Xác minh thông tin tôm nghi bị bơm tạp chất bán ở chợ Đà Nẵng
Phòng Kinh tế quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng phối hợp cơ quan chức năng lấy mẫu số tôm nghi bị bơm tạp chất để xử lý.
Ngày 11/9, UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) cho biết đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế quận Sơn Trà lấy mẫu, phân tích số tôm nghi bị bơm tạp chất theo phản ánh của người dân.
Ngày 10/9, UBND phường Nại Hiên Đông nhận phản ánh của bà N.T.T.H với nội dung, bà H. mua 1,5kg tôm với giá 300 nghìn đồng tại sạp hàng rong của tiểu thương L.T.H ở chợ Nại Hiên Đông. Mang Tôm về sơ chế, bà H. phát hiện phần đầu tôm có một cục bột giống đông sương, màu trắng đục, kích thước bằng hạt cam. Sợ tôm bị bơm tạp chất, bà H. không dám chế biến nữa, mang đến trả lại cho tiểu thương L.T.H nhưng tiểu thương này phản ứng, không chấp nhận.
Bà H. liên hệ Tổ Quản lý chợ nhưng người phụ trách giải quyết không thỏa đáng nên bà tiếp tục phản ánh đến UBND phường.
Số tôm bà H. mua tại quầy hàng của tiểu thương L.T.H ở chợ Nại Hiên Đông.
Tiếp nhận thông tin, UBND phường Nại Hiên Đông đề nghị bà H. mang toàn bộ số về trụ sở UBND phường kiểm tra, đồng thời liên hệ Phòng Kinh tế quận, Tổ Quản lý chợ và tiểu thương L.T.H cùng phối hợp làm việc.
Tại buổi làm việc, tiểu thương L.T.H cho biết số tôm trên được mua tại Cảng cá Thọ Quang. Bà không biết tên và số điện thoại nhưng nhớ địa điểm và nhận dạng của người bán. Trong đầu tôm có gì thì bà không biết, chỉ mua sỉ về và bán lại.
Sau buổi làm việc, UBND phường Nại Hiên Đông đề nghị Phòng Kinh tế quận Sơn Trà phối hợp lấy 2 mẫu tôm (của người bán và người mua) gửi cơ quan chức năng kiểm định, xác định chất liệu nghi là tạp chất để làm cơ sở xử lý các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, UBND phường Nại Hiên Đông chỉ đạo cơ quan chức năng liên hệ, nắm thông tin về người đã bán số tôm này cho tiểu thương H. tại Cảng cá Thọ Quang để thuận lợi cho việc xử lý sau này.
Video đang HOT
Trầm cảm và những hệ lụy khôn lường: Đau lòng những vụ mẹ giết con, tự tử sau sinh
Ngay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, chỉ một ngày xảy ra hai vụ việc đau lòng ở TP.HCM và Hà Tĩnh: mẹ giết con, trong đó một người mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Tại Đà Nẵng, hai người nhảy cầu tự tử vào mùng 2 Tết.
Minh họa: LAP
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và đứng thứ hai trong gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý mạch vành.
Trong đó, trầm cảm sau sinh ngày càng được ghi nhận ở nhiều phụ nữ và là "quả bom" khó nhận biết.
Đau lòng mẹ giết con rồi tự tử
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, trong ngày 5-2 (tức mùng 5 Tết), tại TP.HCM và Hà Tĩnh đã xảy ra hai vụ án mạng thương tâm khiến dư luận bàng hoàng, thương xót.
Tại TP.HCM, tối 5-2, người nhà phát hiện chị C. (34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và con gái khoảng 7 tháng tuổi tử vong trong nhà trọ ở quận Bình Tân, trong đó chị C. tử vong trong tư thế treo cổ, còn con gái tử vong trong máy giặt.
Được biết chị C. là công nhân tại một công ty ở quận Bình Tân, còn chồng chị chạy xe ba gác. Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc, chị C. có dấu hiệu bị trầm cảm.
Cùng ngày, tại Hà Tĩnh, chị Lê Thị H. (39 tuổi) nghi chém chết con trai 2 tháng tuổi và toan tự tử nhưng không thành. Theo kết quả điều tra ban đầu, chị H. bị trầm cảm sau sinh.
Trước đó, vào tháng 11-2020, một bà mẹ ở tỉnh Lâm Đồng đã dìm chết con trai 9 tháng tuổi do bé quấy khóc, điều tra sau đó cho thấy chị này bị trầm cảm hơn 2 năm và thường xuyên phải điều trị ở TP.HCM...
Ảnh minh họa. Nguồn: Readers Digest
Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện (đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM) cho biết bất cứ phụ nữ nào sau sinh cũng có thể rơi vào tình trạng trầm buồn thoáng qua sau sinh (baby blues).
Tình trạng này thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày (tối đa lên đến 2 tuần) với những khó khăn về cảm xúc buồn rầu, chán nản, suy nghĩ tiêu cực ở mức độ nhẹ.
Tuy nhiên, một bà mẹ có tình trạng trầm cảm sau sinh với triệu chứng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Những bà mẹ này có thể có khí sắc trầm buồn, cảm thấy bất lực, chán nản, tuyệt vọng, mất ngủ, cảm thấy không có khả năng làm mẹ kèm theo các ý tưởng, hành động tự gây hại bản thân và con mình. Nghiêm trọng nhất là các hành vi tự sát và sát hại con.
Về nguyên nhân chung, BS.CKII Nguyễn Thụy Minh Thư - khoa nội thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), cho hay đa số do căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, trầm cảm sau sinh cũng ghi nhận ở phụ nữ dùng thuốc (đặc biệt một số thuốc hướng thần) hay mắc bệnh lý thực thể ở hệ thần kinh như u não, rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra còn có thể do các thay đổi liên quan đến nội tiết tố sau sinh kết hợp với các yếu tố bất lợi từ môi trường, các khó khăn trong chăm sóc con cái khi đảm nhận vai trò làm mẹ sau sinh, theo chuyên gia tâm lý Toàn Thiện.
Những yếu tố có nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh cao hơn gồm: bị trầm cảm trong thời gian mang thai; lo lắng, sợ hãi trong suốt thời gian mang thai; có biến cố không hay xảy ra trong thời gian mang thai hay mới sinh con; sang chấn sản khoa; sinh non hay trẻ phải chăm sóc đặc biệt; tiền sử trầm cảm sau sinh; vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ...
Làm sao nhận biết trầm cảm?
Để nhận biết một người phụ nữ có trầm cảm sau sinh, chuyên gia tâm lý Toàn Thiện lưu ý những yếu tố sau:
- Cảm xúc: buồn bã, lo lắng thái quá, tức giận, khí sắc trầm buồn hoặc phẳng lặng.
- Suy nghĩ: có những ý tưởng, suy nghĩ tiêu cực, cho rằng mình không thể làm mẹ tốt, không được quan tâm, không thể nuôi con, bất lực.
- Hành vi: có các hành vi chăm sóc và kiểm tra con liên tục, quá mức. Nghiêm trọng nhất là có các hành vi gây hại đến cơ thể, tính mạng của bản thân và con. Trong đó, nhiều vụ việc sát hại con do trầm cảm sau sinh đã được ghi nhận.
- Triệu chứng cơ thể: mất ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (chán ăn hoặc ăn quá nhiều), mệt mỏi thường xuyên...
Để phòng tránh phụ nữ gặp trầm cảm sau sinh, theo bác sĩ Minh Thư, tùy nguyên nhân sẽ có những biện pháp can thiệp cụ thể. Nhưng với trầm cảm sau sinh, đa số là do stress nên gia đình cần chú ý giảm stress cho người mẹ bằng cách san sẻ công việc, quan tâm nhiều hơn.
"Khi phát hiện người mẹ có ý tưởng, hành vi tự hại, tự sát hoặc sát hại, gây tổn thương con, gia đình cần lập tức đưa mẹ đến bệnh viện tâm thần để được can thiệp kịp thời", chuyên gia tâm lý Toàn Thiện khuyến cáo.
Dịch COVID-19 cũng là nguyên nhân?
Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thống kê của Bộ Y tế cho biết có tới 47 người tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử). Điều tra nguyên nhân cho thấy nhiều người tự tử từng bị trầm cảm trước đó.
Theo chuyên gia, đại dịch COVID-19 cùng với thời gian giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến nhiều gia đình, không chỉ gây khó khăn về kinh tế, sức khỏe mà còn tác động đến tâm lý, tinh thần, làm gia tăng nguy cơ trầm cảm, trong đó có phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
14 ca nhiễm Omicron ở Quảng Nam: Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý ổ dịch Bộ Y tế có văn bản gửi Quảng Nam, Đà Nẵng và hai hãng hàng không Vietnam Airlines, Bamboo Airline về việc khẩn trương xử lý ổ dịch có 14 ca nhiễm Omicron. Theo Bộ Y tế, ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến thể Omicron trên 4 chuyến bay về sân bay Đà Nẵng. Để tiếp tục triển...