sáng tạo của người thiết kế. Công trình gắn kết với mặt nước luôn có không gian thoáng đãng, môi trường khí hậu trong lành, tạo nên nhiều hiệu ứng thẩm mỹ tích cực.
Mặt nước và cây xanh làm cho công trình kiến trúc gần gũi với thiên nhiên, thân thiện và cởi mở; giúp dịu mát thị giác và tâm hồn. Nước có thể có mặt trong mọi công trình, từ đô thị cho đến các công trình nhỏ, không phụ thuộc vào quy mô. Một công viên có thể có mặt nước, một ngôi nhà phố cũng có thể có mặt nước. Điều quan trọng là người thiết kế biết đặt mặt nước và kiểm soát sự tồn tại của mặt nước sao cho hợp lý.
20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới theo "tỉ lệ vàng"
Hãy cùng chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Sử dụng khái niệm "tỉ lệ vàng" của người Hy Lạp cổ đại, một công ty kiến trúc của Anh - Roofing Megastore đã tìm ra 100 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới.
Hình ảnh của những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đã được phân tích dựa trên chuẩn mực "tỉ lệ vàng", thông qua một phần mềm được thiết kế chuyên biệt nhằm phân tích và tìm ra những công trình ấn tượng nhất xét theo chuẩn mực đã có từ hàng ngàn năm.
Kết quả phân tích cho thấy những công trình kiến trúc hiện đại dường như không tuân thủ chặt chẽ theo những quan niệm truyền thống về vẻ đẹp xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng", bởi chỉ có 6/20 công trình đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực này được xây dựng sau thế kỷ 19.
Và cũng chỉ có 1/4 trong số 50 công trình kiến trúc lọt top bình chọn này được xây dựng sau thế kỷ 19. Trước việc các công trình kiến trúc hiện đại dường như không đạt tới chuẩn mực "tỉ lệ vàng", kiến trúc sư người Anh Chris Bradley chia sẻ với tờ tin tức Daily Mail rằng: "Tỉ lệ vàng chỉ là một trong rất nhiều công cụ tính toán đối với các kiến trúc sư để họ tính toán không gian.
"Không thể chỉ sử dụng một công thức để áp dụng cho mọi không gian, các công trình của chúng ta càng lúc càng trở nên đa dạng, phức tạp, giống như chính con người vậy. Nhiều khi, chính kiến trúc sư muốn công trình của họ trở nên mất đi sự cân đối hoàn hảo, đó là chủ ý của họ.
"Việc các công trình hiện đại xuất hiện ít trong danh sách 'tỉ lệ vàng' này chỉ chứng tỏ rằng tỉ lệ ấy không còn là chuẩn mực duy nhất hữu dụng.
"Giờ đây, giá trị của một công trình còn nằm ở việc chúng ta thiết kế nên một không gian đáp ứng hữu dụng những nhu cầu thực tế, phản ánh những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta, những thích ứng với khí hậu bản địa và phong cách kiến trúc vùng miền. Đó cũng là một dạng thức của vẻ đẹp. Mỗi kiến trúc sư đều có sự khác biệt, và mỗi sự khác biệt đều chứa đựng vẻ đẹp".
Chiêm ngưỡng 20 công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới xét theo chuẩn mực "tỉ lệ vàng":
Nhà thờ Thánh Paul, Anh, hoàn thành vào năm 1710, đạt 72,28% chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Khách sạn Marina Bay Sands của Singapore xây dựng hoàn thành vào năm 2010, đạt 70,88% chuẩn mực "tỉ lệ vàng".
Tu viện Westminster của Anh xây dựng hồi năm 1745, đạt 70,50% "tỉ lệ vàng".
Cung điện Osaka của Nhật Bản hoàn thành vào năm 1583, đạt 70,38% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Thánh Basil của Nga xây dựng hoàn tất năm 1561, đạt 69,10% "tỉ lệ vàng".
Tòa nhà Casa Mila, Tây Ban Nha, bắt đầu xây dựng từ năm 1912, đạt 68,64% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Florence của Ý xây dựng hồi năm 1436, đạt 67,52% "tỉ lệ vàng".
Đền Taj Mahal của Ấn Độ xây dựng hồi năm 1653, đạt 67,45% "tỉ lệ vàng".
Công trình "Ngôi nhà nhảy múa" của Séc, xây dựng hồi năm 1996, đạt 66,87% "tỉ lệ vàng".
Lâu đài Neuschwanstein của Đức xây dựng hồi năm 1886, đạt 63,10% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Cologne của Đức xây dựng hồi năm 1880, đạt 61,69% "tỉ lệ vàng".
Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter nằm ở Vatican xây dựng hồi năm 1626, đạt 61,47% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ Thánh Louis của Mỹ xây dựng hồi năm 1850, đạt 58,10% "tỉ lệ vàng".
Petra, Jordan, xây dựng hồi thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, đạt 57,12% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ lớn Brasilia của Brazil được xây dựng hồi năm 1970, đạt 55,79% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ Hồi giáo Faisal ở Pakistan xây dựng hồi năm 1986, đạt 55,23% "tỉ lệ vàng".
Nhà Trắng của Mỹ xây dựng hồi năm 1800, đạt 53,31% "tỉ lệ vàng".
Cổng Brandenburg của Đức được xây dựng hồi năm 1791, đạt 52,56% "tỉ lệ vàng".
Đại kim tự tháp Giza của Ai Cập xây dựng hồi năm 2560 trước Công nguyên, đạt 52,35% "tỉ lệ vàng".
Nhà thờ chính tòa Milan của Ý xây dựng từ năm 1386 và hoàn tất vào năm 1965, đạt 50,30% "tỉ lệ vàng".
Người Hy lạp cổ đại đã tìm ra một tỷ lệ vàng (Phi = 1,618) mà họ cho rằng nắm giữ vẻ đẹp của vạn vật. Tỷ lệ ấy được đem áp dụng trong kiến trúc, hội họa và để đánh giá vẻ đẹp con người.
Tỷ lệ vàng là một phương trình toán học mà người Hy Lạp cổ đại từng sáng tạo ra với niềm tin rằng tỷ lệ này sẽ đem lại vẻ đẹp cho tất cả những sáng tạo kiến trúc, hội họa, thậm chí là đong đếm được cả vẻ đẹp nhan sắc con người.
Nhiều danh họa nổi tiếng trong lịch sử hội họa đã biết tới tỷ lệ vàng và đem áp dụng trong sáng tạo nghệ thuật, chẳng hạn như danh họa Leonardo Da Vinci thường sử dụng tỷ lệ vàng để khắc họa cơ thể người.
Những họa sĩ, kiến trúc sư nổi tiếng của thế kỷ 20 như kiến trúc sư người Pháp Le Corbusier, danh họa người Tây Ban Nha Salvador Dalí cũng từng sử dụng tỷ lệ vàng trong sáng tác.
Nguyên lý đứng sau tỷ lệ vàng, đó là tỷ lệ của một gương mặt, một cơ thể, hay một công trình càng gần với con số 1,618, thì vẻ đẹp sẽ càng trở nên hoàn hảo, lý tưởng.
Tỷ lệ vàng nghe qua có vẻ "bí hiểm" nhưng thực tế cũng không quá phức tạp. Ví dụ, nếu chiều dài gương mặt của bạn chia cho chiều rộng gương mặt ra được con số 1,618 thì coi như hoàn hảo, còn nếu tỷ lệ gần đạt được tới con số này cũng đã là rất lý tưởng.
Thêm những ví dụ khác, như chiều dài - chiều rộng của môi, chiều dài sống mũi - chiều rộng cánh mũi... Những con số này đem chia cho nhau ra được 1,618 thì có thể bạn đã sở hữu đôi môi hoặc chiếc mũi hoàn hảo.
Thành cổ Đài Nhi Trang mờ ảo dưới mưa tuyết Đài Nhi Trang (tỉnh Sơn Đông) là thành cổ lớn nhất Trung Quốc. Điểm đến được xếp loại thắng cảnh đặc biệt nhờ những công trình kiến trúc cổ cùng nhiều di tích trong lịch sử.