Xác minh thông tin trường học tổ chức thi lại cho học sinh vùng dịch
Trường THPT Chu Văn An, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk bị tố cho học sinh thi lại 2 ngày, trong đó có những em đang ở vùng cách ly.
Ngày 1/9, UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản giao Sở GD&ĐT xác minh thông tin trường THPT Chu Văn An tổ chức thi lại cho học sinh vào ngày 24-25/8. Tham gia kỳ thi có học sinh tại xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột (địa bàn vùng dịch đang thực hiện Chỉ thị 16 kể từ 0h ngày 24/8).
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở GD&ĐT khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung và xử lý theo quy định.
Một học sinh trường THPT Chu Văn An (ngụ xã Cư Êbur) cho biết sáng 24/8, nam sinh đến trường để tham gia thi lại môn Ngữ Văn.
Thời điểm này, xã Cư Êbur thực hiện Chỉ thị 16 nên khi ra đường nam sinh này bị lực lượng kiểm soát dịch chặn lại hỏi lý do.
Video đang HOT
Trường THPT Chu Văn An bị tố tổ chức cho học sinh thi lại trong mùa dịch. Ảnh: T.D.
“Khi bị yêu cầu dừng lại để kiểm tra, em có trình bày mình đi thi lại thì được tạo điều kiện cho qua chốt. Việc thi lại khi địa bàn em đang có nhiều ca bệnh cộng đồng khiến cả gia đình rất lo lắng. Không hiểu vì sao trường lại tổ chức thi lại trong thời điểm này”, học sinh này nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Huỳnh Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An khẳng định đợt thi này hoàn toàn không có học sinh tại xã Cư Êbur.
Theo bà Huệ, những học sinh trong địa bàn giãn cách trường đều có thông báo đến tận học sinh và giáo viên chủ nhiệm sẽ cho thi vào đợt 2.
“Thời điểm tổ chức thi lại, trường nằm trong địa bàn thực hiện Chỉ thị 15 và căn cứ vào công văn hướng dẫn của sở. Mỗi đợt thi thì chỉ có 5 em, đảm bảo giãn cách tuân thủ 5K. Trường tôi chỉ có 30 lượt mà giãn thành 3 ngày thi, những hình ảnh minh chứng tôi đã gửi và báo cáo lên sở hết rồi”, vị hiệu trưởng nói.
Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã nhận được văn bản của UBND tỉnh và sẽ thành lập tổ công tác xác minh việc trường THPT Chu Văn An tổ chức thi lại cho cả học sinh vùng dịch.
“Khi có kết quả, sở sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh để có hướng xử lý”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk nói.
Độ khó đề thi Sinh tốt nghiệp THPT đợt 2 tương đương đợt 1
Theo nhận định của giáo viên, đề thi môn Sinh tốt nghiệp THPT đợt 2 có độ khó tương đương đề thi đợt 1, độ phân hóa cao, phổ điểm từ 5-6 điểm, dự đoán sẽ không có nhiều điểm 10 ở môn thi này.
Sáng nay (7/8), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 làm bài thi môn Sinh - thuộc bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. Nhận định về đề thi môn Sinh đợt 2, cô Lê Thị Hợp, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho biết, đề thi có 90% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, 10% số câu hỏi thuộc chương trình lớp 11, 10.
Có 70% số câu hỏi lí thuyết và 30% số câu hỏi bài tập, khoảng 60 % số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 40% số câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. 10% số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao.
Đề thi bám sát chương trình phổ thông hiện hành, bám sát đề tham khảo của Bộ GD-ĐT.
"So với đề thi đợt 1 thì mức độ khó của đề đợt 2 khá tương đương. Các câu dẫn, các phương án rõ ràng, không đánh đố, có vận dụng vào thực tiễn. Đề thi có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học. Do phần lớn học sinh thi môn Sinh chỉ là môn điều kiện xét tốt nghiệp, không lấy điểm xét đại học nên phổ điểm môn này sẽ có tính phân hóa rất cao. Đa số thí sinh sẽ đạt từ 5-6 điểm, học sinh khá có thể đạt từ 8-8,5 điểm. Những em giỏi vẫn có thể đạt điểm 10", cô Hợp nhận định.
Còn theo thầy Nguyễn Thành Công, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đề thi môn Sinh đợt 2 khá phù hợp để xét tốt nghiệp, bên cạnh đó các trường đại học tuyển sinh theo khối B cũng có thể yên tâm sử dụng kết quả này. Đề thi tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố. Đề thi có cấu trúc và độ khó cao hơn so với đề tham khảo năm 2021 và tương đồng với đề thi đợt 1. Kiến thức nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có các câu hỏi ứng dụng thực tế liên quan đến dịch Covid-19 như đề 2020 và đề đợt 1.
Khoảng 62,5% lượng câu hỏi nằm trong vùng nhận biết và thông hiểu đảm bảo cho mục tiêu xét tốt nghiệp. Còn lại 37,5% nằm trong vận dụng và vận dụng cao đảm bảo cho mục tiêu xét tuyển đại học.
Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, giống như hầu hết các đề môn Sinh trong những năm gần đây và đề tham khảo mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Ở 10 câu cuối cùng của đề các câu hỏi sắp xếp không theo thứ tự mà ngẫu nhiên do phần mềm trộn đề. Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng.
Với mức độ đề như đề thi này, thầy Công cho rằng, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp. Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức SGK, thí sinh có thể đạt được điểm 6-7 một cách dễ dàng. Do vậy, đỉnh của hình chuông phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-6,5 điểm. Lượng điểm 10 sẽ không nhiều.
"So với đề đợt 1, đề thi đợt 2 "truyền thống hơn", "an toàn hơn" và phù hợp với các thí sinh trong hoàn ảnh phải chờ đợi và vượt qua các vấn đề của đại dịch Covid-19 mang lại", thầy Nguyễn Thành Công nhận định./.
Thí sinh có bị thiệt thòi vì đáp án ngữ văn! Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố đáp án môn ngữ văn, nhiều giáo viên cho rằng thí sinh sẽ thiệt thòi vì thang điểm chưa phù hợp, đáp án chưa chặt chẽ, khoa học. Ảnh minh họa Theo TS Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Trường THPT Chu Văn An (TP Hà Nội), câu 3 phần đọc...