Xác định lại lợi ích
Nhìn vào bề ngoài thì định hướng chính sách đối ngoại mới của chính phủ hiện tại ở Thụy Điển gây bất ngờ.
Định hướng mới này được Ngoại trưởng Thụy Điển thể hiện ở sự chuyển dịch từ mục tiêu đề ra lâu nay là nỗ lực trở thành một cường quốc thế giới về đạo lý sang mục đích tập trung thuần túy và trước hết cho lợi ích và an ninh của Thụy Điển.
Ngoại trưởng Thụy Điển Maria Malmer Stenergard phát biểu tại Singapore hồi tháng 11.2024. ẢNH: REUTERS
Video đang HOT
Trên thực tế và trong thực chất thì sự điều chỉnh này lại không gây bất ngờ bởi logic và không thể khác mà chỉ sớm hay muộn thôi từ sau khi nước này từ bỏ quốc sách trung lập để gia nhập liên minh quân sự NATO. Một khi đã đứng trong hàng ngũ thành viên của liên minh quân sự thì Thụy Điển không thể tiếp tục trung lập được nữa mà phải chọn bên trong các mối quan hệ đối ngoại của Thụy Điển và trong tất cả các vấn đề chính trị thế giới đang đặt ra hiện nay cũng như trong tương lai. Những liên minh quân sự như NATO luôn quả quyết tồn tại chỉ nhằm bảo đảm an ninh cho các thành viên, nhưng trên thực tế có tham gia ở nhiều mức độ, thậm chí tham chiến trực tiếp vào các cuộc chiến ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ các thành viên.
Xem ra, Thụy Điển vừa muốn vừa bị buộc phải xác định lại lợi ích và ưu tiên lợi ích. Vươn lên và được thế giới công nhận là cường quốc thế giới về đạo lý đã trở nên bất khả thi đối với Thụy Điển. Gia nhập NATO mà NATO lại đang sa vào cuộc đấu kháng không khoan nhượng với Nga và hậu thuẫn Ukraine trong cuộc chiến với Nga thì đương nhiên đảm bảo an ninh riêng và gây dựng vai trò chính trị an ninh cho châu Âu mới là lợi ích chiến lược thiết thực nhất đối với quốc gia này. Cách tiếp cận lợi ích quốc gia của Thụy Điển ở đây vì thế rất thức thời và sự thức thời này vẫn còn kịp thời chứ chưa phải là đã quá muộn đối với Thụy Điển.
Ông Donald Trump và kế hoạch tái thiết nước Mỹ trong tuần đầu tiên nhậm chức
Ngày 03/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch thực hiện một tuần đầu tiên đầy tham vọng tại Nhà Trắng với hàng loạt cam kết chính sách được đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
Ông Donald Trump phát biểu họp báo tại Florida, Mỹ, tháng 8/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Những ưu tiên của ông Trump trải dài từ việc kiểm soát nhập cư, tăng cường năng lượng nội địa, cải cách giáo dục cho đến tái thiết chính sách thương mại và định hình lại chính sách đối ngoại. Những kế hoạch này không chỉ nhằm đảo ngược các chính sách của chính quyền tiền nhiệm mà còn thể hiện tham vọng định hướng lại nước Mỹ theo các giá trị mà ông theo đuổi.
Ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, ông Trump dự kiến ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới. Kế hoạch bao gồm đóng cửa biên giới với Mexico, thực hiện trục xuất quy mô lớn đối với những người nhập cư không có giấy tờ và chấm dứt chính sách công nhận quyền công dân cho trẻ em sinh ra tại Mỹ từ cha mẹ nhập cư trái phép. Bên cạnh đó, ông tiếp tục nhấn mạnh việc tái áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ các quốc gia mà ông đánh giá có nguy cơ khủng bố cao. Những chính sách này thể hiện lập trường cứng rắn của ông đối với vấn đề nhập cư, vốn là trọng tâm trong chương trình nghị sự chính trị của ông kể từ chiến dịch tranh cử.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy năng lượng nội địa cũng được đặt lên hàng đầu. Ông Trump cam kết tăng cường sản xuất dầu khí, cho phép khoan dầu mới, xây dựng các nhà máy lọc dầu và phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm giảm chi phí năng lượng và giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Đồng thời, ông dự định bãi bỏ các chính sách khí hậu của chính quyền tiền nhiệm, bao gồm "Thỏa thuận Xanh mới" và các quy định thúc đẩy xe điện, mà ông cho là cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng Mỹ.
Không dừng lại ở đó, ông Trump còn hứa sẽ cải cách hệ thống giáo dục bằng cách cắt giảm nguồn tài trợ liên bang cho các trường học giảng dạy những nội dung mà ông cho là không phù hợp, như lý thuyết chủng tộc hay các vấn đề về giới tính. Những tuyên bố này nhấn mạnh nỗ lực của ông trong việc định hướng lại giáo dục Mỹ theo các giá trị truyền thống mà ông coi trọng.
Về chính sách thương mại, ông Trump dự định áp đặt thuế quan lên tới 25% đối với hàng hóa từ Canada và Mexico nhằm kiểm soát dòng người di cư và ma túy qua biên giới. Ông cũng cam kết áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thực hiện các biện pháp cứng rắn để kiểm soát fentanyl - loại ma túy tổng hợp đang gây khủng hoảng ở Mỹ. Những cam kết này phản ánh quyết tâm của ông trong việc tái cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ lợi ích kinh tế Mỹ.
Trong lĩnh vực đối ngoại, ông Trump thu hút sự chú ý khi tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi nhậm chức. Mặc dù cách thức thực hiện vẫn còn mơ hồ, cam kết này phản ánh tham vọng khẳng định vai trò của Mỹ như một cường quốc hàng đầu trong việc duy trì hòa bình toàn cầu.
Với hàng loạt kế hoạch táo bạo, tuần đầu tiên của ông Trump tại Nhà Trắng được dự đoán sẽ đặt nền móng cho một nhiệm kỳ đầy biến động. Dù một số cam kết có thể gặp trở ngại về pháp lý hoặc cần thêm thời gian triển khai, ông Trump đang thể hiện quyết tâm định hình lại nước Mỹ theo tầm nhìn của mình ngay từ những ngày đầu tiên nắm quyền. Những bước đi này không chỉ thu hút sự chú ý trong nước mà còn tạo ra những tác động sâu rộng đến bức tranh chính trị và kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc giữa thách thức 'thương chiến Trump 2.0' Giữa khả năng ngày càng lớn về việc phải gánh chịu việc bị Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa lên cao, nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa giải quyết hiệu quả nhiều thách thức lớn tồn tại trong thời gian qua. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm qua (1.12, theo giờ VN) yêu cầu các nước khối BRICS cam...