“Xác chết trôi sông” trở thành hoa khôi đại học
Các bạn sinh viên khác thường chọn đi làm thu ngân, bán hàng, mình lại chọn đi hát, và làm mẫu ảnh.
Trong quãng thời gian là sinh viên, như nhiều bạn sinh viên khác, mình đã công việc làm thêm để kiếm thêm chút thu nhập trang trải chi tiêu cá nhân. Các bạn sinh viên khác thường chọn đi làm thu ngân, bán hàng, mình lại chọn đi hát, và làm mẫu ảnh. Mặc dù đi làm thêm nhưng mình vẫn không để ảnh hưởng đến việc học, mình vẫn được nhận khen thưởng của nhà trường.
Đã có lúc mình cảm thấy tự ti vì bản thân kém cỏi. Thời điểm học cấp 1, mình là một người nhút nhát tự ti vì các bạn hay gọi là xác chết trôi sông vì mình rất gầy, và lúc nào gương mặt cũng nhợt nhạt. Các bạn hay đùa cợt cộng với việc học lực còn chưa tốt làm mình sợ đến lớp. Nhưng đến năm cấp 2 mình được cô giáo phân công làm sao đỏ, mình thấy tự có động lực cố gắng học tập, mạnh dạn hơn rất nhiều, mình không nhút nhát nữa mà hăng say tham gia các hoạt động. Từ đó học lực của mình cũng tốt lên rất nhiều.
Video đang HOT
Hết cấp 3, mình chọn vào ngành Kế toán, trường Đại học Thuỷ lợi. Ngay từ đầu khi bước vào trường mình cảm thấy rất lo lắng, vì lần đầu tiên trong đời rời xa gia đình, phải tự lo lắng cho bản thân. Bước vào trường, mình thấy bất ngờ bởi khuôn viên trường rộng lớn, trang thiết bị hiện đại, thầy cô rất thân thiện và quan tâm đến sinh viên. Mình có những người bạn mới, điều này làm mình bớt cảm giác lo sợ khi một mình đi học xa nhà.
Tại ngôi trường Đại học Thuỷ lợi, ngoài việc học chuyên ngành, mình còn có cơ hội phát triển đam mê ca hát, mình được đứng diễn trên sân khấu lớn, điều đó giúp mình mạnh dạn tự tin hơn. Đến năm 2, mình tham gia cuộc thi Hoa khôi của trường để giao lưu học hỏi và cũng không kì vọng về giải thưởng vì có rất nhiều bạn tài giỏi và xinh đẹp!
Nhưng may mắn mình lại đoạt giải hoa khôi dạ hội. Cùng năm đó mình tiếp tục thử sức với cuộc thi quy mô lớn hơn là Hoa khôi sinh viên Hà Nội và may mắn lọt top 10, những thành tựu đó giúp mình có lợi thế trong công việc làm thêm và giúp mình tự tin hơn.
Bản thân mình không quá áp lực về thành tích học tập, tuổi trẻ hãy thử sức bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể trau dồi kĩ năng sống. Và ngày hôm nay trước mặt mọi người là một Hồng Ngọc không còn bị trêu là xác chết trôi sông với gương mặt thiếu sức sống nữa mà là một Hồng Ngọc luôn tràn đầy nhiệt huyết và năng lương.
Không ai là không có điểm yếu, chúng ta cần cố gắng vượt qua điểm yếu và sự tự ti của bản thân, để trở nên tự tin và toả sáng, không ai cấm chúng ta mơ ước điều gì đó. Vì vậy hãy cứ thử sức để khai thác và phát triển thế mạnh của bản thân.
7 trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu Việt Nam tham gia đào tạo kỹ sư
Ngày 27/6, tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng diễn ra lễ ký kết chương trình đào tạo Kỹ sư của 7 trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo các trường đại học thống nhất những nguyên tắc chung trong phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Lễ ký kết công bố chung gồm 7 trường đại học trong khối kỹ thuật gồm: trường Đại học Bách khoa Hà Nội; trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng; trường Đại học Xây dựng; trường Đại học Giao thông Vận tải; trường Đại học Thuỷ Lợi và trường Đại học Mỏ- Địa chất.
7 trường đại học Kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết chương trình đào tạo Kỹ sư.
Cụ thể, các chương trình đào tạo Kỹ sư sẽ được xây dựng theo hướng chuyên sâu nghề nghiệp với chuẩn chương trình về đầu vào, đầu ra và khối lượng kiến thức, đảm bảo tương đương với trình độ thạc sĩ và đạt bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia. Với khối lượng kiến thức toàn khoá tối thiểu là 180 tín chỉ và chất lượng đào tạo được chuẩn hoá, người tốt nghiệp có thể học chuyển đổi kiến thức qua lại giữa văn bằng Kỹ sư và Thạc sĩ.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo sẽ được tổ chức theo 2 mô hình chính: Mô hình đào tạo với một chương trình tích hợp Cử nhân- Kỹ sư cho cùng một ngành, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư cho người tốt nghiệp; và mô hình đào tạo 2 giai đoạn với 2 chương trình, tương ứng với 2 trình độ Cử nhân và Kỹ sư cho cùng ngành đào tạo hoặc các ngành gần, cấp bằng Cử nhân và Kỹ sư sau khi kết thúc từng giai đoạn. Chương trình đào tạo mới cũng có thể được áp dụng cho các khoá đã nhập học, tùy điều kiện thực tế từng trường và nguyện vọng của sinh viên.
Phó Giáo tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ Trưởng Vụ Giáo dục đại học , Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, ký kết chương trình đào tạo của 7 trường đại học Kỹ thuật là bước đi đầu tiên của hướng đi tiên phong nhằm nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.
"Việc kết hợp giữa sự chủ động, sáng tạo, tự chủ của nhà trường cùng với đầu tư chuyên sâu của Nhà nước, Chính phủ thì chúng tôi tin tưởng rằng những hạt nhân như các thầy cô của các trường đang tham dự sự kiện ngày hôm nay sẽ mang nhiệt huyết, sức mạnh đoàn kết của chúng ta để đưa chất lượng đào tạo giáo dục đại học Việt Nam vươn tầm khu vực và quốc tế", Phó Giáo tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy cho hay./.
Nghị lực của nữ sinh vượt khó để nuôi ước mơ trở thành luật sư giỏi Sinh ra và lớn lên trong gia đình khó khăn ở vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió, Bùi Thị Nguyệt - SV năm 4 khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng luôn nỗ lực không ngừng với ước mơ trở thành luật sư. Bùi Thị Nguyệt - SV năm 4 khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà...