Xâm nhập thế giới sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc
Khoảng 75% đồ chơi trẻ em trên toàn cầu có xuất xứ từ Trung Quốc, nước sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới. Đằng sau những món đồ chơi đó là cuộc sống đầy nhọc nhằn của những người công nhân.
Dưới đây là một số hình ảnh về những nhà máy sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Michael Wolf được trang Business Insider giới thiệu:
Hàng ngày, công nhân sản xuất đồ chơi tại Trung Quốc phải đến nhà máy 15 phút trước ca làm việc để tập trung.
Đây là một ký túc xá nơi những công nhân đồ chơi Trung Quốc trở về sau mỗi ngày làm việc. Họ sống căn phòng “bé như chuồng chim”,với 6 người ở trong 1 phòng, 50 người dùng chung một nhà tắm.
Học sinh, sinh viên cũng được nhà trường tổ chức đến làm công nhân trong các nhà máy đồ chơi, với tư cách thực tập. Nhưng tại nhà máy, thay vì được học những kỹ năng liên quan tới ngành học của mình, các sinh viên này làm việc y như những công nhân sản xuất.
Một số nhà máy hứa với công nhân cho họ nghỉ giải lao 10 phút sau mỗi 2 giờ làm việc. Nhưng lời hứa này chưa bao giờ trở thành hiện thực đối với hầu hết công nhân. Sau ca làm việc, công nhân lại phải tập trung trong 15 phút.
Thậm chí trong thời gian 30 phút nghỉ ăn trưa, công nhân phải sớm trở lại xưởng để làm việc hoặc tham dự một cuộc họp. Họ không được trả tiền cho những khoảng thời gian họp hoặc tập trung như vậy. Công nhân đồ chơi làm việc kéo dài mỗi ngày, 6-7 ngày/tuần.
Video đang HOT
Thời gian làm việc ngoài giờ của họ lên tới 200 giờ mỗi tháng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép. Nữ công nhân hiếm khi được nghỉ vì lý do con cái. Thời gian làm việc khắc nghiệt và không có chỗ gửi con khiến họ không thể chăm nom được con mình. Nhiều nữ công nhân buộc phải gửi con cho gia đình ở quê để đi làm.
Việc sản xuất đồ chơi khiến công nhân phải tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Kết quả là mức độ cao đáng báo động của những căn bệnh và chấn thương liên quan đến nghề nghiệp. Riêng trong năm 2009, khoảng 1 triệu công nhân bị thương ở nơi làm việc, khoảng 20.000 công nhân khác trong ngành này bị mắc những căn bệnh liên quan tới công việc.
Nhiều công nhân thậm chí còn không bị yêu cầu phải mặc đồ bảo hộ lao động, trong đó có những người dành nhiều thời gian cho việc phun sơn các sản phẩm đồ chơi.
Công nhân bị thương cho biết, lãnh đạo nhà máy không quan tâm tới vấn đề sức khỏe của họ. Nếu nghỉ ốm, họ sẽ bị cắt lương luôn.
Đến tuổi 30, nữ công nhân di cư từ các khu vực nông thôn đã bị coi là quá già và sẽ bị sa thải.
Công nhân đồ chơi có thể dễ dàng chuyển chỗ làm, nhưng thường thì chẳng được tăng lương là bao.
Hầu hết những công nhân sản xuất đồ chơi đều không sở hữu những sản phẩm mà họ làm ra.Họ phải chịu những điều kiện làm việc khắc nghiệt như thời gian làm việc quá dài. Nhiều người cũng được ký hợp đồng lao động.
Bản thân những người công nhân cũng không nhận thức được quyền lợi của mình, và chính nhận thức yếu kém này của người lao động đã bị các doanh nghiệp lợi dụng.
Dù làm việc trong điều kiện tồi tệ, các công nhân vẫn lạc quan tin tưởng rằng họ sẽ học được kỹ năng mới và tạo lập được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Theo Dantri
Syria ngăn quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập qua biên giới
Đài truyền hình Syria cho biết quân đội nước này đêm 4/10 đã ngăn chặn một vụ xâm nhập của các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục nã pháo đáp trả Syria khi hành động quân sự với Syria đã được quốc hội nước này thông qua.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục nã pháo vào Syria để đáp trả vụ 5 dân thường nước này bị thiệt mạng vì pháo từ Syria.
Đài truyền hình Syria cho hay, các nhóm vũ trang đã cố gắng tiến bằng đường bộ vào Syria qua thị trấn biên giới Khirbet al-Jous. Binh sỹ Syria đã ngăn chặn và giết chết nhiều kẻ xâm nhập, trong đó nhiều người là người nước ngoài, cụ thể một người Thổ Nhĩ Kỳ tên Hamza Mohmmad Akbar.
Vụ việc mới nhất xảy ra khi căng thẳng giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ bị đẩy lên mức mới, sau khi pháo được bắn từ phía Syria vào hôm thứ tư rơi trúng một ngôi nhà ở tỉnh Sanliurfa của Thổ Nhĩ Kỳ, làm 5 người thiệt mạng.
Được biết sau đó pháo của Thổ Nhĩ Kỳ đã nã hai lần vào các mục tiêuSyria, đẩy cao căng thẳng giữa hai nước.
Theo nhật báo Today's Zaman của Thổ Nhĩ Kỳ, vụ tấn công mới nhất diễn ra vào sáng ngày thứ năm nhằm vào một đồn quân sự Syria ở thành phố Tal Abyad, khiến một số binh sỹ Syria thiệt mạng.
Báo chí nhà nước Syria không phủ nhận cũng không xác nhận thông tin này.
Hôm qua, Bộ trưởng thông tin Syria Omran al-Zoubi cho biết một cuộc điều tra "nghiêm túc" đang được tiến hành nhằm xác định nơi bắn pháo vào Thổ Nhĩ Kỳ và nhấn mạnh những vụ việc như thế này cần phải xử lý "bằng sự khôn ngoan và cẩn trọng". Bộ trưởng cũng gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.
Trong khi đó, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cho phép quân đội có quyền đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào từ phía Syria.
Căng thẳng biên giới làm dấy lên lo ngại leo thang xung đột giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Nga hôm 4/10 cho biết Nga rất quan ngại về căng thẳng đang tăng cao ở biên giới Thổ-Syria, kêu gọi hai bên kiềm chế hết sức. Trung Quốc cũng kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh để căng thẳng leo thang.
Tổng thư ký Liên đoàn Ả rập (AL) lên tiếng quan ngại về vụ việc và cảnh báo vụ việc như vậy có thể gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và thế giới.
Trong khi đó, EU lên án mạnh mẽ vụ nã pháo ừ phía Syria và cho rằng vụ việc cho thấy rõ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại Syria đã lan sang các nước láng giềng.
Bất chấp căng thẳng tăng cao, giới quan sát cho rằng vụ việc chắc chắn sẽ không châm ngòi cho một cuộc chiến giữa hai nước, do hai nước đều không muốn để xảy ra một cuộc chiến và do hậu quả thảm khốc của nó có thể gây ra ở cả hai nước.
Theo Dantri
Năm du khách Đức chết ở Trung Quốc 8 giờ 30 sáng 1-10, một xe ô tô chở khách du lịch mang biển số Bắc Kinh đã đâm vào xe tải hạng nặng trên tuyến cao tốc nối Bắc Kinh với Thượng Hải, đoạn qua TP Thiên Tân. Xe du lịch bốc cháy ngùn ngụt (ảnh). Đơn vị tổ chức chuyến đi là Dịch vụ Du lịch Thanh niên Trung Quốc...