Xác định cơ sở mầm non trong clip cô giáo vật ngửa trẻ ép ăn
Trường mầm non trong clip giáo viên liên tục đút cháo, ép trẻ ăn khi chưa kịp nuốt được thành lập từ năm 2016 và đang nuôi dạy gần 50 bé.
Những ngày qua, mạng xã hội liên tục chia sẻ clip dài hơn 11 phút ghi lại giờ ăn tại lớp học mầm non dành cho các bé tầm 2-3 tuổi. Trong clip, một nữ giáo viên đã đè ngửa cháu bé ra ghế dựa, liên tục đút cháo, dù không biết bé đã nuốt hết hay chưa.
Một tay nữ giáo viên này đè lên trán cháu bé và giữ chặt, còn tay khác liên tục đút cháo vào miệng đứa trẻ. Hết bát này đến bát khác, cháu bé chỉ có thể ngồi trên ghế bất động để ăn. Một lúc sau, không biết vì chưa kịp nuốt hay không muốn tiếp tục ăn, bé dùng tay đẩy thìa cháo thì nữ giáo viên dọa mắng.
Chưa dừng lại ở đó, việc bị đút liên tục, không kịp nuốt khiến cháu bị nôn trớ ra hết quần áo, nhưng nữ giáo viên tiếp tục đút ăn. Bữa ăn kéo dài hơn 11 phút, các bé bị ép liên tục, dù không biết đã kịp nuốt hay chưa. Hai nữ giáo viên trong phòng cũng cho trẻ ăn theo cách như vậy.
Nữ giáo viên đè ngửa cháu bé ra ghế và liên tục đút cháo. Ảnh cắt từ clip.
Sau khi clip được đăng tải, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ ý kiến khi trước đó, không ít trường hợp đau lòng xảy ra chỉ vì sặc cháo, sữa.
Theo tìm hiểu của PV báo Gia đình & Xã hội, clip nói trên được ghi lại tại trường Mầm non Tư thục Ngôi Sao Nhỏ (địa chỉ tại thôn Báu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội).
Trao đổi với phóng viên chiều 30/9, ông Lê Văn Chức, Trưởng thôn Báu, cho biết trường này được thành lập từ năm 2016 với 6 giáo viên nuôi dạy gần 50 trẻ.
“Cơ sở nuôi dạy trẻ này chu đáo, ân cần. Đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc cô giáo ép trẻ ăn được phát tán trên mạng xã hội gây búc xúc dư luận”, ông Chức chia sẻ.
Được biết, ngay trong chiều 27/6, sau khi xảy ra sự việc nói trên, lãnh đạo trường Mầm non Tư thục Ngôi Sao Nhỏ đã có buổi họp với hội phụ huynh để thông báo vụ việc.
Video đang HOT
Trong buổi họp, gia đình cháu bé trong clip cho biết do bé đang ốm nên nhờ cô giáo dỗ cháu ăn hết khẩu phần. Nhà trường đã công khai xin lỗi phụ huynh của cháu bé, cũng như toàn thể phụ huynh khác. Ban giám hiệu cũng nhắc nhở đối với giáo viên và chấn chỉnh không để tình trạng này tái diễn.
Theo Zing
256 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn (Hà Nội): Vẫn... "ngồi trên lửa"
Mặc dù TP Hà Nội đã có cơ chế "cởi trói" cho các giáo viên hợp đồng (GVHĐ) lâu năm thông qua hình thức xét tuyển đặc biệt vào viên chức, nhưng 256 GVHĐ ở Sóc Sơn vẫn đang... "ngồi trên lửa" bởi cách giải quyết cứng nhắc của UBND huyện nhà.
Với cách giải quyết cứng nhắc của UBND huyện Sóc Sơn những ngày này nhiều GVHĐ ở Sóc Sơn đang như "ngồi trên đống lửa". Ảnh: HH
Chủ trương 1 đằng...
Ngày 11/7, trao đổi với PV Báo Thanh tra, đại diện GVHĐ ở Sóc Sơn cho biết, 3 tiêu chuẩn Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề ra để được xét tuyển đặc cách thì hầu hết giáo viên Sóc Sơn đều đạt. Nhưng lãnh đạo huyện lại cho rằng đối chiếu với quy định hiện hành thì chúng tôi không một ai đạt tiêu chuẩn cả.
Trước đó, ngày 9/7, trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ xét đặc cách cho tất cả GVHĐ nếu đạt 3 điều kiện:
Thứ nhất, giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây.
Thứ hai, có kiểm tra đảm bảo sức khỏe.
Thứ ba, có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Người đứng đầu TP cũng cho hay, tới đây, UBND TP sẽ thành lập hội đồng xét tuyển. Sau khi xét tuyển hết (số GVHĐ lâu năm) thì sẽ thi tuyển với số còn lại.
Nhiều GVHĐ ở Sóc Sơn với tập bằng khen, giấy khen dầy trên tay, nhưng đang đứng trước nguy cơ mất việc vì kỳ thi tuyển viên chức sắp diễn ra. Ảnh: HH
Cách đó không lâu, UBND TP cũng ban hành quyết định về việc tuyển dụng đặc biệt đối với GVHĐ. Theo đó, TP giao UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê số lượng giáo viên hiện đang hợp đồng lao động làm công tác giảng dạy tại các trường công lập trên địa bàn xem xét thực hiện việc tuyển dụng đặc biệt vào viên chức đối với những trường hợp cụ thể đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
... Thực hiện một nẻo
Liên tiếp những động thái được cho là tích cực của UBND TP khiến GVHĐ "mừng rơi nước mắt", nhưng "niềm vui ngắn chẳng tày ngang", cũng trong ngày 9/7, tại cuộc họp giữa UBND huyện Sóc Sơn với tất cả 256 GVHĐ đang giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thì những chỉ đạo được cho là "thấu tình, đạt lý" của UBND TP lại không được địa phương áp dụng.
Tại cuộc họp với GVHĐ ngày 9/7, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn - ông Lê Hữu Mạnh thông tin, điều kiện để được xét tuyển đặc cách là vận dụng theo quy định hiện hành của pháp luật mà cụ thể là Nghị định 161/2018.
Có giáo viên dành cả thanh xuân cống hiến cho ngành Giáo dục huyện nhà, chỉ còn 2 năm nữa là về hưu nhưng vẫn phải tham gia kỳ thi tuyển viên chức với các thí sinh bằng tuổi con, cháu. Kể về cuộc đời mình, những giọt nước mắt đã rơi... Ảnh: HH
Ông Mạnh cho biết, theo Nghị định 161, để xét tuyển viên chức đặc biệt, giáo viên phải có ít nhất 5 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm.
Phân tích ở điểm này, ông Mạnh khẳng định, tất cả GVHĐ ở Sóc Sơn đều có 5 năm công tác, nhưng những giáo viên đang công tác ở bậc mầm non, tiểu học, THCS thì chỉ đòi hỏi bằng cấp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm chứ không phải đại học. Như vậy, nếu đang hợp đồng làm việc ở các bậc học này thì chắc chắn không phải đối tượng được xét đặc cách. Ngay điều kiện đầu tiên chúng ta đã không đủ.
Ngoài ra, Điểm a, Khoản 1, điều 14, Nghị định 161 cũng quy định, trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng viên chức phải là "người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập".
Đối chiếu với quy định này, ông Mạnh khẳng định, hiện nay tất cả các trường tiểu học, THCS, mầm non trên địa bàn TP Hà Nội nếu là công lập thì không có trường nào tự chủ, ít nhất là tự chủ chi thường xuyên. Hiện, Sóc Sơn trường tự chủ cao nhất mới là 20% chi thường xuyên. Với tiêu chí này, 256 GVHĐ ở Sóc Sơn tiếp tục không đạt.
Bản rà soát kê khai điều kiện xét tuyển đặc biệt đối với viên chức được UBND huyện Sóc Sơn phát cho GVHĐ kê khai. Ảnh: HH
Từ phân tích trên, ông Mạnh khẳng định, theo quy định của Nghị định 161, thì những GVHĐ ở Sóc Sơn không ai đủ tiêu chuẩn xét tuyển đặc cách cả.
Ông Mạnh cũng cho rằng, số lượng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xét tuyển đặc biệt trên địa bàn TP Hà Nội sẽ có, nhưng rất ít.
"Ngày 20/7, huyện sẽ đăng ký hình thức thi tuyển và cũng công bố danh sách những giáo viên đủ điều kiện xét tuyển đặc cách. Sau ngày 20/7, song song với tổ chức xét tuyển đặc biệt, TP sẽ công bố nội dung cách thức thi tuyển, xét tuyển để tất cả thí sinh chuẩn bị, phấn đấu tổ chức kỳ thi sớm nhất để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ năm học mới" - ông Mạnh nói.
Cũng tại buổi đối thoại với GVHĐ ngày 9/7, UBND huyện Sóc Sơn đã phát cho giáo viên bản rà soát kê khai điều kiện xét tuyển đặc biệt đối với viên chức. Theo bản rà soát này, căn cứ để xét đặc biệt được Sóc Sơn vận dụng chính là Nghị định 161.
Những GVHĐ huyện Sóc Sơn cho rằng, 3 điều kiện mà Chủ tịch TP Hà Nội nói trong phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội thì mọi người đều đáp ứng đủ. Tuy nhiên, cấp thực hiện lại là UBND huyện Sóc Sơn. Vậy quyền lợi của GVHĐ sẽ như thế nào?
20/7 - ngày công bố danh sách đối tượng đủ điều kiện xét tuyển đặc cách đang đến gần, nhưng cách làm của cấp dưới không thống nhất với chủ trương của cấp trên, đang khiến GVHĐ ở Sóc Sơn vẫn như... "ngồi trên lửa".
Tình trạng GVHĐ lâu năm không chỉ diễn ra ở Sóc Sơn mà còn ở các huyện Ba Vì, Mỹ Đức... Thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội cần chỉ đạo rõ cách làm cho các huyện thực hiện, tránh tình trạng mỗi nơi 1 kiểu.
Hải Hà
Theo thanhtra.com
Thí điểm họp tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại trường mầm non Sở GD&ĐT An Giang xây dựng kế hoạch thí điểm việc họp tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) tại các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Ảnh minh họa/internet Hiện có 56 trường mầm non, mẫu giáo tại An Giang đã đăng ký thực hiện thí điểm. Với các trường này, Sở GD&ĐT yêu cầu Ban giám hiệu...