Xắn quần dạy – học ở Trắp Khỉ
Thật tình, nếu không có thầy giáo Viên Thế Út hướng dẫn, tôi không thể nào nghĩ cái kiến trúc xập xệ đó chính là điểm Trắp Khỉ, một trong năm điểm của Trường Tiểu học Thạnh Lộc 3, tọa lạc tại ấp Thạnh An, xã Thạnh Lộc (Giồng Riềng – Kiên Giang).
Học sinh phải men theo lối mòn ven bờ kênh để đến trường
Muốn sang thì bắc… vỏ lãi
Vừa nghe tôi chuẩn bị đi xe máy vào Trắp Khỉ, Hiệu trưởng Trường Thạnh Lộc 3 – ông Giảng Thành Thế “can thiệp” ngay: “Không có đường để chạy xe đâu. Chỉ có thể đi bằng vỏ lãi thôi”. Thầy Viên Thế Út, giáo viên (GV) dạy lớp 1 điểm Trắp Khỉ lãnh nhiệm vụ dẫn đường đã làm tôi bất ngờ khi “làm mới” câu ca dao cũ: “Muốn sang thì bắc… vỏ lãi…”. Theo thầy Út, điều kiện đầu tiên để có thể đi dạy ở Trắp Khỉ là GV phải có vỏ lãi.
Ai không có thì… phải tìm cách kiếm cho có. Lòng tôi chợt đắng đót khi biết, đằng sau sự thật ấy là cả khối nợ mà những người gắn bó với sự nghiệp trồng người ở đây phải gánh chịu. Thầy Phan Văn Giàu xác nhận: “Nhà cách điểm dạy chỉ khoảng 3km, nhưng khi được điều động về dạy tại điểm Trắp Khỉ, tôi phải vay ngân hàng mua vỏ lãi “làm chân” đến trường”. Đã hai năm rồi mà thầy Giàu vẫn chưa trả dứt được món nợ đó.
Tuy nhiên, đối tượng “gánh chịu” nặng nề nhất có lẽ là học sinh (HS). Do còn quá nhỏ để có thể điều khiển ghe xuồng nên phần lớn HS phải cuốc bộ đến trường. Nói chính xác là men theo lối mòn ven bờ kênh mà đi. Vì vậy, mỗi khi trời mưa là các em phải đánh vật với bùn lầy. Vừa bước vào lớp, em Võ Thành Đạt, HS lớp 2, đã nhanh tay vắt chiếc quần ướt sũng vì trượt chân té trên đường đến trường. Trò chuyện với tôi, Đạt “khoe”, tuần này chỉ té hai-ba lần, chứ năm học lớp 1, vào thời điểm này gần như ngày nào cũng té.
Bỏ không nỡ, ở không xong
Dù có bảng hiệu hẳn hoi, nhưng nhìn từ bên ngoài, tôi không tài nào dám nghĩ cái “kiến trúc” mà mình đang “mục sở thị” chính là điểm trường công lập dạy HS hai khối 1 và 2 đã gần 10 năm qua, bởi đó chỉ là căn nhà lá xập xệ. Bên trong càng thê thảm hơn, tấm bảng dựng đứng ngay trên nền đất, cả thầy lẫn trò đều cùng xắn quần dạy – học trên nền đất ẩm thấp, lồi lõm, mưa, nắng tự do xộc thẳng vào.
Video đang HOT
Vậy mà, thầy Út mừng ra mặt khi giới thiệu với chúng tôi đó là ngôi trường mới được ban giám hiệu và tập thể GV góp tiền, góp sức sửa chữa. Trước đó, tình hình còn thê thảm hơn nhiều. Mỗi khi trời chuẩn bị nổi giông là thầy trò phải sơ tán khẩn cấp vì sợ sập trường.
Đi học trên những con đường lầy lội
Nhưng chính từ quyết tâm đó mà suốt mấy ngày nay GV, ban giám hiệu nhà trường lại lo nát ruột. Hiệu trưởng Giảng Thành Thế cho biết, theo thống nhất ban đầu, nhà trường, UBND xã và phụ huynh sẽ chung tay chia sẻ 11 triệu đồng tổng chi phí “làm mới” điểm trường, nhưng đến nay chỉ mới trả được hơn bốn triệu đồng từ đóng góp của 41 thầy cô và ba phụ huynh.
Không phải đến bây giờ mà trong suốt gần 10 năm hình thành đến nay, điểm trường Trắp Khỉ luôn là “điểm nóng”. Năm 2003, bức xúc trước cảnh trẻ em ở đây phải cuốc bộ hơn 3km mới có trường để học, được sự chấp thuận của ngành giáo dục, lão nông Viên Hoàng Anh đã tự nguyện hiến 300m2 đất rồi vận động bà con trong ấp Thạnh An dựng lên căn nhà tre lá mở điểm trường Trắp Khỉ, hy vọng năm sau sẽ được Nhà nước đầu tư xây dựng kiên cố. Thế nhưng, dù nhiều lần đề xuất, kiến nghị, điểm trường vẫn chưa được đầu tư. Lý do cơ bản là thiếu kinh phí. Thậm chí có lúc đã có ý kiến đề xuất xóa bỏ điểm trường Trắp Khỉ vì lượng HS quá thấp (hai lớp, mỗi lớp hơn chục HS).
Đừng đợi mất bò mới lo làm chuồng
Lớp 1 mà thầy Út đang dạy có 10 HS nhưng đến tám em là người Khmer, trong đó bốn em thuộc diện “lưu ban”. Đáng lo là cả bốn em đã từng học qua lớp 1 này đều gặp nhiều khó khăn với chuyện đọc, viết vì bỏ học quá nhiều ngày. Điển hình như hai anh em Danh Sơn Hà và Danh Sơn Thái. Do phải theo chân cha mẹ đi cắt lúa thuê kiếm sống nên vào mùa thu hoạch lúa năm trước, cả Sơn và Thái phải bỏ học đến 50-60 ngày. Không đến trường, đồng nghĩa với việc các em sẽ “bỏ quên” toàn bộ vốn liếng chữ nghĩa ít ỏi vừa mới học được. Theo thầy Út, hầu hết các bậc phụ huynh là người Khmer ở đây đều… mù chữ. Năm nay, hai em đã có thể tự ở nhà một mình, nhưng theo nhận định của thầy Út, khả năng tiếp tục bỏ học dài ngày cũng rất cao vì hai em sẽ bận giữ em bé cho mẹ đi mót lúa chét.
Thầy giáo Phan Văn Giàu phải vay ngân hàng để mua vỏ lãi “làm chân” đến trường, tiếp tục sự nghiệp “trồng người” ở Trắp Khỉ (Giồng Riềng – Kiên Giang)
Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo, nếu không có những thay đổi kịp thời, các em không chỉ gặp khó khăn với việc tiếp thu kiến thức. “Nếu hôm nay chúng ta để các cháu HS thấy cảnh người lớn cho mình sống, sinh hoạt trong môi trường vật chất tồi tàn, chắc chắn sẽ tạo ra dấu ấn sâu đậm về sự đối xử của xã hội đối với con người” – GS Võ Tòng Xuân nhấn mạnh.
Theo PNO
TPHCM giữ nguyên học phí, không thu tiền cơ sở vật chất
Năm học 2012 - 2013, TPHCM tiếp tục giữ nguyên mức học phí cũ, các khoản thu khác như thu hộ, thu theo thỏa thuận... yêu cầu phải rõ ràng, minh bạch. Đặc biệt, từ năm nay ngành không thu tiền cơ sở vật chất.
Đó là nội dung văn bản hướng dẫn các trường thực hiện các khoản thu năm học 2012 -2013 được ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM ký chiều qua 27/8.
Theo đó, mức học phí đối với các trường công lập nội thành và ngoại thành từ bậc Mầm non đến THPT thấp nhất là 10.000 đồng và cao nhất là 50.000 đồng/tháng. Đối với trường công lập theo quyết định 54 của UNND TPHCM (còn gọi là trường tự chủ tài chính) nội thành và ngoại thành có mức dao động 70.000 đến 250.000 đồng/tháng.
Các Trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền, THPT Nguyễn Du thực hiện thu học phí theo "mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập ". Cụ thể, trường Lê Quý Đôn, lớp 10: 890.000 đồng/HS/tháng lớp 11: 850.000 đồng/HS/tháng và lớp 12: 900.000 đồng/HS/tháng.
Phụ huynh xem thông báo tạm thu năm học 2012 - 2013 tại Trường tiểu học Huỳnh Mẫn Đạt (Q.5, TPHCM).
Trường THPT Nguyễn Hiền và Nguyễn Du năm học này sẽ tạm thu theo mức thu của Trường THPT Lê Quý Đôn trong khi chờ Sở GD-ĐT TPHCM căn cứ vào phương án thu chi của các trường để trình UNND TP phê duyệt mức thu phù hợp với tình hình thực tế.
Tiền tổ chức học 2 buổi và học phí tăng cường Ngoại ngữ - tin học tương đương bậc tiểu học từ 20.000 - 30.000 đồng và 40.000 - 50.000 đồng, THCS là 30.000 - 40.000 đồng và 50.000 - 60.000 đồng, THPT 40.000 - 50.000 đồng/HS và 60.000 đồng/HS/tháng.
Đối với các khoản thu mang tính chất thu hộ - chi hộ để mua sắm phục vụ trực tiếp cho HS học tập, sinh hoạt như: quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, ấn chỉ hồ sơ HS, học phẩm - học cụ (đối với bậc học mầm non), ấn chỉ đề kiểm tra... ngay từ đầu năm học các đơn vị cần thống nhất chủ trương với phụ huynh học sinh để có cơ sở lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thích hợp.
Các khoản này đảm bảo thu đủ bù chi và sử dụng đúng mục đích thu, thực hiện công khai từng khoản thu hộ-chi hộ đến phụ huynh HS trước khi thực hiện thu.
Các khoản đóng góp để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ HS trong công tác nuôi, dạy HS như tiền tổ chức phục vụ bán trú, tiền vệ sinh bán trú, thiết bị vật dụng phục vụ bán trú, tiền ăn, tiền nước uống, tiền học môn năng khiếu, tự chọn sẽ do thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh.
Yêu cầu nhà trường phải thoả thuận với phụ huynh HS về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi.
Đối với thu phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS do cuộc họp đầu năm của cha mẹ học sinh quyết định, không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Tất cả các khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ những khoản thu theo quy định, theo thoả thuận, thu hộ - chi hộ) khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng HS đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.
Hoài Nam
Theo mực tím
Học phí cao, HS chuyển khỏi trường tư Chị Minh, phụ huynh có con học Trường Hà Nội - Academy (Hà Nội) được một năm, cho biết: "Cả nhà tôi đang phải tính cách chuyển con về trường công. Cho dù có tốn tiền để lo chuyển trường thì cũng chỉ tốn một lần, đằng này với mức học phí cao ngất cộng thêm nhiều phụ phí khác thì chịu không...